

LỜI DỊCH GIẢ
Con chưa bao giờ có ý niệm viết về Thầy, bởi ngôn ngữ chỉ là phương tiện giả lập, chỉ có tên gọi chứ không có thật thể, trong khi Thầy là hiện thân của ý chí, của lực nguyện lực bằng xương bằng thịt, vượt ra ngoài giới hạn của danh ngôn.
Nhưng có đôi lần con muốn kể về Thầy bằng một kỷ niệm nhỏ mà đẹp, như là mượn ngón tay để chỉ mặt trăng.
Đó là vào một buổi trưa đầu mùa hè năm 2007 tại miền Tây nước Pháp, con và Thượng tọa Thích Nguyên Lộc, trụ trì chùa Vạn Hạnh – Nantes, đón giáo sư Lê Mạnh Thát từ Làng Mai về thăm nhà chị Hợi, là em gái của Thầy, sau đó sẽ đưa giáo sư lên Paris. Trong khi mọi người chuẩn bị dùng cơm trưa thì Thầy gọi điện bằng băng tầng PalTalk, không khí vui hẳn lên. Giáo sư Lê Mạnh Thát trao đổi nhanh với Thầy vài vấn đề, rồi Thầy đề nghị mọi người dùng cơm, trong khi Thầy sẽ ‘Kiến thực’ qua video trực tuyến. Thầy nói: “Để mấy thầy trò dùng cơm ngon miệng, tôi sẽ đánh đàn cho nghe bản Sonata Ánh trăng.” Ai nấy đều hạnh phúc thấy rõ trên khuôn mặt. Một khoảng lặng vừa đủ cho chị Hợi kịp kéo hết các tấm rèm che cửa sổ xuống, để cho ánh sáng trong phòng khách dịu đi, và để cho từng phím Dương cầm rót xuống ánh trăng ngà…
Berlioz đã viết: “Sonata 14 là một trong những bài thơ mà ngôn ngữ loài người không biết cách diễn tả”.
Ngôn ngữ không thể diễn tả về Thầy, nhưng hôm nay con xin mượn ngôn ngữ để tiếp nối Thầy qua dịch phẩm Ngục Trung Mỵ Ngữ.
Con cúi lạy muôn đời con cúi lạy
Tạ ân Sư trên vạn nẻo đi về!
Thích Nguyên Hùng
_________________________
2 Lồng Hẹp
3 Vệ sinh buổi sáng
4 Cúng dường
5 Biệt Cấm Phòng
6 Chuyện Làm Thơ
7 Vách Đá
8 Xứ Tiên Lười
9 Nghĩ Về Triết Nhân
10 Nghĩ Về Người Ở Ẩn
11 Dạ Tọa
12 Mộng
13 Ngủ Trưa
14 Tự Hỏi
15 Nửa Năm Tù
16 Mộng Đến Mộng Đi
17 Tự Thuật
18 Một Chén Nước Trong
19 Tự Trào
- Từ khóa :
- Ngục Trung
- ,
- Mị Ngữ
- ,
- Tuệ Sỹ