THIỆN PHÚC
TỨ DIỆU ĐẾ YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF THE FOUR WONDERFUL TRUTHS
TẬP I | VOLUME ITỨ DIỆU ĐẾ YẾU LƯỢC - TẬP I
XEM tẬP II
Tứ Diệu Đế Yếu Lược Tập 2 | Thiện Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC TẬP I
Table of Content Volume I
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Sơ Lược Về Khổ Đế—A Summary of the Truth of Sufferings
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Chúng Sanh Có Vô Số Khổ Đau Và Phiền Não—Human Beings Have Numerous Sufferings and Afflictions
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Sơ Lược Về Sự Vân Tập Khổ Đau—A Summary of the Truth of Causes of Suffering
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Mắc Xích Vô Minh Trong Mười Hai Nhân Duyên Là Đầu Mối Của Mọi Khổ Đau Phiền Não Sau Nầy—The Chain of Ignorance In the Twelve Links of Dependent Origination Is the Beginning Clue of All Later Sufferings & Afflictions
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Phiền Não Theo Quan Điểm Phật Giáo—Afflictions In Buddhist Point of View
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Mười Căn Bản Phiền Não Góp Phần Rất Lớn Trong Việc Vân Tập Những Nguyên Nhân Khổ Đau—Ten Fundamental Illusions Acummulate A Lot of Causes of Sufferings
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tám Mươi Mốt Phẩm Tư Hoặc Trong Tam Giới Cửu Địa—Eighty-One Ranks of Illusions of the Mental World In the Three Realms & Nine Lands
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tám Mươi Tám Loại Kiến Hoặc: Nguyên Nhân Dẫn Đến Khổ Đau Phiền Não—Eighty-Eight Kinds of Deluded Viewpoints: Causes That Lead to Sufferings & Afflictions
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tam Độc Tham-Sân-Si Là Những Nguyên Nhân Chính Không Thể Tranh Cãi Của Khổ Đau—Three Poisons of Greed-Anger-Ignorance Are Undisputably Main Causes of Sufferings
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Gây Tội Tạo Nghiệp, Dầu Lớn Hay Dầu Nhỏ, Đều Dẫn Tới Khổ Đau Và Phiền Não—To Commit Sins and Create Karmas, Big or Tiny, All Is Leading to Sufferings and Afflictions
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tà Kiến Cũng Là Những Nguyên Nhân Gây Ra Vô Số Khổ Đau Phiền Não—Wrong Views Are Also Causes of Numerous Kinds of Sufferings and Afflictions
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Năm Kiến Giải Sai Trái Gây Nên Khổ Đau—Five Wrong Views That Cause Sufferings
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Mười Một Tập Nhân Gây Ra Khổ Đau Phiền Não—Eleven Causal Habits That Cause Sufferings and Afflictions
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chánh Kiến Giúp Phá Tan Si Mê & Triệt Tiêu Mọi Thứ Khổ Đau Phiền Não—Correct Views Destroy Delisions & Get Rid of All Kinds of Sufferings and Afflictions
Phần Năm B—Part Five B: Phụ Lục Phần Tập Đế—Appendices of the Truth of Cessation of Sufferings
Phần Bốn B—Part Four B: Phụ Lục Phần Khổ Đế—Appendices of the Truth of Sufferings
Phụ Lục A—Appendix A: Kiếp Người Xoay Vần & Xoay Vần Trong Khổ Đau Của Sanh-Lão Bệnh Tử—Human Lives Evolve and Evolve in the Sufferings of Birth-Old Age-Sickness-Death
Phụ Lục B—Appendix B: Kiếp Người Trầm Luân Khổ Sở Trong Sáu Nẻo Luân Hồi—Man Is Always Ups and Downs With Sufferings in the Six Paths of Reincarnation
Phụ Lục C—Appendix C: Con Người Luôn Khổ Sở Vì Cái Gọi Là Ngã Và Ngã Sở—Human Beings Have Always Been Miserable With the So Called “I” and “Mine”
