Thư Viện Hoa Sen

Vô Dư Y Giải Thoát Và Tuệ Hiện Tiền | Thích Tuệ Hải

08/01/20253:48 SA(Xem: 902)
Vô Dư Y Giải Thoát Và Tuệ Hiện Tiền | Thích Tuệ Hải

VÔ DƯ Y GIẢI THOÁT VÀ TUỆ HIỆN TIỀN 
THÍCH TUỆ HẢI
Trích bài giảng Kinh Hoa Nghiêm #691 thuyết giảng vào chiều ngày 1.12.2024


Thích Tue HaiGiải thoát thì không có trước có sau, không có thừa! Và không có để lại bất kỳ cái gì. Cho nên ngay nơi cái hiện niệm, ngay nơi cái Hiện Tiền đó là một sự tự tại, vượt ngoài, muốn nắm bắt lại, muốn nắm giữ cũng không được, muốn trụ, muốn bám, muốn chấp, muốn gì cũng không được. Có nghĩa là ngay nơi hiện niệm, không có cái gì có thể nắm đứng và không có cái gì có thể làm ô nhiễm được, thì đó là cảnh giới của  vô dư y, chứ không phải là nhập bỏ cái thân mạng này mới được gọi là vô dư y Niết Bàn.  

Thành ra từ xưa tới giờ mình học, có cái gọi là hữu dư y và vô dư y và mình nói hữu dư y nghĩa là người đó giải thoát rồi nhưng vẫn còn cái thân đi trong sinh hoạt đời sống này, cho đến khi bỏ thân mạng rồi thì mới nhập vào cái cảnh vô dư y. Nếu nói như vậy thì Niết Bàn đó cần phải xét lại!

Đã nói tới cảnh giới giải thoát toàn triệt rồi thì cái nào cũng vô dư y! Có nghĩa là đi đứng nằm ngồi đều là vô dư y Niết Bàn! Đối với vị này, cho dù nói là vẫn còn thấy, nghe, tức là mắt còn thấy, tai còn nghe giống như mình, nhưng mà thực sự vị ấy không còn xài cái này. Sau khi đã giải thoát rồi thì họ không xài lục căn. Còn bị kẹt lục căn tức là còn bị vướng mắc.

Như vậy có nghĩa là trong cái hay biết, cái nhận biết hình sắcnhận biết âm thanh, không có chỗ để đọng lại, không một mảy trần nào có thể đọng lại được. chính cái không có đọng lại đó thì được gọi là vô dư y. Còn bây giờ mình làm đủ thứ, mình xả ly, mình xả luôn cái xả, rồi mình thoát luôn cái thoát, v.v. Nhưng  vậy là còn “dư” dữ lắm!!!

Ngay nơi hiện niệm, ngay nơi Hiện Tiền của một niệmchúng ta nói trở lại một niệm đi – ngay nơi cái “hiện niệm” đó, chứ không có nói “hiện hữu” nữa, không có “hữu” nữa, mà ngay nơi hiện niệm đó, nó không có thừa, nó không có thiếu, nó không có trước, nó không có sau, nó không có trong, nó không có ngoài, nó không có danh tự, nó vượt thoát cả thời gian lẫn không gian ngay nơi cái hiện đó đó, ngay nơi cái hiển hiện đó đó! Cái hiển hiện như thế đó thì được xem là vô dư y giải thoát!

Tại vì một sát na kế tiếp là không còn một bóng dáng nào của cái hiện niệm trước, và bây giờ là hiện cái không niệm, ví dụ là như vậy. Có cái sát na mà hiện cái không niệm này, rồi tới cái sát nahiện cái niệm, thì cái không niệm đó nó cũng tự biến mất! Có nghĩa là mỗi mỗi, mỗi mỗi cái “khắc hiện” đó – dù cái hiện đó là hiện có hoặc là hiện không, thì ngay nơi hiện có là hiện cái đó thôi, nó không có ô nhiễm, nó không tăng trưởng, nó không bị dính mắc. Không có bất kỳ cái gì, không đặt danh tự cho nó được, không nói có, nói không với nó được và cũng không thể dính mắc với nó được! Mỗi mỗi hiện hữu đều là như thế! Và nếu mỗi hiện hữu đều là như thế thì được gọi là vô dư y giải thoát! Chứ không có đợi một chút nữa, không có đợi phải làm cái gì!

