Thư Viện Hoa Sen

Tinh Hoa Học Thuyết Trung Đạo Trong Phật Giáo | Thiện Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English)

25/07/20243:58 SA(Xem: 5473)
Tinh Hoa Học Thuyết Trung Đạo Trong Phật Giáo | Thiện Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English)
THIỆN PHÚC

TINH HOA
HỌC THUYẾT 
TRUNG ĐẠO
TRONG PHẬT GIÁO
THE QUINTESSENCE of Doctrine OF
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface     
Chương Một—Chapter One: Yếu Lược Về Đức Phật & Đạo Phật—Essential Summaries of the Buddha & Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Sáu Năm Khổ Hạnh Của Đức Phật: Khởi Điểm Của Con Đường Trung Đạo—Six Years of Ascetic Praticing of the Buddha: The Starting Point of the Middle Path 
Chương Ba—Chapter Three: Con Đường Trung Đạo & Sự Giác Ngộ Của Đức Phật—The Middle Path & The Buddha's Enlightenment 
Chương Bốn—Chapter Four: Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Trung Đạo Trong Phật Giáo—An Overview & Meanings of the Middle Path In Buddhism 
Chương Năm—Chapter Five: Bồ Tát Long Thọ & Trung Đạo Theo Quan Điểm Trung Quán Luận Nagarjuna Bodhisattva & The Middle Path In the Point of View of the Madhyamika-Sastra 
Chương Sáu—Chapter Six: Từ Tứ Cú Ngoại Đạo & Tứ Cú Tam Luận Tông Đến Long Thọ Tứ Trung Đạo—From Four Non-Buddhist Tenets & Four Points of Argumentation of the Madhyamika School to the Nagarjuna's Fourfold Middle Path 
Chương Bảy—Chapter Seven: Bát Bất Trung Đạo: Sự Đào Thải Hỗ Tương Của Bốn Cặp Thiên Kiến—Eight Mental Complications: A Reciprocal Rejection of the Four Pairs of One-Sided Views 
Chương Tám—Chapter Eight: Lìa Nhị Biên Là Trung Đạo—Leaving Two ExtremeViews Means the Middle Path
Chương Chín—Chapter Nine: Cực Đoan & Trung Đạo—Extremes and the Middle Path 
Chương Mười—Chapter Ten: Nguyên Lý Duyên Khởi Luôn Thuận Lý Trung Đạo Trong Phật Giáo—The Theory of Causation Always Conforms to the Doctrine of the Middle Path in Buddhist Teaching 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Trung Đạo Trong Thuyết Duyên Khởi Qua Trung Quán Luận—The Middle Path in the Theory of Causation Via the Madhyamaka Philosophy 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Bát  Thánh ĐạoChân Lý Của Con Đường Trung Đạo—The Eighthfold Noble Path Is the Truth of the Middle Path 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Trung Đạo & Thực Tướng—The Middle Path & the Dharmata
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Trung Đạo & Cái Tôi—The Middle Way and the “Self” 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Trung Đạo Vô Tự Tánh—The Nonabiding Middle Way
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Không Sanh Không Diệt Là Trung Đạo—Non-Production and Non-Extinction Means the Middle Path
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tu Tập Trên Đường Trung Đạo Là Từ Chối Lạc Thú Chứ Không Từ Chối Phương Tiện Sống Tu—Cultivation On the Middle Path Means Rejection of Pleasures, But Not Rejection of Means of Living & Cultivation
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Hành GiảChánh Kiến Về Tánh Không Là Đang Đi Trên Con Đường Trung Đạo—Practitioners Who Possess A Right View of the Emptiness, They Are Walking on the Middle Path 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Hành Giả Tu Tập Trí Huệ Bát Nhã Là Đang Đi Trên Đường Trung Đạo—Practitioners Who Cultivate the Paramita Wisdom, They Are Walking on the Middle Path 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Trung Đạo Qua Giáo Thuyết Thiên Thai Tam Đế Không Giả Trung—The Middle Path Through The T'ien T'ai's Three Prongs of Empty-Borrowed-Middle
