Bilingual: Listening Meditation / Thiền Lắng Nghe

01/07/20235:22 SA(Xem: 1896)
Bilingual: Listening Meditation / Thiền Lắng Nghe

 

Bilingual

THIỀN LẮNG NGHE

LISTENING MEDITATION

Author: Thích Nữ Thuần Bạch

Translated by Nguyên Giác

 

thich nu thuan bach
Ni sư Thích Nữ Thuần Bạch

Focus your attention on the sensation of the breath, either where it is strong or where it is easiest for you—just keep breathing normally and naturally. Watch your breath for a few minutes. Then you shift your attention from the breath to listening to the surrounding sounds.

There are some sounds close by and some others far away. There are sounds you like to hear (like wind chimes or a piece of music), and there are sounds you don't like (like car horns, electric drills, or street arguing). In any case, sounds are merely sounds that arise and disappear. Whether mellow or harsh, you just notice the sound and let go.

You don't have to do anything about these sounds; you can listen without trying at all. You don't need to react (unless it's a fire alarm or your baby is crying); you do not need to judge, try to control, or prevent; you also don't need to understand or intentionally name it. Notice whether you just hear the sound without naming or explaining it. Pay attention to the intensity or volume as the sound passes through you, without hindrance or judgment—the sounds just rise and fall, rise and fall.

If you hear a noise and feel yourself backing away or wishing it would stop, take note of it and see if you can patiently and openly attend to the noise at the same time. Keep your body relaxed. If the noise annoys you, return to breathing for a few minutes. Don't make an effort to listen; just get ready to hear the next sound.

If you find yourself craving to hear more, take a deep breath and relax. Simply observe that a sound occurs, then react, and there is a pause between the two events. Be ready to hear the next sound, knowing it keeps coming and going beyond your control. If you feel nervous in response to sound, breathe deeply and relax, whichever works for you. You can direct your breath to any stressed area in your body.

Or, if possible, at any time, return to the breath as an anchor and a reminder to relax freely. If thoughts arise, note them and let them pass. You don't add any thoughts like, "Ah, that's the bus. What number is on the bus? It's more convenient to have to change the route by car. I wish I didn't have to take the bus. It's really frustrating having my car lying at the auto repair shop." All you have to do is listen. All you have to do is be present.

Practice of listening

The practice of listening is to be mindfully aware of the sound as it arises, lingers, and disappears. Listen purely and clearly, without outfitting with anything.

In the core, listening is emptiness. This Voidness is expressed, manifesting as the oneness of all sounds. It is the manifestation of emptiness as oneness, or Buddha-nature, or the three bodies of the Tathagata.

Karma and the listening

The practice of listening does not require special training. As humans, we were born to listen. But because of karma - the habit of many past lives - the ability to hear without distortion or projection has been obscured. When you hear and receive clearly, it is not a matter of adding something to the listening process, but of removing what is not heard.

When your mind is clear and bright, bright as a mirror, it will reflect without being contaminated by what is received. Listening is therapeutic by itself. All difficult problems and conflicts will dissolve in a moment of listening luminously. But sometimes when you're listening to someone, your feelings, opinions, and judgments come into play.

There are two reasons for karma to affect listening.

1) First, what you hear can trigger your own karma. Karma deeply rooted in the past can emerge at the most unexpected of times – as memories, fears, and expectations. Because of these reactions, karma pushes you to further elaborate on what you're hearing, adding explanations, conjectures, and opinions, based on your feelings [when listening]. Sometimes this can be obvious: a gut-wrenching fear, anger, or some strong emotion. When you are attracted to the speaker and dislike the speaker, it also shows that your karma is present. And in the end, boredom often proves that we have lost the vitality of listening and brought the story to an end.

2) The second reason for the karmic reaction is what is called borrowed karma. It's like going to the movies and getting so absorbed that we identify with the character and acknowledge their emotions and temperament as our own. The mood and emotions of a “good” movie can last for days.