Phụ Lục D—Appendix D: Kiếp Con Người Trầm Luân Với Ưu Tư Và Khổ Sở—Human Lives Are Circling in Worries and Miseries
Lời Đầu Sách
___________________________________
Ngay sau khi Đức Phật đạt được đại giác tại Bồ đề đạo tràng, Ngài đã đi vào vườn Lộc uyển tại thành Ba La Nại, để giảng bài pháp đầu tiên về Trung Đạo, Tứ Thánh Đế và Bát Thánh Đạo. Tại Vườn Lộc Uyển trong thành Ba La Nại, thoạt đầu Đức Phật bị năm anh em Kiều Trần Như lãng tránh, nhưng khi Đức Phật tiến lại gần họ, họ cảm nhận từ nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt, nên tất cả đều tự động đứng dậy nghênh tiếp Ngài. Sau đó năm vị đạo sĩ thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ giáo những điều Ngài đã giác ngộ. Đức Phật nhân đó đã thuyết Bài Pháp Đầu Tiên: Chuyển Bánh Xe Pháp. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các Sa Môn! Các ông nên biết rằng có bốn Chân Lý. Một là Chân Lý về Khổ. Cuộc sống đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Thứ hai là Chân Lý về Nguyên Nhân của Khổ. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dục và vọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Thứ ba là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ. Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dục và vọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Cuối cùng là Chân Lý về Đạo Diệt Khổ, con đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.”
Nói rộng ra về Tứ Diệu Đế, về chân lý thứ nhất là Khổ Đế, Đức Phật dạy rằng mọi vật đều khổ: sanh, lão, bệnh, tử, chia lìa, không thỏa mãn ước muốn, hủy hoại, trạng thái thay đổi liên tục của tất cả các hiện tượng, bất cứ cảm nhận nào, dù sung sướng hay đau khổ đều là “khổ.” Khổ là điều kiện vô thường của vũ trụ tác động trên vạn vật. Ngay cả “cái tôi” hoặc “bản ngã” cũng không có đặc tính vững bền, do bởi trên thực tế nó chỉ là một sai lầm khởi lên từ một khái niệm sai lầm mà thôi. Thuyết “Vô Ngã” này là một trong ba đặc tính của tất cả sự sống cùng với “khổ” là “vô thường.” Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Phật giáo định nghĩa khổ đau và hạnh phúc bằng một cách rất đơn giản: Cái gì mang lại khó khăn là đau khổ. Khổ đau hay phiền não đến trong nhiều lốt vỏ khác nhau. Cần nên nhớ rằng khi Đức Phật bảo cuộc sống của chúng ta là khổ, ý Ngài muốn nói đến mọi trạng thái không thỏa mãn của chúng ta với một phạm vi rất rộng, từ những bực dọc nho nhỏ đến những vấn đề khó khăn trong đời sống, từ những nỗi khổ đau nát lòng chí đến những tang thương của kiếp sống. Cái gì mang lại thoải mái là hạnh phúc. Cần nên hiểu rằng khi Đức Phật bảo cuộc sống của chúng ta là khổ, ý Ngài muốn nói đến mọi trạng thái không thỏa mãn của chúng ta với một phạm vi rất rộng, từ những bực dọc nho nhỏ đến những vấn đề khó khăn trong đời sống, từ những nỗi khổ đau nát lòng chí đến những tang thương của kiếp sống. Vì vậy chữ “Dukkha” nên được dùng để diễn tả những việc không hoàn hảo xảy ra trong đời sống của chúng ta và chúng ta có thể cải hóa chúng cho tốt hơn. Nói cách khác, mọi hiện hữu đều có bản chất khổ chứ không mang lại toại nguyện (sự khổ vô biên vô hạn, sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, thương yêu mà phải xa lìa khổ, oán ghét mà cứ gặp nhau là khổ, cầu bất đắc khổ, vân vân. Khổ đeo theo ngũ uẩn như sắc thân, sự cảm thọ, tưởng tượng, hình ảnh, hành động, tri thức). Qua thiền định, hành giả tu Phật có thể thấy trực tiếp là các hiện tượng danh và sắc, hay thân và tâm, đều đau khổ.