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Điều Hòa Hay Tiết Độ Trong Tu Tập Trung Đạo—Moderation In Cultivation In the Middle Path
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tu Tập Trung ĐạoĐi Vào Pháp Môn Bất Nhị—Cultivation of the Middle Path Means Entering the Non-dual Dharma Door 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Con Đường Trung ĐạoCon Đường Không Chấp Trước—The Middle Path Is the Path of Non-Attachment 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Trong Tu Tập, Chấp Trước Vào Hai Cực Đoan Có-Không & Đoạn-Thường Là Đang Phá Vỡ Con Đường Trung Đạo—In Cultivation, Attachments to Existence and Non-Existence & Nihilism and Eternalism Means to Destroy the Middle Path 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Từ Đệ Nhất Nghĩa Không Đến Đệ Nhất Nghĩa Trung Đạo—From the Highest Void to the Supreme Truth of the Middle Path
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Khoảnh Khắc Hành Giả Đạt Được Vô Phân Biệt Cũng Là Khoảnh Khắc Chân Lý Hiển Bày—The Moment Practitioners Attain Non-Discrimination Is Also the Moment the Truth Displayed
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Bậc Giác Ngộ Và Trung Đạo—Enlightened One and the Middle Path 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Nhị Đế Trung Đạo—The Middle Path of the Twofold Truth 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Trung Đạo Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn Kinh—The Middle Path In the Point of View of the Platform Sutra
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Con Đường Mang Tên Trung ThừaCon Đường Trung Dung—The Path That Bears the Name of the Middle Vehicle Is The Madhyamika-Pratipat-Magga 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Trung ĐạoCon Đường Đúng Để Đi Lên Phật—The Middle Path Is the Right Path Leading to the Buddhahood 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Trung Đạo: Dòng Suối Giải Thoát—The Middle Path: The Stream of Liberation
Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Bảy Loại Nhị Đế—Seven Kinds of Two Truths 
Phụ Lục B—Appendix B: Sáu Mươi Hai Kiến Giải—The Sixty-Two Views 
Phụ Lục C—Appendix C: Tự Tánh Không—The Emptiness of Self-Nature
Phụ Lục D—Appendix D: Tánh Không Bất Sanh Bất Diệt—The Emptiness Is Neither Birth Nor Death 
Phụ Lục E—Appendix E: Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc Trong Bát Nhã Tâm Kinh—Form is Emptiness and the Very Emptiness is Form In the Prajnaparamita Hridaya Sutra
Phụ Lục F—Appendix F: Huệ Năng: Bất Tư Thiện Bất Tư Ác Thế Nào Là Bản Lai Diện Mục Của Thượng Toạ Minh?—Think Neither Good Nor Evil, What Is the Primodial Face of Venerable Ming 
Phụ Lục G—Appendix G: Ba Mươi Sáu Đôi Đối Pháp—Thirty-Six Pairs of Opposites 
Phụ Lục H—Appendix H: Bát Bất Sinh Pháp—Eight Ways in Which the Conception of No-Birth Is Established 
Phụ Lục I—Appendix I: Tứ An Lạc Hành—Four Means of Attaining to a Happy Contentment
Phụ Lục J—Appendix J: Trung Đạo Theo Quan Điểm Của Thiền Sư Thái Tiên Đệ Tử Hoàn—The Middle Path in Zen Master Taisen Deshimaru's Point of View 
Phụ Lục K—Appendix K: Tâm Phân Biệt Nằm Trên Nóc Của Cõi Sanh Tử Nầy—A Discriminating Mind Lies at the Roof of This Birth and Death 
Phụ Lục L—Appendix L: Pháp Duyên Khởi Trong Đời Sống: Một Dòng Biến Dịch Của Các Hiện Tượng Tâm-Sinh Lý—The Environmental Cause of All Phenomena: A Flux of Physiological and Psychological Changes 
Tài Liệu Tham Khảo—References  