Since karma has no intrinsic nature, it does not drag us along with it. We cannot change karma, but we can be mindfully aware of karma. If we have some karmic reaction to what we are hearing, perhaps the speaker is also experiencing something unfolding. We might respond, “When I heard you talk about it, I was so angry, how do you feel?” Or, “It upsets me to hear you say that, and I think you do.” Or we might say nothing about our mood but should be inclined to respond by listening more fully and completely.

If we feel distracted, push ourselves to be attentive, to be alert, and to pay close attention to what is happening. Without judging ourselves or others, we listen to our reactions as well as those of our friends. We are careful not to follow the karmic reaction but try to keep the mind clear and bright. We are not trying to analyze the reasons for karma or assign a meaning. We simply return to listening again, again, and again.

Listening, like any other meditation, takes effort and focus. Listening is just like this: Without judging as we listen, without analyzing what we're hearing or what comes to our mind, we keep coming back to listen.

To return to listening is to return to the present reality. In listening, you don't turn left, don't turn right, don't go forward, don't step back, you just listen fully to every moment. You can just listen to this occurring moment. You cannot listen to the past; you cannot listen to the future; you also can't listen to the present. Listening is a state of mind that is aware of sound, from one moment to the next moment, and independent of time and thought.

The continuity of karma is time-dependent. In the very moment you are listening, which is absent the mind of the past, the mind of the future, and the mind of the present, how can karma exist? It is only when continuity ceases that something new can manifest. Thus, really creative change is not a reaction or a continuation, but a previously undiscovered possibility. Only when you mindfully live with the mindset of "don't know" can there really be creativity. Otherwise, you're just rearranging the past. Don't judge anything, don't just know about you. Just listen.

Excerpt from the book "Sống hiện tiền" by Ni trưởng Thích Nữ Thuần Bạch.

(Teaching lesson plan for Spring Retreat 2012 at Diệu Nhân Monastery, California.)

 

 

THIỀN LẮNG NGHE

Thích Nữ Thuần Bạch

 

Tập trung sự chú ý vào cảm giác hơi thở, chỗ nào mạnh, chỗ nào dễ dàng nhất đối với bạn – chỉ thở bình thường, tự nhiên. Hãy theo dõi hơi thở trong ít phút. Rồi đưa sự chú tâm từ hơi thở tới lắng nghe những tiếng động chung quanh.

Vài tiếng ở gần, vài tiếng ở xa; có âm thanh bạn thích nghe (như tiếng phong linh, một đoạn âm nhạc), có âm thanh bạn không thích (tiếng còi xe hụ, tiếng máy khoan điện, tiếng tranh cãi trên đường phố). Trong bất cứ trường hợp nào, âm thanh chỉ đơn thuần là những tiếng động khởi lên và qua đi. Dù êm dịu hay chói tai, bạn ghi nhận tiếng độngbuông xả.

Bạn không phải làm gì về những tiếng động này; bạn có thể nghe mà không phải cố gắng gì cả. Bạn không cần phản ứng lại (trừ khi đó là còi báo động lửa cháy, hay là con của bạn đang khóc); không cần phán đoán, tìm cách điều khiển, hay ngăn cản. Cũng không cần hiểu hay cố đặt tên. Hãy để ý xem có phải chỉ nghe tiếng động mà không cần đặt tên hay giải thích. Hãy chú ý đến cường độ hay âm lượng khi tiếng động đi qua bạn, không bị trở ngại, không bị phán đoán – chỉ khởi lên và chìm xuống, khởi lên và chìm xuống.

Vì một tiếng động, nếu bạn thấy mình đang co rút lại hay ước mong qua đi, hãy ghi nhận điều đó và để ý xem bạn có thể có mặt cùng với tiếng động một cách kiên nhẫn và cởi mở không. Hãy giữ thân bạn được thư giãn. Nếu tiếng động làm bạn bực mình, hãy trở về với việc theo dõi hơi thở trong ít phút. Đừng cố gắng lắng nghe, chỉ sẵn sàng để nghe tiếng động kế tiếp.