Nói về chân lý thứ hai là “Tập Đế,” Tập Đế giải thích rằng ‘khổ’ phát sinh từ tham ái, tham muốn có nhiều hay có ít, tham muốn sinh tồn hay hoại diệt. Sự tham ái hoặc lòng tham như thế là một phần của chu kỳ được mô tả trong thập nhị nhân duyên: phát sinh từ thọ, lần lượt phát sinh từ xúc, từ lục căn, từ danh sắc, từ thức, từ ý hành, từ vô minh, từ khổ, từ sanh, hữu, thủ, và trở lại ái, cứ như thế mà xoay vòng liên tục trở lại. Một trong những định luật căn bản tự nhiên nổi tiếng trong đạo Phật. Lý Duyên Khởi hoặc Thập Nhị Nhân Duyên đặt nền móng cho Nghiệp, nhân quả, sự thay đổi và tự nguyện và tính cách mà ở đó tất cả những hiện tượng quy ước tồn tại. Nó thường được mô tả là sự khởi đầu với vô minh hoặc mê mờ. Khi có một đệ tử đến sám hối với Đức Phật về những việc sai trái trong quá khứ, Đức Phật không hề hứa tha thứ, vì Ngài biết rằng một khi đã gây tội tạo nghiệp, dầu lớn hay dầu nhỏ, mỗi người đều phải gặt kết quả khổ đau hay phiền não của nhân do chính mình đã gieo. Tam Độc Tham-Sân-Si là những nguyên nhân chính không thể tranh cãi của khổ đau phiền não phiền não. Chính vì những lý do nầy mà hành giả tu Phật nên luôn cố gắng hết sức mình tìm cách đối trị chúng. Theo Phật giáo, tu tập, nhất là tu tập thiền định, là sự trợ lực lớn lao giúp chúng ta điềm tĩnh khi đối diện với những tư duy xấu nầy. Bên cạnh đó, tà kiến cũng góp phần không nhỏ trong việc vân tập khổ đau phiền não. Tà kiến là những tâm thái và giáo thuyết chống lại với giáo thuyết và phương cách tu tập của Phật giáo, như tin nơi cái ngã thường hằng; chối bỏ luật nhân quả; thường kiến hay tin rằng có một linh hồn vĩnh cửu sau khi chết; đoạn kiến hay tin rằng không còn gì hết sau khi chết; giới cấm thủ hay tuân thủ giới luật tà vạy; kiến thủ hay nhận rằng những hành động bất thiện là tốt; và nghi pháp (Phật pháp), vân vân. Tà kiến cũng có nghĩa là khư khư bảo thủ, kiên trì giữ lấy định kiến của mình, không chấp nhận rằng có những kiếp sống trong quá khứ và những kiếp sống kế tiếp trong tương lai, không chấp nhận rằng con người có thể đạt tới trạng thái Niết Bàn. Đây chính là những nguyên nhân gây ra vô vàn khổ đau phiền não trên cõi đời nầy.