Không có chuyện phiền não ‘tức là’ Bồ Đề! Phiền nãophiền não, nhưng phiền não không phải là phiền não, chứ không có chuyện phiền não là Bồ Đề! Nếu mình thấy có phiền não thiệt thì mãi mãi mình là cái người bị phiền não! Nhưng thật sự trong cái nhìn của một vị Bồ Tát thì không có phiền não, cũng không có Bồ Đề, mà nó là nó! Ngay cái hiện đó là giác chứ không có cái khác được! Và mỗi mỗi cái hiện đều là giác! Hiện có cũng là giác, hiện không cũng là giác, hiện động cũng là giác, hiện tịnh cũng là giác. Mỗi mỗi cái hiện hữu đều là hiện nguyên giác đó! Nó vậy thôi! Nói hữu, nó cũng giác ở hữu! Nói vô, nó cũng giác ở vô! Thì đó được gọi là vô dư y giải thoát!

Sự thật là không có chỗ nào không phải là vô dư y giải thoát! Nói như thế này thì mình khó tin, đúng không? Mà “tin”chắc chắn không giải thoát rồi! Cái cảnh giới này đòi hỏi chúng ta phải có một cái tuệ, cái Tuệ Hiện Tiền. Đặc biệt Tuệ Hiện Tiền thì lúc nào chúng ta cũng có, không phải là đợi mình tỉnh mình mới có mà mình mê mình không có. Tuệ Hiện Tiền đó luôn Hiện Tiền, nó luôn hiện đó, nó luôn hiển hiện. Cái tuệ này luôn hiển hiện cho nên cái gì mà “hiện” ra ở ngay nơi cái Hiện Tiền đó thì “cái hiện” đó nó liền thoát! Cái “hiện” đó nó liền “thoát” chứ không phải là cái tuệ của mình, không phải là “mình thoát cái đó”! Không phải mình thoát cái này, mình thoát cái kia mới được gọi là giải thoát.

Cái từ “giải thoát” ở đây không có nghĩa là có “ai đó” để thoát, mà sự thật là không có ai để dính! Sự thật là không có người để dính và không có pháp để dính, chứ không phải là có cái người giải thoát, mà là không có cái người để dính! Không có năng, không có sở, không có cái có, không có cái không! Nó là “như vậy” và cái “như vậy” đó nó hoàn toàn không có chỗ để dính lại với bất kỳ cái gì! Không có cái gì dính được với bất kỳ cái gì! Không có cái gì để dính được với cái gì! Nó hoàn toàn không có chỗ để ứ đọng được trong bất kỳ cái chuyện nhỏ nhiệm nào! Thì cảnh giới đó được gọi là vô dư y giải thoát, và chỗ đó cũng được gọi là vô dư y Niết Bàn!

Như vậy nghĩa là Niết Bàn vô dư y lúc nào nó cũng hiển hiện khắp không gian vũ trụ này, khắp tất cả mọi cảnh duyên, cảnh vật này, khắp tất cả chúng sanh muôn loài! Nói tới đây thì nghe có cái gì hơi bị sốc sốc, đúng không? Nhưng nếu mình tiếp tục ở cái góc của phàm phu thì không biết chừng nào mới thoát được! Nếu mình nhìn ở cái góc dính mắc của mình như bây giờ, mình hiểu với cái hiểu bây giờ của mình là có sanh tử, sanh diệt, mình kiến thức, kiến giảidựa vào kinh nghiệm của mình trong cái tưởng tượng như bây giờ… thì nói chuyện này mình nghe không nổi!

Trừ khi, trừ khi mình không còn mấy cái cũ lâu nay nữa! Mất hết rồi! Bây giờ đang hiện diện ở cái cõi giới mới tuyệt đối không một chút bóng dáng gì của xưa cũ nữa và mình nghe rằng tất cả đều là cảnh giới vô dư y Niết Bàn là mình… tự động thành cái cảnh đó! J Mỗi mỗi cái hiện hữu đều là cảnh giới vô dư y Niết Bàn. Vậy bây giờ tất cả mọi người đang hiện hữu ở đây, tức là những người đang hiện diện ở đây là đang hiện hữu trong cõi giới vô dư y Niết Bàn, là cõi giới thanh tịnh vượt thoát không thể dính được cái gì, không có cái gì dính được cái gì, không có cái người nào dính được cái việc gì, và không có người để dính!