Lời Đầu Sách
____________________________
 
Sau khi rời bỏ cung vua, Thái tử Sĩ Đạt Đa đi vào rừng khổ hạnh. Có rất nhiều đạo sĩ đang thực hành khổ hạnh tại đó. Thái tử đến xin chỉ giáo một một vị trưởng lão: “Làm sao mới được giác ngộ và giải thoát?” Vị trưởng lão đáp: “Chúng tôi siêng năng tu hành khổ hạnh, chỉ mong sau khi chết được lên Thiên giới hưởng lạc, chứ không biết cái gì gọi là giác ngộ hay giải thoát cả.” Vị trưởng lão tiếp theo: “Phương pháp hành xác của chúng tôi là đói thì ăn rễ cỏ, vỏ cây, hoa quả. Có lúc chúng tôi dội nước lạnh lên đầu suốt ngày. Có lúc thì chúng tôi ngủ cạnh lửa nóng cho cơ thể bị nóng đỏ. Có lúc thì chúng tôi treo ngược trên những cành cây. Chúng tôi thực hành khổ hạnh bằng nhiều cách khác nhau và mục đích là để thờ mặt trời, mặt trăng, các vì sao, hay nước chảy và lửa hồng. Sau khi nghe những lời giải thích của vị trưởng lão, vị Thái tử vốn thông minh biết ngay là những người này chả biết gì đến vấn đề sanh tử, họ đã không thể tự cứu mình nói chi đến cứu độ những chúng sanh khác. Thế là Thái tử quyết định rời bỏ khổ hạnh lâm để hướng về vùng tu của các ẩn sĩ. Ngài lên núi Gaya để tự mình khổ tu và tham thiền nhập định. Sự khổ hạnh của Thái tử rất đơn giản, mỗi ngày Ngài chỉ ăn một chút lúa mì và lúa mạch trong khi chuyên tâm tu trì nên cơ thể của Ngài ngày càng yếu dần. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng, nhưng Ngài vẫn không đạt được tận cùng ý nguyện. Cuối cùng Thái tử nghĩ rằng việc lớn giác ngộgiải thoát không thể bằng tu hành khổ hạnh mà được. Kể từ đó, ngài nhận thấy rằng những sự thực hành có vẻ cực đoan trên sẽ không cần thiết nữa. Trong khi tu hành chúng ta vẫn phải ăn, uống, ngủ, nghỉ và tu hành một cách tiết độ, chứ không phải tự ép mình trong khổ hạnh. Nói cách khác, kể từ đó đức Phật luôn tiến bước trên con đường Trung Đạo.

Theo Phật giáo, Trung Đạo có nghĩa là con đường giữa, nhưng nó cũng có nghĩa là “bất nhị (không hai)”. Trung Đạo vượt trên hữu vô; tuy nhiên, nó chứa đựng tất cả. Đức Phật dạy: “Khi phân biệt bị loại bỏ thì trung đạo được đạt đến, vì chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo.” Trung Đạo được dịch từ Phạn ngữ “Madhyama”, có nghĩa là con đường giữa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra và khuyên người ta nên từ bỏ nhị biên, tránh làm các điều ác, làm các điều lành và giữ tâm thanh tịnh. Giáo thuyết này do chính Đức Phật thuyết giảng, nó chối bỏ thái cực đam mê khoái lạc, và nó cũng chối bỏ thái cực hành xác thái quá. Học thuyết về Trung Đạo khởi thủy có nghĩa là con đường giữa của hai thái cực lạc quanbi quan. Địa vị chính giữa như vậy lại là thái cực thứ ba, không nghiêng theo bên đường nầy hay bên đường kia là ý chỉ của Phật. Chắc chắn như vậy, vì Đức Phật bắt đầu bằng con đường giữa nầy coi như một bước tiến duy nhất cao hơn những cực đoan thông thường kia. Tuy nhiên, từng cấp hướng thượng của nấc thang biện chứng sẽ nâng dần chúng ta lên cao mãi cho đến lúc đạt tới giai đoạn loại hẳn thiên kiến của phản đề về ‘hữu’ và ‘vô,’ và siêu việt chúng bằng một tổng đề về duy tâm luận. Trung Đạo cũng có ý vị như là Chân Lý Tối Cao.