Nói về chân lý thứ ba là “Diệt Đế,” chân lý nầy khẳng định rằng có một sự chấm dứt ‘khổ’ hay sự giải thoát cuối cùng và tối cao là sự dập tắt lửa tham, sân và si, việc này xảy ra khi nhân của ‘khổ’ bị loại trừ. Khi người ta hiểu rõ lý Duyên Khởi và những hậu quả của nó được mở lối, khi ấy chuỗi dây xích bị phá và tham ái dẫn đến vòng sinh tử luân hồi bất tận bị đoạn tận và sự diệt khổ đã hoàn tất. Đức Phật gọi chân lý thứ ba là “sự diệt tắt.” Sự kiện này không giống như Niết Bàn. Niết Bàn không phải là quả được tạo bởi nhân: nếu là Niết Bàn, nó tự phát sinh, và nếu nó đã tự sinh; nó không thể đưa ra một phương cách để vượt khỏi những sự bám chặt vào nghiệp và tái sinh. Trong tu tập Phật giáo, hàng phục phiền não cũng là đang triệt tiêu khổ đau. Như trên đã nói, phiền não chỉ tất cả những nhơ bẩn làm rối loạn tinh thần, cơ sở của bất thiện, cũng như gắn liền con người vào chu kỳ sanh tử. Trong Phật giáo, người ta còn gọi chúng là khát vọng của Ma vương. Hành giả muốn giác ngộ trước tiên con người phải cố gắng thanh lọc tất cả những nhơ bẩn nầy bằng cách thường xuyên tu tập thiền định. Theo Đức Phật, hiểu biết đúng đắn về “Tánh Không” sẽ dẫn đến đoạn khổ đoạn não. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng khổ đau chỉ có thể vượt qua bằng cách triệt tiêu căn cố của chính nó. ‘Tánh Không’ tượng trưng cho một phương pháp tu tập hơn chỉ là một khái niệm để bàn luận. Như trên đã nói, về mặt tâm lý học, ‘Tánh Không’ là sự buông bỏ chấp thủ. Pháp thoại về ‘Tánh Không’ nhằm để buông xả tất cả khát ái của tâm. Về mặt đạo đức học, sự phủ định của ‘Tánh Không’ là một hiệu quả tích cực, ngăn chặn Bồ Tát không làm các điều ác mà nỗ lực giúp người khác như chính bản thân mình. Đức hạnh nầy khiến nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi. Về mặt nhận thức luận, ‘Tánh Không’ như ánh sáng chân trí tuệ rằng chân lý không phải là thực thể tuyệt đối. Tri thức chỉ cung cấp kiến thức, không cung cấp trí tuệ chân thật và tuệ giác là vượt qua tất cả ngôn từ. Về mặt siêu hình, ‘Tánh Không’ nghĩa là tất cả các pháp không có bản chất, tánh cách và chức năng cố định. Về mặt tinh thần, ‘Tánh Không’ là sự tự do, Niết Bàn hoặc giải thoát khỏi khổ đau phiền não. Như vậy, ‘Tánh Không’ không phải là lý thuyết suông, mà là nấc thang để bước lên giải thoát. Công dụng duy nhất của ‘Tánh Không’ là giúp cho chúng ta loại bỏ khổ đau phiền não và vô minh đang bao bọc chúng ta để mở ra những tiến trình tâm linh siêu vượt thế giới nầy ngang qua tuệ giác.
Nói về Chân lý thứ tư là “Đạo Đế,” Đức Phật giúp chúng ta xác định những yếu tố dẫn đến sự diệt khổ và khẳng định ba thành phần căn bản của sự tu tập tâm linh Phật giáo: Giới, Định, và Huệ. Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, Đức Phật đã chiến đấu và chiến thắng như một vị anh hùng chinh phục và đạt được mục đích của Ngài. Ngài cũng đã tìm thấy những phẩm trợ đạo trên con đường tu tập diệt khổ và dẫn tới giác ngộ và quả vị Phật. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Thánh Đạo. Nói cách khác, Chân Lý về Đạo Diệt Khổ, con đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.” Bài pháp đầu tiên này của đức Phật đã trở thành cốt lõi của giáo pháp nhà Phật trong đó bao gồm những phẩm trợ đạo dẫn tới giác ngộ và quả vị Phật.