Ảo ngã và muốn duy trì bản ngã

Nhưng do mình lại thấy có mình ở đây cho nên mình bị dính với cái mà mình đặt định. Chứ sự thật là mình không có mặt ở đây! Mình ảo tưởngcó mình ở đây, mình ảo giáccó mình, và chính cái ảo giác này là cái ràng buộc! Tự mình ràng buộc với cái ảo giác của mình, chứ sự thật thì không có cả “cái ảo” này luôn nữa! Sự thật kiếm “ngã” không có! Không có “ảo ngã” luôn chứ đừng nói là có “ngã”!

Cho nên bài Kinh căn bảnchúng ta lặp đi lặp lại hoài là “thân này không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta.” Đó là những bài học quá sơ đẳngĐức Phật đã dạy.  Nếu mà nói sâu hơn nữa thì Đức Phật sẽ nói “không có cái ảo ta, huống gì có cái ta!”  Vậy mà bây giờ  mình lại thấy rằng “có ta”! Cho nên mình thấy là có mình tức là mình cũng đang “ảo” để cho cái “ảo tưởng” sinh ra. Chính có cái “ảo tưởng” sinh ra nên có cái “ảo ngã” này, nên thấy “có mình” ở đây – thấy “mình” là ảo.

Và khi nào, ví dụ, quý vị đang ngồi ở nơi nào đó một mình, hoặc là như chúng ta đang ngồi đây đi, mà tự dưng mình không chấp nhận cái “ảo mình” nữa – dùng cái từ không chấp nhận có nghĩa là hiện “mình” lên là mình không chấp  nhận, ngay đây mình không thấy có mình. Và vừa có một cái gợn lăn tăn mình là cái gì, mình là ai, mình ra làm sao, mình như thế nào, là mình không tiếp tục nữa, không tiếp tục để nhận mình ở đây nữa!

Chỉ làm như vậy một lần, hai lần thì mình làm không được đâu. Nhưng nếu ngay cái khoảnh khắc này, mình thấy không “có mình,” mình thấy không có gì “là mình,” không có gì là “của mình” nữa… thì ngay khoảnh khắc này, chúng ta sẽ tự động automatic không tìm thấy bất kỳ sự dính mắc cũ nào hiện ra! Ngay khoảnh khắc này, ngay khoảnh khắc này nếu không thấy “có mình,” không thấy cái gì “là mình,” không thấy cái gì là “của mình”… thì quý vị sẽ không tìm ra cái chỗ dính mắc nào được ngay khoảnh khắc Hiện Tiền này!

Vì ngay cái khoảnh khắc không có mình, không có gì là mình, không có gì của mình – mình không có, mình không có thì không có đối tượng nữa, không có ngã và không có pháp ngay nơi Hiện Tiền này, thành ra không có người dính và cái bị dính! Tuyệt đối không bao giờ có, cho nên quá khứ cũng không có, hiện tại không có và tương lai cũng không có.

Nhưng [vấn đề nằm ở chỗ] mình không có thoát ra cái “ảo tưởng”“mình” ở đây! Nói gì thì nói chứ mình vẫn khăng khăng là “tôi” ở đây à! Nhưng nếu chúng ta nói là mình “vẫn khăng khăng là tôi ở đây” thì mình không có chịu đâu. Mình không chịu là mình khăng khăng “tôi” ở đây, [mình nghĩ là] mình cũng muốn bỏ cái ngã ghê gớm lắm chứ tôi muốn thủ nó làm chi, đúng không? Nhưng thực sự “muốn bỏ” là bỏ được! Do vì mình chưa muốn bỏ cho nên mình bỏ không được, đúng không?

Ví dụ như bữa nay là ngày học ở đây đi, mình không muốn đi, rồi mình đổ thừa là con bận công chuyện gấp lắm, bữa nay con mất một ngày tới chùa là công chuyện con mất mát, rồi làm ăn bị thất bại. Như vậy đó, mình nhiều lý do đổ thừa lắm. Nhưng nếu đã muốn đi rồi thì chuyện gì cũng đạp bỏ để đi, đúng không?

