THIỆN PHÚC
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM
VỊ BỒ TÁT BÊN TRONG
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM VỊ BỒ TÁT BÊN TRONG -VIỆT
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM VỊ BỒ TÁT BÊN TRONG -ANH
Mục Lục
Mục Lục
Lời Đầu Sách
Phần Một: Sơ Lược Về Đức Phật-Đạo Phật & Bồ Tát Trong Phật Giáo
Chương Một: Yếu Lược Về Đức Phật & Đạo Phật
Chương Hai: Trước Khi Đạt Được Toàn Giác Đức Phật Đã Từng Là Bồ Tát Trong Nhiều Đời Kiếp
Chương Ba: Sơ Lược Về Bồ Tát
Chương Bốn: Đặc Tính Của Chư Bồ Tát
Chương Năm: Sáu Giai Đoạn Phát Triển Của Bồ Tát
Chương Sáu: Hai Loại Bồ Tát
Chương Bảy: Bồ Tát Thừa và Nhị Thừa
Chương Tám: Cha Mẹ Và Quyến Thuộc Của Bồ Tát
Chương Chín: Hai Tướng Bồ Tát
Chương Mười: Bồ Tát Không Tận Hữu Vi Cũng Không Trụ Vô Vi
Chương Mười Một: Bồ Tát Thừa
Chương Mười Hai: Tại Gia & Xuất Gia Bồ Tát
Chương Mười Ba: Tại Gia Bồ Tát Giới
Chương Mười Bốn: Xuất Giá Bồ Tát Giới
Phần Hai: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Mười Lăm:Tổng Quan Về Cuộc Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát BênTrong
Chương Mười Sáu: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Cũng Là Hành Trình Tu Tập Của Một Vị Bồ Tát
Chương Mười Bảy: Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Là Đi Tìm Lòng Bi Mẫn Của Chính Mình
Chương Mười Tám: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Cũng Là Hành Trình Tu Tập Theo Chánh Đạo & Đây Cũng Là Cách Hành Sử Tại Nhà Của Chư Bồ Tát
Chương Mười Chín: Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Là Đi Tìm Chánh Pháp Cho Chính Mình
Chương Hai Mươi: Sống Tu Với Tiến Trình Tu Tập: Văn-Tư-Tu Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Mốt: Sống Tu Với Hạnh Vô Úy Của Chư Bồ Tát Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Hai: Trong Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong, Hành Giả Luôn Xem Bát Nhã Như Mẹ Mình
Chương Hai Mươi Ba: Trong Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong, Hành Giả Luôn Xem Phương Tiện Như Cha Mình
Chương Hai Mươi Bốn: Sống Tu Với Phong Cách Phi Nhị Nguyên Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Lăm: Sống Tu Theo Gương Bồ Tát Tu Tập Pháp Không Quán Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Sáu: Sống Tu Theo Bồ Tát Hạnh Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Bảy: Sống Tu Theo Bồ Tát Nguyện Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Tám: Sống Tu Theo Thập Địa & Tinh Thần Của Mười Giai Đoạn Phát Triển Tâm Linh Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Hai Mươi Chín: Trong Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong, Hành Giả Luôn Xem Thiện Tri Thức Như Thầy Dạy Mình
Chương Ba Mươi: Trong Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong, Hành Giả Luôn Xem Bồ Đề Tâm Như Nhà Cửa Của Mình
Chương Ba Mươi Mốt: Sống Tu Theo Tinh Thần Thông Đạt Phật Đạo Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Ba Mươi Hai: Sống Tu Theo Tinh Thần Lục Độ Ba La Mật Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Ba Mươi Ba: Sống Tu Theo Tinh Thần Ba Mươi Bảy Phẩm Bồ Đề Là Đang Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Ba Mươi Bốn: Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Thiền Định Là Dòng Suối Rửa Sạch Các Loại Trần Cấu Của Thân Tâm
Chương Ba Mươi Lăm: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Chỉ Đơn Giản Là Hành Trình Đi Tìm Tự Tánh Thanh Tịnh Ngay Trong Kiếp Sống Này
Chương Ba Mươi Sáu: Phước-Huệ Song Tu: Hành Trình Đúng Đắn Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong
Chương Ba Mươi Bảy: Trên Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong, Thành Tựu Trí Tuệ Viên Mãn Là Nền Tảng Của Sự Giác Ngộ & Giải Thoát
Chương Ba Mươi Tám: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong Cũng Là Hành Trình Đi Về Phật Quốc Ngay Trong Kiếp Sống Này