Tứ Diệu Đế được giải thích bằng cách dùng một hình thức bóng bẩy mang tính y học. Trong đế thứ nhất, thân phận con người được chẩn đoán là khổ. Chân lý thứ hai trích dẫn tham ái, nhân của chứng bệnh này. Chân lý thứ ba tạo nên một triệu chứng tình trạng, chỉ ra rằng có thể hồi phục. Cuối cùng chân lý thứ tư, Bát Chánh Đạo đi đến sự diệt khổ là phương thuốc được kê toa để phục hồi sức khỏe bệnh nhân. Theo lệ thường, người ta cũng kết hợp hình thức hoạt động nào đó với từng chân lý một. Chân lý thứ nhất được ‘hiểu thông suốt.’ Chân lý thứ hai được loại trừ tận gốc: nó đòi hỏi sự khao khát cần được dập tắt. Chân lý thứ ba là cần được chứng nghiệm, để biến thành thực tế. Và chân lý thứ tư cần được trau dồi, “được biến thành hiện thực,” nghĩa là cần được gìn giữ và tuân thủ. Toàn bộ Phật Pháp có thể được xem như là sự giải thích rộng rãi và tỉ mỉ từ Tứ Diệu Đế mà ra. Nói tóm lại, giáo pháp của Đức Phật được diễn tả rất ngắn gọn trong Tứ Diệu Đế, một trong những phương thức được chấp nhận rộng rãi nhất của tư tưởng Phật giáo. Những chân lý này công bố về “khổ” và sự chấm dứt khổ và phản ánh nội dung sự giác ngộ của Ngài.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Tứ Diệu Đế Yếu Lược” này không phải là một nghiên cứu về triết lý sống, mà nó chỉ đơn thuần trình bày bài pháp đầu tiên của đức Phật, một bậc giác ngộ vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là cần thiết phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, giúp cho đời sống của chúng ta gánh chịu ngày càng ít khổ đau phiền não và ngày càng trở nên yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Hành trang của cuộc hành trình hướng đến Niết Bàn bao gồm chánh pháp của đức Phật hay nội dung của những chứng ngộ của con đường dẫn đến sự diệt khổ và diệt hết những nhân tố ngọn nguồn tạo ra khổ nằm trong dòng tâm thức. Trong đó bốn chân lý nhiệm mầu trong giáo lý nhà Phật đóng một vai trò rất quan trọng, vì chúng là giáo pháp căn bản của nhà Phật, chúng nói rõ do đâu có khổ và con đường giải thoát. Cuộc hành trình qua bờ bên kia (Niết Bàn) còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tứ Diệu Đế Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
____________________________
Right after the Buddha’s Enlightenment at Buddha Gaya, He moved slowly across India until he reached the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First Sermon. The Sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path. In the Deer Park, Benares, at first the Buddha was ignored by the five brothers of Kaundinya, but as the Buddha approached them, they felt that there was something very special about him, so they automatically stood up as He drew near. Then the five men, with great respect, invited the Buddha to teach them what He has enlightened. So, the Buddha delivered His First Teaching: Turning the Wheel of the Dharma. He began to preach: “O monk! You must know that there are Four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering. Life is filled with the miseries and afflictions of old age, sickness, unhappiness and death. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or perfect peace. The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering. When our mind is filled with greed and desire and wandering thoughts, sufferings of all types follow. The third is the Noble Truth of the End of Suffering. When we remove all craving, desire, and wandering thoughts from our mind, sufferings will come to an end. We shall experience undescribable happiness. And finally, the Noble Truth of the Path, the Path that helps us reach the ultimate wisdom.”