Cũng vậy, bây giờ mình không muốn bỏ cái bản ngã rồi đổ thừa đủ thứ, là nghiệp con nặng, rồi con ít tu, con chưa có thiền định, con chưa có trí tuệ, chưa sẵn lòng, đủ thứ hết, cho nên… bỏ không được! Tại vì mình có muốn bỏ đâu!!! Chứ bỏ là buông cái rẹt, là mất tiêu mình liền, là chới với liền – đó là nếu mình muốn bỏ! Chứ không phải là mình “dính mắc” vì không có cái gì dính đượcđã nói từ sáng tới giờ là “không có chỗ nào dính được, không có chỗ nào để có thể dính được, và mình cũng không dính được cái chỗ nào, không có người để dính và không có vật bị dính!”  Sự thật nó là như vậy!

Nhưng mình vẫn “ảo tưởng” là mình dính cái này, mình “ảo tưởng” mình là cái kia, mình đang là như thế này, mình đang là như thế kia… Có nghĩa là mình chưa có chịu buông xuống! Bây giờ hãy thấy khác một chút thôi – gọi là thấy khác trước nay. Trước nay là mình thấy có “mình.”  Mình thấy mình đang ngồi đây, mình thấy mình đang nghe giảng, mình thấy mình đang nhận hiểu, mình thấy mình đang nhận biết, đúng không? Nhưng mà xin thưa rằng sự thật ở ngay nơi Hiện Tiền này là không có mình, cho nên không có người đang nghe, không có âm thanh bị nghe, không có nhận định, không có nhận hiểu, không có nhận biết cái gì… vậy mình có dám như vậy không? Dám hả? Còn gật đầu là còn nhận hiểu thì sao mà dám được! Kha kha kha J! Đã nói là không có nhận hiểu, không có nhận biết, không có nhận định, vậy mà hỏi “dám không?” thì lại gật đầu! Kha kha kha J!

Ngay cái khoảnh khắc này, nếu mình hoàn toàn không có hiểu thì mình gật đầu không có được đâu quý vị, quý vị sẽ cứng đơ liền y như trời trồng đó! Nếu ngay khoảnh khắc này mà mình thực sự không hiểu, mình không nhận định, không nhận biết, nghĩa là mình không có làm cái gì được luôn! Chúng ta không có cái lực để làm cái gì cho thân tâm này luôn! Ngay trong khoảnh khắc này chúng ta hoàn toàn không còn cái lực gì để động dụng của một mảy trần ở nơi tâm mình, không có nhận định thiệt luôn, không có nhận hiểu thiệt luôn, chứ còn có nhận định, nhận hiểu như bây giờ thì là chưa đâu!

Mình còn muốn nhận định, nhận hiểu ở đây là mình còn muốn “duy trì” mình chứ chưa có muốn “mất” mình! Nghiêm túc lại đi, nghiêm túc lại để mình thấy là mình vừa nghe nói mà mình còn muốn hiểu tức là mình còn muốn “duy trì” cái bản ngã. Mình còn muốn “duy trì” bản ngã cho nên mình muốn hiểu, mình muốn biết, mình muốn nhận định, mình muốn nhận thức, và mình muốn làm cái gì…  Đó chính là mình còn muốn duy trì cái mình! Bây giờ buông “cái gốc mình” ra thì tự động là không còn mình để muốn hiểu, muốn biết, muốn gì hết! Nói gì thì nói, nhưng ngay cái âm vang, ngay cái từ chữ đó thì là… ngay đó nó là như thế chứ nó không có khác được.

Cho nên nó không có hiểu, nó không có biết, nó không có nhận định, nó không có nhận thức, nó không có ghi nhận, nó không có khái niệm, nó không có khẳng định, nó không có phủ định gì ở đây hết trơn! Ngay đây là không có mấy cái vụ này! Nếu mình còn muốn duy trì bản ngã thì mình nhận định, còn nhận thức, còn nhận hiểu là còn duy trì bản ngã, là còn muốn duy trì bản ngã!

Đây là cái cách để khi mình ngồi ở đây, hay mình đi, mình đứng, mình nằm, hoặc mình tọa thiền v.v. và vào những lúc mình ở riêng, thì ví dụ như vào lúc mình tọa thiền, mình sẽ buông hết mọi thứ xuống. Hoặc ví dụ thậm chí khi mình lên giường nằm ngủ, mình sẽ buông hết mọi thứ xuống, và lúc đó mình thấy mình buông được cái thân. Khi đã buông được cái thân thì động một mảy tơ trên cơ thể cũng không được luôn. Đến khi mình buông cái tâm thì nó hoàn toàn không còn niệm nào nữa. Thực sự lúc đó nó không còn niệm, nó không còn động và nó bị khóa chặt, nó bị bất động một cách hết sức kỳ cục nếu mà chúng ta thực sự buông. Và khi mình buông hết thì mình không làm gì được ở thân tâm này liền, và lúc đó được xem là chúng ta “buông hết”! Không có làm gì được đâu, cũng không hiểu được đâu! Đừng có nói là mình không muốn hiểu. Lúc đó có muốn hiểu cũng không được!