Tài Liệu Tham Khảo
Lời Đầu Sách
Trong Phật giáo, Bồ Tát một chúng sanh giác ngộ, và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh. Từ Bắc Phạn “Bodhisattva” có nghĩa là “Hữu tình giác,” hay “một chúng sanh giác ngộ,” hay “một chúng sanh mà bản chất là trí tuệ” hay “một chúng sanh khao khát giác ngộ.” Đây là lý tưởng của Phật giáo Đại Thừa. Bắt đầu cuộc hành hoạt của một vị Bồ Tát được đánh dấu bằng “phát tâm giác ngộ” hay “Bồ Đề Tâm,” trong đó Bồ Tát nguyện thành Phật để làm lợi lạc chúng sanh. Như vậy, Bồ Tát được xem như là một con người cũng với nghiệp của chính mình ở cõi đời này như những người khác, nhưng vị Bồ Tát bằng chính sự nỗ lực của mình, không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, tu tập theo phương pháp cụ thể và thực tế để vượt qua những xung đột bên trong chính mình bao gồm những nghiệp xấu và những khổ đau, cũng như những khủng hoảng bên ngoài như môi trường, tai họa... để có thể thay đổi trạng thái mất thăng bằng và để tất cả cùng sống với nhau trong một thế giới bình an, thịnh vượng và hạnh phúc. Trong kinh văn Đại Thừa, việc này thường theo sau một nghi lễ công khai nguyện đạt thành Phật quả để làm lợi lạc chúng sanh. Có nghĩa là: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” Đây là một trong những đại nguyện của một vị Bồ Tát. Sau đó thì vị Bồ Tát theo đuổi mục tiêu Phật quả bằng cách tiến tu từ từ Lục Ba La Mật hay Thập Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, vân vân. Hai phẩm chất chính trong đó vị Bồ Tát tu tập là từ bi và trí tuệ, và khi mà các Ba La Mật đã được tu tập kiện toàn, và từ bi cũng như trí tuệ đã được phát triển đến mức độ cao nhất, thì vị Bồ Tát trở thành một vị Phật. Bồ Tát đạo thường được chia làm 10 giai đoạn. Tuy nhiên từ Bồ Tát chỉ hạn hẹp trong Phật giáo Đại Thừa. Theo truyền thống Theravada, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi như một vị Bồ Tát (Đại Sĩ) trong những tiền kiếp trong Kinh Bổn Sanh, trong suốt những tiền kiếp đó, người ta nói Ngài đã từ từ kiện toàn phẩm chất của một vị Phật. Tuy nhiên, trong Phật giáo Đại Thừa, khái niệm Bồ Tát là một sự chối bỏ rõ ràng lý tưởng A La Hán của Phật giáo Nguyên Thủy. Trong Đại Thừa A La Hán được xem như là hạn hẹp và ích kỷ, chỉ lo cho cho cá nhân giải thoát, ngược lại với một vị Bồ Tát, người làm việc cật lực vì chúng sanh mọi loài. Như vậy từ “Bồ Tát” nói chung, có nghĩa là một chúng sanh giác ngộ, chúng sanh hướng đến giác ngộ hoàn toàn hay Phật quả. Theo Trường Bộ Kinh, nghĩa đen của “Bồ Tát” là người có trí, hoặc người quyết định hay nắm giữ con đường đi đến giác ngộ. Vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, Bồ Tát là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của Phật tử Đại Thừa. Tuy nhiên, khái niệm Bồ Tát không phải là sở hữu của riêng trường phái Đại Thừa. Từ “Bồ Tát” đã được nói đến trong kinh điển Pali và xuất phát từ Phật giáo Nguyên Thủy, được dùng riêng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài giác ngộ. Theo trường phái Thượng Tọa Bộ, Bồ Tát được định nghĩa như là một người chắc chắn sẽ thành Phật. Vị ấy là bậc sáng suốt được người trí bảo vệ và ủng hộ. Theo Bát Thiên Tụng Bát Nhã Ba La Mật, không có nghĩa nào thật cho từ Bồ Tát, bởi vì Bồ Tát tu tập không chấp thủ đối với tất cả các pháp. Vì Bồ Tát là bậc đã thức tỉnh không còn tham đắm, đã hiểu tất cả các pháp và giác ngộ là mục đích của Bồ Tát. Nói tóm lại, Bồ Tát là một bậc giác giả trong hàng các chúng sanh. Vị ấy thường lập nguyện đem sự giác ngộ và trí tuệ mà mình đã mở bày ra nhằm giác ngộ tất cả các chúng sanh khác. Công việc của một vị Bồ Tát không dễ chút nào cả. Tuy không hy hữu như một vị Phật, nhưng cũng thật khó để có một vị Bồ Tát thị hiện và cũng thật khó cho phàm phu (người thường) gặp được một vị Bồ Tát thật.
