TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU
TRỌN BỘ 6 QUYỂN
HT TỊNH KHÔNG
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2024
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 1)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 2)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 3)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 4)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 5)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 6)
TRỌN BỘ 6 QUYỂN
HT TỊNH KHÔNG
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2024
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 1)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 2)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 3)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 4)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 5)
Truyền tâm pháp yếu - Nhìn thấu buông xả (quyển 6)
Quyển sách có Đề Mục “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU- Nhìn Thấu Buông Xả”. Tám chữ này Hòa Thượng Tịnh Không rất tâm đắc đối với Ngài tu học và giảng Kinh Thuyết Pháp hoằng truyền “Ngũ Kinh Tịnh Độ” trọn 70 năm qua. Nhất là Kinh Vô Lượng Thọ do Ngài Cư sĩ Hạ Liên Cư Hội tập và Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ làm Chú Giải. Ngài nói: (Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là 20 chữ này “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật” là đề Kinh Vô Lượng Thọ. Đây là tiêu chuẩn tu Tâm của chúng ta. Tâm của chúng ta đối nhân, xử thế, tiếp vật, mỗi niệm phải tương ứng với đây, đây là Phật-Tâm. Tâm tốt đương nhiên hạnh tốt. Trong hành vi thì Nhìn Thấu Buông Xả, đây là Lão sư ngày đầu thầy dạy tôi Nhìn Thấu Buông Xả.) Liên Hoàng khi học tập đọc tập 226 Giảng Kinh Văn Kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 10 năm 1998, Liên Hoàng có cảm nhận được lời Ngài chỉ dạy thật là sâu sắc phương pháp tu tâm, tu học của Pháp môn này. Tâm nguyện của Liên Hoàng học tập thành tâm Kính cẩn thỉnh “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU- Nhìn Thấu Buông Xả” thành chánh Đề Mục của quyển sách này. Truyền nối Huệ Mạng Phật Đà Pháp giảng của Ngài. Những đoạn trích lục là những lời giảng chỉ dạy phương pháp tu hành tinh hoa nhất, tỉ mỉ nhất và dễ hiểu nhất đều trọn đủ trong “Tịnh Độ Ngũ Kinh” để tu học. Vì Pháp giảng của Ngài thật sự quá nhiều, Ngài giảng trên mấy chục ngàn giờ, chúng ta không cách gì lãnh hội được hết. Do đó, Diệu Âm Liên Hoàng mạo muội Kính Cẩn trích lục những đoạn đặc biệt thành quyển sách này để những người có duyên ‘niệm, nghe, xem, thấy’ lời Hòa Thượng chỉ dạy sẽ hữu ích vô cùng cho tu học thâm sâu vào “Pháp Môn Tịnh Độ”. Hòa Thượng Ngài luôn nhắc tới bí quyết thành công sáu chữ “Thật Thà, Nghe Lời, Thật Làm”, trong đó Ngài luôn luôn nói là chúng ta tu quá xen tạp. Khi xen tạp sanh ra hoài nghi, khi hoài nghi sanh ra gián đoạn. Từ chỗ không thật thà, không nghe lời, không thật làm, khi đã xen tạp mơ mơ hồ hồ không kiên định Pháp môn tu, Tín tâm bị loạn động sẽ phá công đức tu học. Khi xen tạp làm cho Tâm không Thanh tịnh, Tâm không Thanh tịnh không sanh Trí huệ, không có Trí huệ thì không tài nào chúng ta “Nhìn Thấu - Buông Xả” rốt ráo được. Cho nên, Ngài luôn khuyên chúng ta muốn thật sự vãng sanh nhất định thực hiện chuyên rèn Tu Tâm trọn đủ “TÍN- NGUYỆN- TRÌ DANH”. “NHÌN CHO THẤU Lý Giải Tịnh Độ, BUÔNG CHO SẠCH Vạn Duyên không vướng bận trong tâm”. “TÂM PHẢI THUẦN TỊNH- THUẦN THIỆN”. Người Niệm Phật kỵ nhất là: “XEN TẠP, HOÀI NGHI, GIÁN ĐOẠN”. Bí Quyết thành công là: “THẬT THÀ, NGHE LỜI, THẬT LÀM”. Làm được quý vị mới Niệm Phật hiệu “Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Tu Pháp Môn Niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, Hòa Thượng có giới Thiệu, Ngài nói: “Tôi giới thiệu cho chư vị một người Thầy đó là Đức A Di Đà Phật, một quyển Kinh Vô Lượng Thọ của Hạ Liên Cư Hội Tập, một quyển Chú Giải của Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ và một câu A Di Đà Phật quý vị nương theo đó Y-Giáo-Phụng-Hành, quý vị nhất định thành tựu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc”.