Broadly speaking on the Four Noble Truths, for the first Noble Truth is the Truth of Duhkha, affirms that everything is “duhkha”: birth, ageing, sickness, death, parting, unfulfilled desires, decay, the state of all phenomena constantly changing, any experience, whether pleasurable or painful, is “duhkha.” Duhkha is the condition of universal impermanence which affects everything. Even the “I” or “Self” has no enduring quality, because in reality it is merely an error arising from false conceptualization. This doctrine of “no-self” is one of three characteristics of all conditioned existence, together with “duhkha” and impermanence. It should be reminded that Buddhism defines suffering and happiness in a very simple way: What is difficult to bear is sorrow. Sorrow or suffering comes in different guises. It should be remembered that when the Buddha described our lives as “Dukkha”, he was referring to any and all unsatisfactory conditions. These range from minor disappointments, problems and difficulties to intense pain and misery. What can be borne with ease is happiness. When the Buddha described our lives as “Dukkha”, he was referring to any and all unsatisfactory conditions. These range from minor disappointments, problems and difficulties to intense pain and misery. Therefore, Dukkha should be used to describe the fact that things are not completely right in our lives and could be better. In other words, all existence entails suffering. All existence is characterized by suffering and does not bring satisfaction.Through meditation, Buddhist practitioners may see directly that all physical and mental phenomena share the characteristic of suffering.
Talking on the second Noble Truth, the Truth of the Origin of “duhkha,” explains that “duhkha” arises from craving (literally ‘thirst’; Pali, trishna): craving for sensual pleasure, for having more or for having less, for existence or for self-annihilation. Such craving or greed is part of a cycle that is described as a twelve-linked chain of Dependent Origination: it arises from feeling, which in turn arises from sense-contact, which arises from the six senses, which arise from mind and form, which arise from consciousness, which arises from formations, which arise from ignorance, which arises from suffering, which arises from birth, which arises from becoming, which arises from grasping, which arises from craving, and thus round and round again. One of the most celebrated principles of Buddhism, Dependent Origination underlies Karma, causality, change and free will, and the way in which all conditioned phenomena exist. It is usually described as beginning with ignorance or confusion. When a disciple came to the Buddha penitent over past misdeeds, the Buddha did not promise any forgiveness, for He knew that once commiting sins and karmas, big or tiny, each must reap the results sufferings and afflictions of the seeds that he or she had sown. Three Poisons of Greed-Anger-Ignorance are undisputably main causes of sufferings and afflictions. For these reasons, Buddhist practitioners should always try their best to find ways to subdue them. According to Buddhist teachings, cultivation, especially practices of meditation, will contribute an immense help to enable us to face all these with calm. Besides, wrong views considerably contribute to the accumulation of sufferings and afflictions. Wrong views are attitudes and doctrines that are antithetical to the teachings and practices of Buddhism. For example, belief in a truly existent self (atman); rejection of the working of cause and effect (karma); eternalism or belief that there is a soul that exists after death; annihilationism or belief that the soul persishes after death; adherence to false ethics; 6) perceiving negative actions as good; and doubt regarding the central tenets of Buddhism. Wrong views also involve in stubbornly attaching to ones' prejudice views, vigorously and hostilely denying the existence of such things as past and future lives, the possibility of attaining Nirvana. These surely are causes of numerous kinds of sufferings and afflictions in this world.
