Thầy Tuệ Sỹ Nhìn Từ Khung Cửa Sổ Già-lam

04/12/20233:33 SA(Xem: 4878)
Thầy Tuệ Sỹ Nhìn Từ Khung Cửa Sổ Già-lam

blank.
THẦY TUỆ SỸ
NHÌN TỪ KHUNG CỬA SỔ GIÀ-LAM
Chúc Phú

 

Tác giả bên hiên chùa Phật Ân, chiều 13.10. Quý Mão. Ảnh, Nhuận Thường
Tác giả bên hiên chùa Phật Ân, chiều 13.10. Quý Mão.
Ảnh, Nhuận Thường

Con vốn là một cựu học tăng của tu viện Quảng Hương Già Lam. Con vào trọ học nơi đây từ năm 1995 và sống liên tục ở đó trên dưới mười năm. Khoảng bốn năm kể từ khi vào Già Lam thì con được gặp Thầy[1]. Với khoảng thời gian ngắn ngủi được cộng trụ bên Thầy, được ngắm nhìn Thầy bằng xương bằng thịt, được nghe Thầy giảng Luật Tứ Phần trong những đêm mùa Hạ… chỉ vừa đủ giúp con khắc họa vài nét về tôn dung của Thầy. Nói rõ hơn, con viết về Thầy với góc nhìn hạn hẹp, từ khung cửa sổ của phòng tăng sinh ở Già Lam.

Một góc Am thị ngạn ở chùa GIà Lam
Một góc Am thị ngạn ở chùa GIà Lam

Lúc mới về lại Già Lam, Thầy được thầy Nguyên Giác nhường phòng ở của mình, gồm hai căn phòng nối liền nhau với tiện nghi sinh hoạt đơn sơ nhưng khép kín, được Thầy đặt tên là Am Thị Ngạn (是岸庵). Vì căn phòng đó nằm ở trên lầu và phía dưới là nơi ở của con, nên cũng từ đây, con bắt đầu có những cảm nhận riêng về Thầy. Ấn tượng lớn nhất của con về Thầy là sự tinh cần. Ban đầu vì tò mò, con hay qua lại hành lang trên lầu để lén nhìn Thầy thì lúc nào con cũng thấy Thầy luôn bận rộn với sách vở. Vào mùa thi cử, con thường hay thức khuya để xử lý bài vở và ở lầu trên, do sàn bê-tông được cách âm không tốt, nên con vẫn nghe tiếng dép đi lại, tiếng dịch chuyển của chân ghế, dù trời đã rất khuya. Thi thoảng trong giấc ngủ mê mệt gần sáng, con giật mình thức giấc bởi tiếng đàn mà con đoán là organ chứ không phải là tiếng dương cầm, vọng ra từ ô cửa sổ của phòng Thầy. Đôi khi con ngây ngô chợt nghĩ, sao Thầy lại dậy sớm thế, dù trước đó đã thức rất khuya! Nhân duyên tiếp theo để con được thân cận với Thầy là khoảng đầu năm 2006, đó là dịp con được quý thầy tin tưởng giao phó việc đứng ra xin giấy phép để in cuốn Yết-ma yếu chỉ của cố Hòa thượng Thích Trí Thủ. Có thể nói, đây dường như là tác phẩm đầu tiên có liên quan đến Thầy, với tôn danh Thích Nguyên Chứng, được in sau năm 1975, một tác phẩm chứa đựng nhiều dấu ấn học thuật của Thầy. Kể từ đây, thông qua tác phẩm này, con đã có những khái niệm bước đầu về các dạng chú thích mang tính học thuật, hàn lâm.

Bìa yết maTrong những nhân duyên được thân cận với Thầy, điều làm con cảm động nhất là lần đầu tiên con được gặp Thầy và được Thầy ân cần hỏi chuyện. Duyên do là, sau một quãng thời gian khá dài không được gặp gỡ tăng, ni trẻ, Thầy muốn biết suy nghĩ, niềm tin,  lý tưởng, điều kiện sống… của học tăng thời nay như thế nào. Quý huynh đệGià Lam đã cung cử con lên hầu chuyện với Thầy. Giờ đây, con không thể nào nhớ hết nội dung của buổi hầu chuyện ngày đó, nhưng có một vài chi tiết mà con còn nhớ rõ, đó là sự quan tâm, lân mẫn, khích lệ của Thầy đối với huynh đệ tăng, ni trẻ chúng con. Với con, sự lân mẫn của Thầy còn được thể hiện ở bất cứ nơi đâu, những lúc Thầy đi dạo trong khuôn viên chùa hay tản bộ trên sân thượng, con tranh thủ những khi ấy để tham vấn vài điều nghi hoặc thì luôn được Thầy luôn hoan hỷ chỉ bày.

Ngày 13.10 năm Quý Mão, con lại về bên Thầy và con đã chọn một góc khuất bên hiên chánh điện chùa Phật Ân rồi ngồi yên, thật yên trong gần một tiếng. Trong khoảng thời gian đó, con đã quán niệm về cuộc đời, về giáo pháp, về công hạnh và những tác phẩm của Thầy. Bất giác, một giọt nước mắt chợt tràn lên khóe mi làm cho con tim con quặn thắt. Con đã phải điều hòa hơi thở để kiểm soát cảm xúc, tìm lại sự an yên cho mình. Khi quý chư tôn đưa di thể Thầy ngang qua chánh điện để vào linh đường, con đã dập mình sát đất, rất lâu, vì có quá nhiều chư tôn đức tăng, ni, đặc biệt là tăng, ni trẻ từ nhiều nơi đến đây để tiễn biệt Thầy.

Nhìn lên tấm biển nơi linh đường ghi: Thiên lý độc hành, con được biết đó cũng là tựa đề một bài thơ của Thầy gồm mười ba khổ. Trong con chợt khởi lên ý nghĩ, Thầy sẽ không độc hành, vì hình ảnh của Thầy, đời sống của Thầy, hạnh nguyện của Thầy chính là biểu tượng tôn quý của Saṃgha (संघ) và bên cạnh đó, vẫn còn có những môn hạ trung kiên của Thầy và cả những người xuất gia chung cùng chí hướng.

Tịnh Quang, Rằm tháng Mười, Quý Mão

(Bài vừa đăng trên Nguyệt San Giác Ngộ, số 333, tháng 12.2023).



[1] Con xin được dùng kính từ Thầy, bằng cả sự kính quý nên mạn phép viết Hoa.

Bìa cuoi, yết ma




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10506)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.