Thư Viện Hoa Sen

Tịnh Độ Tam Kinh Vãng Sanh Văn Loại | Thân Loan Thánh Nhân - Quảng Minh dịch

16/10/20243:31 SA(Xem: 521)
Tịnh Độ Tam Kinh Vãng Sanh Văn Loại | Thân Loan Thánh Nhân - Quảng Minh dịch

Thân Loan Thánh nhân

TỊNH ĐỘ TAM KINH VÃNG SANH VĂN LOẠI

淨土三經往生文類

No. 2654

Việt dịch: Quảng Minh

TinhDoTamKinhPDF icon (4)Tịnh Độ Tam Kinh Vãng Sanh Văn Loại

 

DẪN NHẬP

Tịnh Độ Tam Kinh Vãng Sanh Văn Loại do Thân Loan Thánh nhân biên soạn và được thu tàng trong Đại Chánh Tạng, tập 83, No. 2654. Cuốn sách này nói tổng quát những điểm chính yếu của ba kinh (Đại KinhQuán KinhA Di Đà Kinh), ba nguyện (nguyện thứ 18, nguyện thứ 19 và nguyện thứ 20), ba căn cơ (chánh định tụ, tà định tụbất định tụ) và ba thứ vãng sanh (nan tư nghị vãng sanh, song thọ lâm hạ vãng sanhnan tư vãng sanh); lấy nguyện vănthành tựu văn của ba nguyện làm cốt lõi, trích xuất Kinh văn ‘đồng bản dị dịch’, và chứng minh bằng các văn bản luận thích, để đối chiếu giữa chân thật và phương tiện, hiển thị sự đắc thất của ba thứ vãng sanh.

Đại Kinh vãng sanh tức là Chân thật giáo. Nội dung Chân thật giáo ấy được chia thành Vãng tướng hồi hướngHoàn tướng hồi hướng. Vãng tướng hồi hướng cũng được phân thành Chân thật hành, Chân thật tín và Chân thật chứng.

Cuốn sách này giống như “Nhị hồi hướng tứ pháp”1 và “Chân giả phân phán”2 trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng của Thân Loan. Vì có sự khác biệt giữa những người nguyện sanh Cực Lạc: có người thuần tha lực, có người thuần tự

lực, có người nửa tha lực nửa tự lực, nên bản nguyện của Đức Phật A Di Đà cũng từ chân thật mà khai mở phương tiện, để cho những người không thuần tha lực đi từ phương tiệnquy nhập chân thật, và đó là sự thi thiết đại bi của Đức Phật.

1 Nhị hồi hướng tứ pháp (二迴向四法): Nhị hồi hướng: Vãng tướng hồi hướngHoàn tướng hồi hướng. Tứ pháp:

Giáo, Hành, Tín, Chứng.

2 Giáo lý của Đại kinh đều là giáo lý “chân thật”, còn giáo lý của Quán KinhTiểu kinh chỉ là “phương tiện” để

truyền bá giáo lý của Đại kinh. Cho nên, có hai loại giáo lý Tịnh độ, chân thật (chân) và phương tiện (giả), và đây gọi là “Chân giả phân phán” (真假分判)..

3

Theo mật ý của bản nguyện ấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã giới thiệu ba bộ kinh: Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà, để thuyết minh sự khác biệt giữa ba loại vãng sanh, để chỉ ra hai mặt đắc thất của cả nhân và quả, để mọi người xả ly vãng sanh phương tiệnquy nhập Báo độ chân thật. Do đó, mặc dù cuốn sách này mô tả sự vãng sanh của ba kinh, nhưng nó hướng đến "Nan tư nghị vãng sanh” của Đại Kinh.

Tóm lại, không có gì ngoài chánh nhân “tha lực tín tâm” để đạt được diệu quả “diệt độ”.

Cuốn sách này có một lược bản do Thân Loan Thánh nhân viết khi ngài 83 tuổi và một quảng bản được bổ sung khi ngài 85 tuổi. Bản dịch này y theo quảng bản.

San Francisco, ngày 9 tháng 10 năm 2024

Đệ tử Quảng Minh kính ghi



Tạo bài viết
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!