Nếu chúng ta, những hành giả tu Phật, muốn làm cuộc hành trình đi tìm vị Bồ Tát Bên trong, trước tiên chúng ta phải biết và thông hiểu cha mẹ và quyến thuộc của vị Bồ Tát ấy bao gồm những ai, và rồi phải làm theo đúng sự hướng dẫn của các vị nầy. Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận Tập III, chư Bồ Tát có hai mươi cha mẹ và quyến thuộc: Thứ nhất, Bát Nhã là mẹ. Thứ nhì, phương tiện là cha. Thứ ba, bố thí là người nuôi nấng. Thứ tư, trì giới là người trông nom hộ trì. Thứ năm, nhẫn nhục là đồ trang sức. Thứ sáu, tinh tấn là người thủ hộ. Thứ bảy, thiền định là người tắm rữa. Thứ tám, thiện hữu tri thức là người dạy dỗ. Thứ chín, các Bồ Đề phần là bạn đồng hành. Thứ mười, chư Bồ Tát là anh em. Thứ mười một, Bồ Đề tâm là nhà cửa. Thứ mười hai, đi đúng theo chánh đạo là cách hành xử tại nhà. Thứ mười ba, các trụ địa là chỗ ở. Thứ mười bốn, các pháp nhẫn là gia tộc. Thứ mười lăm, các nguyện là gia giáo. Thứ mười sáu, thực hành công hạnh là gia nghiệp. Thứ mười bảy, khiến kẻ khác chấp nhận Đại Thừa là gia vụ. Thứ mười tám, được thọ ký trong một đời nữa là số phận của ngài như vị thái tử nối nghiệp trong vương quốc chánh pháp. Thứ mười chín, các Ba La Mật là con thuyền Bát Nhã đưa ngài đáo bỉ ngạn Giác Ngộ. Thứ hai mươi, thành tựu trí tuệ viên mãn của Như Lai là nền tảng của gia quyến thanh tịnh của ngài.