Cái khoảnh khắc mà mình “bất lực” với cái hiểu biết có nghĩa là âm vang, hình sắc vẫn nhận rõ trong lúc mình nằm mình nhắm mắt, mình vẫn nhận rõ mọi thứ nhưng mà mình không ghi nhận nó, mình không tiếp nhận nó, mình không thấy nó là đối tượng, mình không biết nó, không nhận hiểu, không nhận định nó. Mình cứ lặp đi lặp lại “nếu còn nhận hiểu là còn nhận định là còn duy trì bản ngã!” Cho nên lúc này là lúc không còn hiểu, không còn biết, không còn nhận định, không còn động dụng ở nơi thân tâm này… thì rõ ràng là cái khoảnh khắc xảy ra đó, thân tâm hoàn toàn bất động, không động dụng được. Thì cái khoảnh khắc đó rõ ràng là nó không dính gì tới cái thân tâm này, và cái khoảng mà chúng ta không dính tới thân tâm là cũng hoàn toàn không dính tới hoàn cảnh! Vậy cái khoảnh khắc mà không dính thân, không dính tâm, không dính tới hoàn cảnh, tức là không có thân, không có tâm, không có hoàn cảnh đó thì khoảnh khắc đó được tạm gọi là vô dư y giải thoát!

Cho nên trong Tinh Túy Bát Nhã nói sao? “Trong Không Tướng ấy, không có sắc” tức là không có sắc thân tứ đại; “không có thọ” là không có cảm nhận; “không có tưởng, hành, thức.” Rồi tới “không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.” Và tới “không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới cho tới không có ý thức giới. Không có tri thức, không có vô minh. Không có đoạn tận tri thức, cũng không có đoạn tận vô minh. Không có già chết và cũng không có đoạn tận già chết (tức là không có mười hai nhân duyên). Không có khổ, tập, diệt, đạo (tức là không có Tứ Đế).” Bát Nhã nói tận cùng rồi. “Trong đó” thì không có! Tuy dùng cái từ “trong đó” nhưng phải hiểu ngay nơi Hiện Tiền là không có những cái thứ đó.

Khi nghe “trong đó” thì mình tưởng là ở trong đâu, ở trong chỗ nào, nhưng không phải. “Trong đó” tức là ngay nơi Hiện Tiền! Ngay nơi Hiện Tiền thì không có ngũ uẩn, mà không có ngũ uẩn thì không có lục căn, không có lục căn thì không có lục trần, không có lục trần thì không có lục thức, không có lục thức thì không có mười hai nhân duyên, không có Tứ Đế.  Thì phải hiểu đó là “ngay nơi Hiện Tiền” chứ không phải là “trong cái Không Tướng,” “ngay nơi Hiện Tiền” tức là “Không Tướng.” Vậy “ngay nơi Hiện Tiền” tức là Bát Nhã, mà Bát Nhã Hiện Tiền tức là cảnh giới Không Tướng, mà cảnh giới Không Tướng thì không có ngũ uẩn, không có căn, không có trần, không có thức, không có mười hai nhân duyên, không có Tứ Đế, “không có trí và không có đắc” và… không có khó làm!!! Tại mình muốn làm chúng sanh cho nên thành khó!  Kha kha kha J! Mình muốn làm chúng sanh quá trời quá đất đi không có gỡ ra được! Kha kha kha J!

Thực sự là khi nào sâu nơi lòng mình không muốn mình là cái thứ gì nữa một lần… Thật là thẳm sâu nơi tâm hồn, mình có không muốn mình là cái thứ gì, mình có không muốn mình là gì nữa không? Nghiệm lại đi, nghiệm lại đi coi mình có một lần nào như vậy không? Không phải là chán, nhưng tôi không muốn là thân, tôi không muốn là tâm, tôi không muốn là hiểu biết, không muốn là nhận định, không muốn là kiến thức, không muốn là công phu, không muốn thành tựu, không muốn chứng, không muốn đắc, không muốn gì hết không? Chưa, đúng không? Không muốn cái này nhưng mà vẫn còn muốn cái kia! Kha kha kha J! Hết đi cái “muốn” mới được! Không còn cái gì để có thể “muốn”! Tức là một lần thực sự ở trong đời nơi tâm mình không còn “muốn” duy trì bất kể một cái gì nữa, thì lúc đó bản ngã nó mới biến!