Nếu bạn thấy mình ham muốn nghe thêm, hãy thở một hơi sâu và thư giãn. Hãy chỉ đơn thuần ghi nhận có một tiếng động khởi lên, rồi bạn có phản ứng lại, và có một khoảng cách giữa hai sự kiện. Hãy sẵn sàng nghe tiếng động kế tiếp, biết tiếng động tiếp tục đến và đi, ngoài tầm kiểm soát của ta. Nếu bạn thấy căng thẳng khi phản ứng với tiếng động, hãy thở sâu và thư giãn, nên dùng cách nào hiệu nghiệm đối với bạn; có thể hướng hơi thở đến vùng nào căng thẳng trong cơ thể.

Hay nếu có thể, vào bất cứ lúc nào, hãy trở về với hơi thở như cắm dây neo, như là một điều nhắc nhở để thư giãn rộng rãi một cách dễ dàng. Nếu niệm tưởng dấy lên, hãy ghi nhận và để đi qua. Bạn đừng thêm thắt: A, đó là chiếc xe buýt. Không biết là số mấy? Phải chi xe đổi lộ trình thì tiện lợi hơn. Ước chi mình không phải đi xe buýt. Thiệt là bực mình quá cái xe của mình nằm ở tiệm sửa xe… Tất cả những điều phải làm là nghe. Tất cả nhũng điều phải làm là có mặt.

Thực Tập Lắng Nghe

Thực tập lắng nghe là tỉnh giác về tiếng động khi khởi lên, dừng trụ, và lặn mất. Lắng nghe tinh thuần và sáng rõ, không bị tô vẽ thêm với bất cứ thứ gì.

Từ nền tảng, lắng nghe là cái Không. Cái Không này được diễn tả, hiển lộ thành một sự đồng nhất của tất cả âm thanh. Đó là biểu hiện của tánh không như là nhất thể, hay Phật tánh hay ba thân của Như Lai.

Nghiệp và sự Lắng nghe

Thực tập lắng nghe không đòi hỏi tập luyện đặc biệt. Vì là con người, chúng ta được sinh ra để lắng nghe. Nhưng vì nghiệp – tập khí nhiều đời – khả năng nghe mà không bị méo mó hay phóng chiếu đã bị che mờ. Nghe, và tiếp nhận một cách rõ ràng, không phải là vấn đề gán ghép thêm điều gì vào quá trình nghe, nhưng chính là xóa bỏ những gì không phải là nghe.

Khi tâm trong sáng, sáng như một tấm gương, sẽ phản chiếu mà không nhiễm trước điều gì nhận được. Lắng nghe tự có tính chất trị liệu. Tất cả vấn đề khó khăn xung đột sẽ tan hòa trong giây phút lắng nghe sáng rỡ. Nhưng thỉnh thoảng khi đang nghe ai nói, cảm xúc, ý kiếnphán đoán của chúng ta sẽ xuất hiện.

Có hai lý do để nghiệp tạo tác đến việc lắng nghe:

1/ Một là điều được nghe có thể làm cho biệt nghiệp dấy khởi. Nghiệp thâm căn cố đế còn kéo dài có thể trồi lên vào lúc bất ngờ nhất – như là kỷ niệm, sợ hãi, và mong chờ. Vì những phản ứng này, chúng ta có thể sáng tạo thêm vào những gì đang nghe, chúng ta thêm sự giải thích, phỏng đoán, và ý kiến căn cứ vào cảm xúc của chúng ta. Đôi khi điều này có thể rõ ràng: một nỗi lo sợ đứt ruột, sân hận, hay một xúc động mạnh nào đó. Bị người nói thu hút và sự chán ghét người nói cũng chứng tỏ là nghiệp của chúng ta đang hiện hành. Và cuối cùng sự tẻ nhạt cũng thường chứng tỏchúng ta đã đánh mất sinh khí của sự lắng nghe và khiến cho câu chuyện chấm dứt.