Theo Kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên, Đức Phật đã nói với tôn giả Ca Diếp: “Nầy ông Ca Diếp! ‘Là’ là một cực đoan, ‘không là’ cũng là một cực đoan. Cái được coi là trung đạo thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích. Ông Ca Diếp, đó chính là trung đạo. Trung đạo là sự cảm nhận Thực Tại.” Những sự cực đoan trở thành những con đường không có lối thoát của chủ thuyết vĩnh hằng và đoạn diệt. Có những người chỉ bám víu vào ‘vô,’ hoặc có những người chỉ bám víu vào ‘hữu.’ Đức Phật đã xử dụng thuyết Trung Đạo để vạch ra chân lý mọi sự vật trên thế giới nầy không phải là ‘hữu’ tuyệt đối, mà cũng không phải là ‘vô’ tuyệt đối. Kỳ thật, mọi vật đều có sanh có diệt, tạo nên sự chuyển hóa liên tục không ngừng. Trung Đạo có nghĩa là thực tại siêu việt đối với những cách lý luận nhị phân của lý tríthực tại không thể bị hạn định hoặc đóng khung trong những lựa chọn ‘là,’ ‘không là.’ Như vậy, con đường giải thoátĐức Phật là người đầu tiên chỉ dẫnTrung Đạo, nằm giữa hai thái cực: lợi dưỡngkhổ hạnh. Nói cách khác, đối với người tu Phật, Trung Đạo chính là những con đường giúp hành giả lên Phật. Tâm chúng ta phải mở rộng trước mọi kinh nghiệm, không mất quân bình hay rơi vào những cực đoan. Điều nầy giúp chúng ta nhìn sự vật với cái tâm tự nhiên, không dính mắc mà cũng không hất hủi. Khi hiểu rõ sự quân bình nầy thì con đường giải thoát sẽ rõ dần. Khi sự hiểu biết nầy được phát triển thì lúc lạc thú khởi sanh, chúng ta biết nó là vô thường, bất an và trống rỗng. Khi đau buồn và thất vọng đến chúng ta cũng xem chúng như vậy, nghĩa là cũng vô thường, bất an và trống rỗng. Chừng đó chúng ta sẽ thấy rằng trên thế gian nầy chẳng có thứ gì đánh cho chúng ta nắm giữ cả. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không cần bất cứ thứ gì trên thế gian nầy. Chúng ta vẫn phải có những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày của mình, nhưng luôn biết thiểu dục tri túc và không thủ hữu bất cứ thứ gì không cần thiết.