Kiểu như mình động, mình thấy bất an nên mình muốn tịnh. Rồi giờ ngồi thiền thì muốn định. Ngồi xuống vắt chân lên, lắc tới lắc lui cho nó định một cái coi. Kiểu gì cũng muốn định. Rồi tâm nó loạn, nó động, rồi bây giờ muốn an, muốn yên. Muốn cho đừng có khởi niệm thì cũng là cái muốn. Mà thực sự “không còn cái gì để muốn”“không muốn cái gì nữa” – ở đây phải thấy có hai cái là không còn cái gì để muốnkhông muốn cái gì nữa“cái người  muốn” cũng không có luôn! Không có cái “người muốn” và “không có điều gì để muốn”! Khi nào mình thấy là mình ở trong cái trạng thái đó thật, khi nào mình thấy mình “không muốn được cái gì nữa,” “không có cái gì để mình muốn”“không cả cái người muốn,” mà cũng “không muốn được gì” và thực sự là “mình cũng không muốn được gì” (chứ không phải chỉ là “mình không muốn gì”)… Khi mà mình “không muốn được gì,” mình “không làm được gì” thì khi đó là “mình” sẽ “mất”! Còn mình vẫn “làm được cái gì” thì mình vẫn còn muốn duy trì cái ngã! Đây gần như là công thức!

Nếu mình thấy mình có thể là gì, mình có thể là cái gì, mình còn có thể khẳng định được, mình còn có thể phủ định được, mình còn có thể nhận định được, mình còn có thể nhận hiểu được, mình còn có thể nhận thức được, mình còn có thể nhận biết được, mình còn có thể khái niệm được thì là mình còn muốn duy trì bản ngã!

Cho nên nhiều lần tôi nói giảng không cho hiểu, vì hiểu là muốn duy trì bản ngã! Hiểu là “mình” hiểu! Vậy lúc dụng công là mình phải trở lại cái chuyện này! Cái mà tôi vừa đọc, cái đó giống như là câu thần chú.

Mình còn muốn nhận định, mình còn muốn nhận thức, mình còn muốn nhận hiểu, mình còn muốn khẳng định, mình còn muốn khái niệm, mình còn muốn có kiến thức, mình còn muốn chứng, mình còn muốn đắc, mình còn muốn lấy, mình còn muốn bỏ, mình còn muốn cái gì, dù bất kỳ cái gì mà mình muốn thì đều muốn duy trì bản ngã! Còn muốn bất kỳ cái gì là còn muốn duy trì bản ngã!

Vậy thì bây giờ mình sẽ không còn “muốn” nữa để mình tỏ cái thái độ là mình không muốn duy trì bản ngã này! Và không muốn duy trì bản ngãhoàn toàn không có cái gì để muốn! Và không còn cái gì để muốn một đoạn thì tự động mình sẽ không muốn được cái gì! Đến lúc mà mình không muốn được cái gì, mình không còn muốn cái gì nữa và cũng không thể muốn được… thì lúc đầu là mình không muốn cái gì, nhưng sẽ đến cái đoạn là mình không muốn được, không có muốn được nữa, mình bị “bất lực!


Không muốn duy trì bản ngã và vượt ngoài thân tâm

Cho nên lúc đầu mình không muốn thì như một sự xả ly. Nhưng tới một cái đoạn mà trạng thái tâm của mình tới cái tầng là bây giờ mình “không muốn duy trì bản ngã” rồi thì bản ngã nó tự biết mất! Và cái khoảnh khắc mất bản ngã là khoảnh khắc mình không có muốn được nữa! Không muốn được nữa – mình “bất lực! Mọi thứ đều tỏ rõ mà không có động đậy gì được hết! Hoàn toàn không còn khả năng để làm bất kỳ cái gì, từ thân cho tới tâm!