2/ Lý do thứ hai tạo phản ứng nghiệp là nghiệp vay mượn. Nó giống như đi xem phim và bị mải mê quá mức đến nỗi chúng ta đồng hóa mình với nhân vật và thừa nhận cảm xúc, tính khí của họ làm của mình. Tính khícảm xúc của một phim “hay” có thể kéo dài nhiều ngày sau đó.

Vì nghiệp không có tự tánh chúng ta nghe theo nó. Chúng ta không thể thay đổi được nghiệp, nhưng có thể tỉnh giác về nghiệp. Nếu chúng ta có vài phản ứng nghiệp đối với những gì đang nghe, có lẽ là người nói cũng đang cảm nghiệm một điều gì đang hé mở. Chúng ta có thể đáp lại, “Khi tôi nghe anh nói về vụ đó, tôi giận dữ lắm, không biết anh thấy thế nào?” Hay là, “Nghe anh nói thế, tôi thật khó chịu, và tôi nghĩ anh phiền lòng.” Hay là chúng tathể không nói gì về tâm trạng của mình mà có khuynh hướng phản ứng bằng cách nghe đầy đủ và toàn diện hơn.

Chúng ta xem tán tâm như một sự thúc đẩy phải chú tâm, tỉnh thức, để ý kỹ lưỡng về điều đang xảy ra. Không phán xét mình hay người, chúng ta lắng nghe phản ứng của mình cũng như của bạn mình. Chúng ta cẩn thận không đi theo phản ứng thuộc về tập nghiệpcố gắng giữ tâm trong sáng. Chúng ta không cố phân tích lý do của nghiệp hay gán ghép một ý nghĩa. Chúng ta chỉ đơn thuần trở lại với việc lắng nghe lần nữa, lần nữa, và lần nữa.

Lắng nghe giống như những cách thiền tập khác, cần cố gắng và tập trung. Lắng nghe chỉ giống như thế này. Không đánh giá khi chúng ta lắng nghe, không phân tích nội dung đang nghe hay những gì xuất hiện trong tâm thức của chúng ta, chúng ta tiếp tục trở lại với việc lắng nghe.

Trở lại lắng nghe là trở về với thực tại hiện tiền. Không quẹo trái, không rẽ mặt, không đi tới, không bước lui, chỉ lắng nghe tròn đầy từng giây phút. Người ta chỉ có thể lắng nghe ngây bây giờ. Chúng ta không thể lắng nghe quá khứ; chúng ta không thể lắng nghe tương lai; chúng ta không thể lắng nghe hiện tại. Lắng nghe là một hiện trạng từng phút giây này tới phút giây kia, không tùy thuộc vào thời gian hay sự suy nghĩ.

Sự tương tục của nghiệp tùy thuộc vào thời gian. Khi tâm quá khứ, tâm vi lai, và tâm hiện tại không còn hiện hữu trong chính ngay giây phút đang nghe, làm sao nghiệp có thể tồn tại được? Chỉ khi nào sự tương tục ngừng thì lúc ấy điều gì mới lạ mới có thể hiển bày. Như thế, sự thay đổi thực sự có tính cách sáng tạo thì không phải là một phản ứng hay một sự tương tục, mà là một điều khả dĩ mà trước đó không biết được. Chỉ từ cái không biết (bất thức) mới có sáng tạo. Nếu không, chúng ta chỉ xếp đặt lại quá khứ. Đừng đánh giá, đừng chỉ biết về mình. Hãy lắng nghe.

Trích từ sách "Sống hiện tiền" của Ni trưởng Thích Nữ Thuần Bạch.

(Giáo án giảng dạy Khóa tu mùa xuân 2012 tại thiền viện Diệu Nhân)

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a25805/song-hien-tien

 

.... o ....

 
Bài đọc thêm:
Bilingual: Diệu Pháp “Nghe” Hóa giải sân hận đem đến an lạc / The Marvelous Way of "Listening": Dissolving anger and leading to joyful peace (Thích Hạnh Tuệ)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3258)
07/08/2023(Xem: 2261)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.