Theo sự giải thích của Ngài Long Thọ Bồ Tát trong Trung Quán Luận về Tứ Trung Đạo thì ‘chánh’ là một khoảng giữa. Khoảng giữa chiếm chỗ của hai thái cực là một khoảng giữa của phản đề, hay khoảng giữa của tương quan: đối thiên trung. Khoảng giữa vượt ngoài cả hai thái cực hoàn toàn bị phá hủy là khoảng giữa vượt ngoài các thái cực: tận trung thiên. Khi ý tưởng về hai thái cực hoàn toàn bị xóa bỏ, bấy giờ là khoảng giữa tuyệt đối: tuyệt đãi trung. Như vậy tuyệt đãi chánh cũng là tuyệt đãi trung. Khi ‘tuyệt đãi trung’ được đem ra giáo hóa quần chúng, nó trở thành một thứ Trung Đạo hay chân lý giả tạm: thành giả trung. Cũng theo ngài Long Thọ thì có bốn thứ Trung Đạo. Đối Thiên Trung: Khoảng giữa chiếm chỗ của hai thái cực là một khoảng giữa của phản đề, hay khoảng giữa của tương quan. Tận Trung Thiên: Khoảng giữa vượt ngoài cả hai thái cực hoàn toàn bị phá hủy là khoảng giữa vượt ngoài các thái cực. Tuyệt Đãi Trung: Khi ý tưởng về hai thái cực hoàn toàn bị xóa bỏ, bấy giờ là khoảng giữa tuyệt đối. Như vậy tuyệt đãi chánh cũng là tuyệt đãi trung. Thành Giả Trung: Khi ‘tuyệt đãi trung’ được đem ra giáo hóa quần chúng, nó trở thành một thứ Trung Đạo hay chân lý giả tạm. Cũng theo ngài Long Thọ thì có bốn thứ Trung Đạo. Thứ nhất là Tục Hữu Chân Không: Khi hữu đối lập với vô thì hữu được coi như tục đế và vô là chân đế. Thứ nhì là Tục Hữu Không, Chân Phi Hữu Phi Không: Khi hữu và vô đối lập với phi hữu phi vô, thì hữu vôtục đếphi hữu phi vô là chân đế. Thứ ba là Tục Hữu Không Phi Hữu Không, Chân Phi Phi Hữu Phi Phi Không: Nếu cả bốn quan điểm đối lập trên đều thuộc tục đế, thì những quan điểm nào cao hơn, phủ nhận chúng được xem là chân đế. Thứ tư là Tục Phi Phi Hữu Phi Phi Không, Chân Phi Phi Bất Hữu Phi Phi Bất Không: Khi những quan điểm được diễn tả trong (thứ ba) trở thành tục đế, thì sự phủ nhận tất cả chúng sẽ là chân đế. Ngoài ra, ngài Long Thọ cũng đã viết ra luận cứ “Bát Bất Trung Đạo”. Bát Bất Trung Đạo phủ nhận tất cả những sắc thái hiện hữu. Sự thực Bát Bất Trung Đạo không có một mục đích nào cả. Chúng ta có thể xem nó như một móc tréo càn quét tất cả tám thứ sai lầm gắn liền với thế giới hiện thể, hay sự đào thải hỗ tương của bốn cặp thiên kiến, hay một chuỗi dài biện luận nhằm gạt bỏ từ sai lầm nầy đến sai lầm khác. Theo cách nầy tất cả những biện biệt về ‘tự’ hay ‘tha,’ về ‘bỉ’ hay ‘thử’ đều đều bị tuyệt diệt. Bất sanh diệc bất diệt (không sanh không diệt), nghĩa là không có khởi cũng không có diệt; phá hủy ý niệm khởi bằng ý niệm diệt. Bất đoạn diệc bất thường (không đoạn không thường), nghĩa là không có trường cửu cũng không có bất trường cửu; phá hủy ý niệm về ‘thường’ bằng ‘đoạn.’ Bất nhất diệc bất dị (không giống không khác), nghĩa là không có thống nhất cũng không có phân ly; phá hủy ý niệm về ‘nhất’ bằng ‘dị.’ Bất Lai Bất Khứ hay bất lai diệc bất khứ (không đến không đi), phá hủy ý niệm về diệt bằng ý niệm ‘đến,’ nghĩa là không có đến mà cũng không có đi; phá hủy ý niệm ‘đến’ bằng ý niệm ‘đi.’ Bất lai bất khứ là một trong những hạnh tu của Bồ Tát, vì ba nghiệp thân, khẩu, ý đều không động tác. Như vậy, con đường Trung Đạo được phái Trung Quán trình bày một cách rõ ràngkhông chấp thủ các nghịch lý của nó. Trung Đạo không phải là di sản độc quyền của phái Trung Quán; tuy nhiên, Trung Đạo đã được ngài Long Thọ và các tổ sư nối tiếp ứng dụng trong một hệ thống chặc chẽ đặc sắc đối với các vấn đề về bản thể học, nhận thức luận và thần học.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Tinh Hoa Học Thuyết Trung Đạo Trong Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết Trung Đạo của Phật Giáo, mà nó chỉ trình bày yếu lược về tinh hoa của học thuyết Trung Đạo, một trong những giáo thuyết quan trọng nhất của đạo Phật. Hy vọng qua những tóm lược nầy, Phật tử  sẽ thấy được rằng làm việc gì cũng vừa đủTrung Đạo. Phật tử chân thuần không nên đi vào cực đoan. Làm việc gì cũng không được thái quá mà cũng không được bất cập. Thái quá hay bất cập đều không phải là Trung Đạo. Trong tu tập, Phật tử chân thuần không nên rơi vào “không” mà cũng không nên rơi vào “hữu”. Không chấp trước chân không, cũng không vướng mắc diệu hữu, vì cả chân không lẫn diệu hữu đều không thể nắm bắt, cũng không thể chối bỏ. Khái niệm Trung Đạo là nền tảng cho tất cả các pháp thoại của Đức Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu áp dụng những lời Phật dạy về tâm thức cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngày. Đồng thời áp dụng những lời dạy nầy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thứchạnh phúc hơn. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước chân vào con đường tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Tinh Hoa Học Thuyết Trung Đạo Trong Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu tinh hoa của giáo lý Trung Đạo của nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
Cẩn Đề,
Thiện Phúc

Preface
___________________________________

 