Ví dụ ngay lúc đó con mắt mình mở trừng thì nó sẽ mở trừng luôn. Tới 8 ngàn năm thì nó cũng vẫn trừng như vậy hoài. Nếu mà con mắt mình nó nhắm thì 8 ngàn năm sau nó vẫn nhắm như vậy. Tại vì không có làm cái gì khác được! Lúc đó chúng ta không thể khác được từ thân cho tới tâm! Đây là một điều rất kỳ lạ. Khi mà mình không làm cái gì được là mình như bị trời trồng, như bị đứng hình. Và như vậy là một niệm tưởng cũng không sinh được nữa!

Nhưng ở đây không phải là mình nhập định đâu! Phải nói để chúng ta biết rằng đây không phải là một trạng thái nhập định. Mà là do mình đã hiểu biết, nhận định đến cái chỗ vượt ngoài thân tâm này, đến cái chỗ mà không còn dính tới thân tâm này, tức là mình đã thấy, đã nhận biết, đã nhận định rất là đúng về cái chuyện đó rồi. Khi mình thấy, mình nhận định đúng rồi thì chuyện đó tự động xảy ra với tâm của mình! Còn mình thấy lệch một chút là nó không xảy ra!

Cho nên tôi dùng cái từ “thấy đúng là sống đúng,” là như vậy đó! Khi mình thấy đúng thì chuyện đó xảy ra đúng với cái đang thấy! J Đó, nó cũng trở lại cái Thực Tại Hiện Tiền! Y như vậy đó. Tức là ngay khi chúng ta thấy đúng là sự sống xảy ra đúng như cái đang thấy, hiểu không? J Và tất cả mọi cái sự sống của chúng ta đang xảy ra đúng như cái mà chúng ta đang thấy đang biết ở đây, chứ chúng ta không thể nào sống khác hơn.

Do đó nếu cái tầm thấy của chúng ta đúng với chân lý, đúng với cái chân trời của chân lý rồi thì tự động chân lý hiển hiện thành đời sống của mình, chứ không phải là mình “làm” để mà mình vượt thoát nữaKhông còn cái chuyện động đậy để giải thoát. Không còn quán sát để giải thoát. Không còn có dụng công, dụng lực, dụng tâm nữa, mà là cái thấy của mình nó đã ở ngoài mọi cái dính mắc rồi! Nó vượt ngoài ngã và pháp rồi! Nó không còn dính mắc tới ngã, nó không còn dính mắc tới pháp thì không nói tới “vượt thoát” nữa! Nó là cái “ở ngoài”! Cái siêu vượt “ở ngoài,” chứ không phải là cái mình “vượt ra”! Mà cái sự thật không phải là cái “đi ra”! Sự thật là nó vốn dĩ là như thế! Mà nó vốn dĩ là như vậy thì nó không cần làm cái gì thêm, vì nó vốn dĩ thanh tịnh, nó vốn dĩ tự ly, nó vốn dĩ bất nhiễm, nó vốn dĩ tự tịnh, nó vốn dĩ tự định! Nó vốn dĩ là như vậy!

Vậy nghĩa là lâu nay mình không thấy rõ cái này. Bây giờ mình thấy đúng như thật là nó vốn tự tịnh, tự định, tự ly. Thì từ đó trở về sau mình quay lại mình thử coi mình dính với cái gì thì là không dính được nữa! Thực sự không phải thử mà là chấp luôn đó, có dán cũng không dính luôn. Thì như vậy là mình đã thấy đúng. Khi mà có được một “cái thấy vượt thoát”—đây là một “cái thấy vượt thoát” chứ không phải là dụng công để vượt thoát – lâu nay mình thấy lầm cho nên mình vùng vẫy trong cái lầm, còn bây giờ mình đã thấy đúng là tự động automatic mọi thứ nó trơn tuột, mọi thứ nó thông lưu mà không cần phải làm thêm cái gì!

Cho nên sau cái lần mà chúng ta nhận chân được chân lý mà mình vẫn “làm cái gì để thoát cái gì” là biết rằng mình chưa thấy đúng! Khi đã thấy đúng rồi thì mình không thể làm cái gì để dính được với cái gì nữa… thì lúc đó là mình đã thấy trúng! Và không có làm cách nào để dính được! Không có cách nào có thể dính được. Dù sanh tử trùng trùng trùng trùng những kiếp tới thì là tới chơi để độ sanh chứ không phải là mình bị trở lại. Sau cái lần đó rồi là mình không bao giờ bị sanh tử lôi cuốn nữa, mà là tự tại và làm chủ một cách tuyệt đối luôn. Nếu muốn thọ thân ở cõi giới nào là tự automatic.  Còn không thọ thân thì vô dư y giải thoát!

