TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
淨土大經解演義
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Hình thức: Bìa cứng
Bộ: 10 Quyển
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-001-060
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-061-120
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-121-180
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-181-240
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-241-300
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-301-360
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-361-420
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-421-480
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-481-540
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-541-600
淨土大經解演義
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Hình thức: Bìa cứng
Bộ: 10 Quyển
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-001-060
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-061-120
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-121-180
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-181-240
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-241-300
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-301-360
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-361-420
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-421-480
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-481-540
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa-Tap-541-600
Ngày hôm nay nhằm tiết Thanh Minh Âm lịch, chúng tôi chọn ngày hôm nay để bắt đầu giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa. Đối với mọi người, danh xưng này dường như rất xa lạ, nhưng các vị đồng tu đã lâu trong nhà Phật biết Tịnh Độ Đại Kinh là kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ hiện thời có chín phiên bản khác nhau, bản được chúng tôi chọn lựa chính là bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư. Sắp theo thứ tự triều đại trước sau, bản này là bản cuối cùng, là bản thứ chín. “Giải” (解) là chú giải, do đệ tử cụ Hạ là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải. Duyên khởi này cũng rất chẳng thể nghĩ bàn! Trong giáo pháp Đại Thừa, cũng như trong Phật môn, [mọi người] đều cảm thấy kinh Vô Lượng Thọ rất hy hữu. Vì sao? Vì thuở đức Thế Tôn tại thế, giảng kinh, dạy học suốt bốn mươi chín năm; trong bốn mươi chín năm, Ngài đã giảng khá nhiều kinh luận, [các kinh luận khác] lão nhân gia chỉ giảng một lần, chẳng hề giảng trùng lặp, chỉ riêng kinh Vô Lượng Thọ được giảng trùng lặp mấy lượt. Đối với sự phiên dịch tại Trung Quốc, từ Dịch Kinh Mục Lục, chúng ta thấy kinh này có mười hai bản dịch, được phiên dịch nhiều lần nhất. Từ triều Hán cho đến triều Tống, trong vòng tám trăm năm, dịch mười hai lần. Lẽ đương nhiên, nếu cùng một bản gốc, tuy có nhiều bản dịch, đương nhiên văn tự trong các bản dịch ấy khác nhau, nhưng nội dung chắc chắn là đại đồng tiểu dị. Như kinh Kim Cang có sáu bản dịch, từ Đại Tạng Kinh, chúng ta có thể thấy sáu bản dịch ấy có cùng một nguyên bản (bản gốc), cũng có nghĩa là đức Thế Tôn chỉ giảng [kinh Kim Cang] một lần. Kinh Vô Lượng Thọ rất lạ lùng, những bản dịch sai biệt rất lớn. Chỗ rõ ràng nhất, mà cũng là phần trọng yếu nhất trong kinh này, chính là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Hiện tại, chỉ còn lại năm bản trong mười hai bản dịch, đã thất truyền bảy bản. Hiện thời, trong Đại Tạng Kinh có mục lục [ghi tựa đề của các bản dịch ấy], nhưng không có văn bản. Đây là chuyện rất đáng tiếc nuối!
- Từ khóa :
- Tịnh Độ
- ,
- Đại Kinh
- ,
- Giải Diễn Nghĩa