Bên cạnh đó, hành giả cũng phải cố gắng tu tập theo một số pháp tu tiêu biểu của chư Bồ Tát. Hãy quay trở vào tự xem xét lấy mình. Chúng ta, những Phật tử thuần thành, phải tự quán sát lấy mình để từ đó chúng ta có khả năng hiểu mình là ai. Hiểu thân và tâm mình bằng sự quan sát theo dõi. Trong lúc ngồi thiền, trong khi ăn uống, ngủ nghỉ, chúng ta đều biết phải làm như thế nào để giới hạn và điều hòa. Hãy xử dụng trí tuệ của chúng ta. Hành thiền không nhằm mục đích đạt được, hay để hoàn thành một cái gì cả. Chỉ cần chú tâm tỉnh thức. Toàn thể việc hành thiền của chúng ta là nhìn thẳng vào tâm mình. Khi nhìn thẳng vào tâm mình chúng ta sẽ thấy được sự khổ, nguyên nhân của khổ, và chấm dứt sự khổ. Theo Thiền sư Đại Giác (1213-1279) trong quyển Thiền và Đạo: "Thiền tập không phải là gạn lọc những phân biệt có tính khái niệm, mà chính là để ném bỏ những quan điểm và khái niệm đã có từ trước, ném bỏ cả kinh điển và mọi thứ còn lại, và xuyên thủng những lớp bao phủ sự phát khởi của cái ngã ở đằng sau. Từ trước đến nay các bậc thánh đều quay trở vào bên trong và tìm kiếm trong cái ngã, và qua đó vượt lên trên tất cả mọi nghi hoặc. Quay lại bên trong có nghĩa là trong hai mươi bốn giờ, trong mọi hoàn cảnh, xuyên thủng qua những lớp vỏ bọc kín cái ngã của mình, càng lúc càng sâu hơn, để đi đến một nơi không thể nào diễn tả được. Chính lúc đó mọi ý nghĩ chấm dứt, mọi phân biệt dừng bặt; khi mà tà kiến, vọng niệm đều biến mất mà mình không cần phải xua đuổi; khi không cần phải tìm kiếm mà chánh nghiệp và xung lực đích thực đều tự phát. Đó chính là lúc mà chúng ta có thể biết được chân lý của trái tim."
Thiền sư Chánh Thọ Lão Ông (1642-1721), tên của một vị thiền sư trong Phật giáo Nhật Bản, vào cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ thứ XVIII, còn gọi là Đạo Cảnh (Đạo Kính Huệ Đoan), thuộc Thiền phái Lâm Tế, đệ tử và người nối pháp duy nhất của Vô Nan Thiền Sư; và là thầy của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc. Ngài làm du Tăng đi khắp nước Nhật, theo học với nhiều bậc thầy Thiền khác nhau. Ngài là tác giả của bộ “Góp Nhặt Cát Đá,” một tác phẩm rất phổ thông, tập hợp những câu chuyện và truyền thuyết đầy chất hài hước mà các thầy Thiền thường dùng khi thuyết giảng tư tưởng của mình. Lúc còn là một người trẻ, Đạo Kính Huệ Đoan, tức Thiền Sư Chánh Thọ Lão Ông, đã từng là người hầu cận trong nhà của Lãnh chúa Matsudaira of Nagano. Sự thích thú về Thiền nơi ông khởi lên khi một số chiến sĩ yêu cầu một vị du Tăng viết tên của Đại Bi Bồ Tát như một lá bùa an toàn cho họ. Huệ Đoan cũng xin một cái, nhưng vị Tăng thấy có cái gì thâm sâu nơi người trẻ Huệ Đoan hơn là cái mà ông đã cảm giác nơi một chiến sĩ. Vị Tăng bảo Huệ Đoan: “Bồ Tát không thể tìm được từ bên ngoài. Những thứ giỡn chơi này không có giá trị gì đâu. Hãy tìm Bồ Tát từ bên trong.” Những lời nói của vị Tăng ở lại với Đạo Kính Huệ Đoan trong một thời gian rất dài, và ông luôn bận rộn tìm hiểu coi chúng có nghĩa gì. Vấn đề Bồ Tát Bên Trong đã trở thành khối Đại Nghi trong lòng Huệ Đoan, và ông ta tập trung cao độ trong nhiều tháng đến nỗi ông thường lơ là trong khi thực hiện những nhiệm vụ được giao phó khác. Một hôm, Huệ Đoan té ngả từ một cái thang và bị bất tỉnh. Đến khi tỉnh lại, vấn đề đã được giải quyết. Ông cảm thấy chắc chắn bây giờ ông đã biết cái gì là Bồ Tát Bên Trong, nhưng muốn sự hiểu biết của mình được một vị Thiền sư xác nhận.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật hay về tu tập theo tinh thần Bồ Tát, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra con đường trong hành trình đi tìm vị Bồ Tát Bên Trong cho những ai muốn đi tìm vị Bồ Tát ấy. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phật là tự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầm và khổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức và hạnh phúc.
Thiện Phúc
- Từ khóa :
- Hành trình
- ,
- đi tìm
- ,
- Bồ Tát
- ,
- bên trong