Talking on the third Truth is the Noble Truth of the Cessation of Duhkha, this Truth asserts that there is an end to “duhkha”: supreme and final liberation is the “blowing out” of the fires of greed, hatred and delusion that occurs when the cause of “duhkha” is removed. When Dependent Origination is fully understood and its consequences drawn out, when the chain is broken and the craving that leads to endless births and deaths is abandoned, complete and final cessation of “duhkha” is achieved. The Buddha called the third Noble Truth “the Cessation.” This is not identical to nirvana. Nirvana is not an effect produced by a cause: if it were, it would arise dependently, and if it arose dependently, it would not be able to offer a means of escape from the clutches of karma and rebirth. In Buddhist cultivation, to subdue afflictions also means to eliminate sufferings. As mentioned above, afflictions also mean all defilements that dull the mind, the basis for all unwholesome actions as well as kinks that bind people to the cycle of rebirths. In Buddhist teachings, people also call Afflictions the thirst of Mara. In order to attain enlightenment, the number one priority is to eliminate these defilements by practicing meditation on a regular basis. According to the Buddha, the True Understanding of the State of Emptiness Will Lead to the Cessation of Sufferings and afflictions. Devout Buddhists should always remember that suffering can only be overcome through completely extinguishing the roots of suffering. Emptiness is a practical concept for cultivation, not a view for discussion. As mentioned above, psychologically, ‘Sunyata’ is detachment. The teaching of Sunyata is to empty the mind of cravings. Morally, this negation has a positive effect, namely, preventing one from doing evils and making one love oneself and others. It is to foster the virtue of compassion. Epistemologically, Sunyata is an unattached insight that truth is not absolutely true. It teaches that discursive knowledge does not provide true wisdom and that enlightenment is the abandonment of conceptual thinking. Metaphysically, Sunyata means that all things are devoid of definite nature, characteristic and function, and that metaphysical views are unintelligible and should be discarded. Spiritually, Sunyata is freedom, Nirvana or liberation from suffering of the world. The only use of the Emptiness is to help us get rid of sufferings and afflictions in this world and of the ignorance which binds us to it. It has only one meaning which is to help us transcend the world through wisdom.
Talking on the fourth Noble Truth, the Truth of the Eightfold Noble Path, the Buddha helps us identifying the factors leading to the cessation of “duhkha” and affirms the three essential elements of Buddhist spiritual training, moral conduct, concentration and wisdom. Almost twenty-six centuries ago, the Buddha struggled like a hero who conquered, he eventually gained his objects. He also discovered supportive conditions on the path of cessation of sufferings and leading to bodhi or Buddhahood. Thirty-seven limbs of enlightenment comprise of Four Right Efforts, Four Sufficiencies, Four Foundations of Mindfulness, Five Faculties, Five Powers, Seven Limbs of Enlightenments, and the Eightfold Noble Path. In other words, the Noble Truth of the Path, the Path that helps us reach the ultimate wisdom.” This first sermon became the core teachings of Buddhism which include supportive conditions leading to bodhi or Buddhahood.
The Four Noble Truths are commonly explained by use of medical allegory. In the First Noble Truth the human condition is diagnosed as being “duhkha.” The Second Noble Truth cites craving as the cause of this malady. The Third Noble Truth make a prognosis about the condition, proclaiming that recovery is possible. Finally, the Fourth Noble Truth, the Eightfold Noble Path to the Cessation of “duhkha,” is the medicine prescribed to restore the patient’s health. It is also customary to associate some sort of activity with each of the four Truths. The first Truth is to be “fully comprehended.” The second needs to be eradicated: it requires thirst to be quenched. The third Truth is to be realized, to be made into reality. And the fourth is to be cultivated, “to be brought into being,” that is, to be kept and followed. The entire Buddhist Dharma can be seen as an elaboration of the Four Noble Truths. In short, the Buddha’s teaching is most succinctly expressed in the Four Noble Truths, one of the most universally accepted formulations of Buddhism. These Truths proclaim “duhkha” and its cessation, and reflect the content of the Buddha’s enlightenment.
This little book titled “Essential Summaries of the Four Wonderful Truths” is not a philosiphical study of life, but a book that simply presents the first sermon of the Buddha, the Great Enlightened in human history. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not necessarily mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns that help make our lives bearing less and less sufferings and afflictions and becoming more and more peaceful, mindful and happy. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The luggages of the journey of Nirvana comprise of the Buddha's Correct Dharma which is the content of realizations of the path and absence of suffering and its causes on the mindstreams. Among them, the Four Noble Truths play a very important role because they are fundamental doctrines of Buddhism which clarify the cause of suffering and the way to emancipation. The journey to reach the other shore (Nirvana) still demands continuous efforts with right understanding and practice. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of the Four Wonderful Truths” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Thiện Phúc
- Từ khóa :
- tứ diệu đế
- ,
- Yếu Lược
- ,
- tập 1