After Prince Siddhartha left the royal palace, he wandered in the forest of ascetics. There were many practicing ascetics. The Prince consulted one of the elders: “How can I attain true enlightenment and emanicipation?” The elder replied: “We practice asceticism diligently, hoping that upon our death we could be reborn in the heavens to enjoy happiness. We don’t know anything about enlightenment and emancipation.” The elder added: “The way we take to the asceticism is that when we are hungry, we eat grassroots, bark, flowers, and fruits. Sometimes we pour cold water on our heads all day long. Sometimes we sleep by a fire, allowing the body to be baked and tanned. Sometimes we hang ourselves upside down on tree branches. We practice in different ways, the purpose of which is to worship the sun, moon, stars, the running water and the blazing fire.” After listening to the explanations of this elder, the wise Prince knew that they had practically no knowledge of the problems of life and death and they could not even redeem themselves, not to mention saving other sentient beings. The ascetics were merely inflicting suffering upon themselves. So the Prince decided to relinquish this kind of ascetic life, left the forest and headed towards other places where the hermits were. He came to Gaya Hill to practice asceticism and meditation. The life which the Prince led was very simple. He just ate a little wheat and barley everyday while devoting all his energy to his practice. So, his body became thinner by the day. After six years of ascetic practice, the Prince could not reach his goal. Finally, he realized that the major issue of enlightenment and emancipation could never be achieved through ascetic practicing alone. Since then, He realized that such practices are no longer necessary. During the time of cultivation, we should eat, drink, sleep, rest, and cultivate moderately, but not force ourselves in all kinds of ascetic practices. In other words, since then, the Buddha always advanced on the Middle Path.

According to Buddhist teachings, the middle path means the path in the middle, but it also means the “mean” between two extremes (between realism and nihilism, or eternal substantial existence and annihilation or between), the idea of a realm of mind or spirit beyond the terminology of substance or nothing; however, it includes both existence and non-existence. The Buddha taught: “When discrimination is done away with, the middle way is reached, for the Truth does not lie in the extreme alternatives but in the middle position.” The “Middle Way” was translated from a Sanskrit term of “Madhyama” that Sakyamuni Buddha discovered and advised people to give up extremes, to keep away from bad deeds, to do good and to purify the mind. This doctrine attributed to Sakyamuni Buddha rejects the extremes of hedonistic self-indulgence on the one hand and extreme asceticism on the other. The doctrine of the Middle Path means in the first instance the middle path between the two extremes of optimism and pessimism. Such a middle position is a third extreme, tending neither one way nor the other is what the Buddha wanted to say. The Buddha certainly began with this middle as only one step higher than the ordinary extremes. A gradual ascent of the dialectical ladder, however, will bring us higher and higher until a stage is attained wherein the antithetic onesidedness of ens and non-ens is denied and transcended by an idealistic synthesis. In this case the Middle Path has a similar purport as the Highest Truth. 

In the Katyayanavavade sutra, the Buddha told Maha-Kasyapa: “Kasyapa! ‘It is one extreme alternative, not is’ is another extreme alternative. That which is the madhyama position is intangible, incomparable, without any position, non-appearing, incomprehensible. That is what is meant by madhyama position. Kasyapa! It is perception of Reality.” Extremes become the dead ends of eternalism and annihilism. There are those who cling exclusively to nonbeing and there are others who cling exclusively to being. By his doctrine of Middle Way (madhyama pratipat), the Buddha meant to show the truth that things are neither absolute being nor absolute nonbeing, but are arising and perishing, forming continuous becoming, and that Reality is transcendent to thought and cannot be caught up in the dichotomies of the mind. Therefore, the the way to liberation first taught by the Buddha was the Middle Path lying between the extremes of indulgence in desire and self-mortification. In other words, for Buddhist practitioners, the Middle Path is the path that helps practitioners advance to the Buddhahood. Our mind must be open to all experience witohut losing its balance and falling into these extremes. This will help us see things without reacting and grabbing or pushing away. When we understand this balance, then the path of liberation becomes clearer. When pleasant things arise, we will realize that they will not last, that they offer us no security, and that they are empty. When unpleasant and disappointing things arise, we will see that they will not last, that they offer us no security, and that they are empty. We will see that there is nothing in the world that has any essential value; there is nothing for us to hold on to. When saying this, we do not mean that we don’t need anything. We still have our minimum needs for our living, but we know how to be content with few desires, and we will not hold on to any unnecessary things.

According to the interpretation of Nagarjuna Bodhisattva in the Madhyamika Sastra on the fourfold middle path, right is the middle. The middle versus two extremes is antithetic middle or relative middle. The middle after the two extremes have been totally refuted, is the middle devoid of extremes. When the ideas of two extremes is removed altogether, it is the absolute middle. Thus, the absolute right is the absolute middle. When the absolute middle condescends to lead people at large, it becomes a temporary middle or truth. Also, according to Nagarjuna Bodhisattva, we have thus the fourfold Middle Path. The Relative Middle: The middle versus two extremes is antithetical middle or relative middle. The Middle Devoid of Extremes: The middle after the two extremes have been totally refuted, is the middle devoid of extremes. The Absolute Middle: When the ideas of two extremes is removed altogether, it is the absolute middle. Thus, the absolute right is the absolute middle. The Temporary Middle or Truth: When the absolute middle condescends to lead people at large, it becomes a temporary middle or truth. Also, according to Nagarjuna Bodhisattva, we have thus the fourfold Middle Path. First, when the theory of being is opposed to the theory of non-being, the former is regarded as the worldly truth and the latter the higher truth. Second, when the theory of being and non-being are opposed to those of neither being nor non-being, the former are regarded as the worldly truth and the latter the higher truth. Third, if the four opposed theories just mentioned together become the worldly truth, the yet higher views dening them all will be regarded as the higher truth. Fourth, if the expressed in the last stage become the worldly truth, the denial of them all will be the higher truth. Besides, Nagarjuna also wrote the “Eight Negation”.  In the Eight Negations, all specific features of becoming are denied. The fact that there are just eight negations has no specific purport; this is meant to be a whole negation. It may be taken as a crosswise sweeping away of all eight errors attached to the world of becoming, or a reciprocal rejection of the four pairs of one-sided views, or a lengthwise general thrusting aside of the errors one after the other. In this way, all discriminations of oneself and another or this and that are done away with. Neither birth nor death; there nothing appears, nothing disappears, meaning there is neither origination nor cessation; refuting the idea of appearing or birth by the idea of disappearance. Neither end nor permanence; there nothing has an end, nothing is eternal, meaning neither permanence nor impermanence; refuting the idea of ‘permanence’ by the idea of ‘destruction.’ Neither identity nor difference; nothing is identical with itself, nor is there anything differentiated, meaning neither unity nor diversity; refuting the idea of ‘unity’ by the idea of ‘diversity.’ Neither coming into nor going out of existence. The orginal constituents of all things are eternal. Nothing comes, nothing goes, refuting the idea of ‘disappearance’ by the idea of ‘come,’ meaning neither coming-in nor going-out; refuting the idea of ‘come’ by the idea of ‘go.’ Cultivation without coming or going is one of Bodhisattvas' practices, because their physical, verbal, and mental doings have no actions. Therefore, the Middle Way was clearly explained by the Madhyamika. It is not the property of the Madhyamika; however, it was given priority by Nagarjuna and his followers, who applied it in a singularly relentless fashion to all problems of ontology, epistemology, and soteriology.

This little book titled “The Quintessence of Doctrine of the Middle Path In Buddhism” is not a profound philosiphical study of the theory of the Middle Path in Buddhism, but a book that briefly points out essential summaries of the quintessence of doctrine of the middle path, one of the most imprtant teachings in Buddhism. Hoping through these summaries, Buddhists will see that doing things just moderately is the Middle Path. Sincere Buddhists should not lean to one side. Do not go too far, nor fail to go far enough. If you go too far, or not far enough, it is not the Middle Way. In cultivation, sincere Buddhists should not fall into the two extremes of emptiness and existence. Do not be attached to true emptiness, nor be obstructed by wonderful existence, for true emptiness and wonderful existence cannot be grasped or renounced. The notion of a Middle Way is fundamental to all Buddhist teachings. Devout Buddhists should always remember that cultivation is only effective when we actually apply the Buddha's teachings on mind and consciousnesses as well as their roles in daily cultivation. At the same time applying these teachings into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happier. For devout Buddhists, once you make up your mind to enter the path of cultivation, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the time, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Quintessence of Doctrine of the Middle Path In Buddhism” in Vietnamese and English to offer a general introduction of the quintessence of the middle path in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

Respectfully,

Thieän Phuùc

 







Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 192769)
01/04/2012(Xem: 38543)
08/11/2018(Xem: 17039)
08/02/2015(Xem: 56575)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).