Cái từ “vô dư y giải thoát” hay lắm! Không có tồn đọng một mảy trần nào – đây là một cái nơi hoàn toàn không thể nhiễm được, không thể dính được, không cái gì có thể nắm bắt được hay ràng buộc được! Tuyệt đối những cái này không có trong cõi giới vô dư y giải thoát đó thì người đó đang ở cảnh giới vô dư y Niết Bàn, chứ không phải là xả cái thân tứ đại rồi mới được gọi là nhập vô dư y Niết Bàn. Cái đó chỉ là lý luận cho vui thôi. Thực tế cảnh giới vô dư y giải thoátvô dư y Niết Bàn là ở “ngay nơi Hiện Tiền này”! Nếu người nào “ngay khoảnh khắc Hiện Tiền”không có cái gì dính được với họ, và họ cũng hoàn toàn không có mặt ở đây để dính với cái gì – mất cái ngã là mất tất cả, thì không có “dư” trở lại nữa, không có hữu dư trở lạihoàn toàn vô dư, không có hữu được nữa. Mất ngã là mất tất cả, và khi mất ngã là mình hoàn toàn không còn làm cái gì được nữa ở trong không gian vũ trụ này. Mình không còn làm giống như xưa được nữa. Không có lặp lại giống như cũ được nữa, không có dính mắc giống như cũ được nữa, nên gọi là “việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái này nữa” thì người đó mới là người thực sự nhập vô dư y Niết Bàn. Không còn trở lại trạng thái đó được! Không còn lặp lại dính mắc với bất kỳ một cái gì nữa! Không bao giờ lặp lại việc dính mắc đó nữa. Vì sao? Vì đã chấm hết cái ngã đó rồi! Chấm hết ngã thì không có chỗ để dính! Đó được gọi là vô dư y giải thoát.

Cái chuyện giải thoát là cái chuyện ngay nơi hiện hữu này! Nếu ai có một khái niệm dù nhỏ là mình sẽ giải thoátđâu đó thì đó là khái niệm sai lầm! Nên biết như vậy. Cho nên bây giờ là nên dùng hết tất cả sức bình sinh của mình cho khoảnh khắc Hiện Tiền! Đừng có dư ra ngoài. Chỉ đơn giản là đừng có dư ra ngoài. Đơn giản là hãy sống trọn vẹn ở ngay nơi cái thực tại Hiện Tiền. Đừng có dư là chúng ta sẽ vượt ngoài hết tất cả những ràng buộc xưa nay liền. Còn mình dư, mình sống bị dư, lắc qua là quá khứ, lắc lại là vị lai, chúng ta có đi đâu khỏi hai cái này đâu.


Lầm nhận vọng là thiệt thì dụng công thế nào cũng lầm

Bây giờ tự nhiên đang ngồi, người ta hỏi, ngồi làm gì mà cái mặt dàu dàu vậy. Mình trả lời là tôi nhớ chuyện này, tôi nhớ chuyện kia, tôi nhớ chuyện nọ. Nhớ chuyện cũ, vui thì cái mặt tươi tươi, nhớ chuyện cũ buồn thì cái mặt sầu sầu một chút. Có bao giờ mình thoát ra cái này đâu? Nhưng mà [vấn đề nằm ở chỗ] mình lầm nhận có một cái niệm thiệt. Cho tới giờ phút này, quý vị có còn thấy cái ý niệm là thiệt không? Trả lời thực tế đi, thấy ý niệm là thiệt không? Tự nghiệm lại coi mình thấy ý niệm là thiệt hay là không thiệt? Cái ý niệm mà đang hiện ở nơi tâm của mình đó, mình nhìn coi mình thấy nó thiệt hay là không thiệt? Đương nhiên mình nhìn mình sẽ thấy cái động niệm” khởi lên, đúng không? Thì cái “động” đó là thật hay là không thật? Mình phải thấy rõ ràng! Chỗ này là mình phải rõ ràng thì mình mới sống yên được.

Thấy vọng là “thật” sao? Vọng nó là vọng! Nhưng nếu mình thấy vọng thật là vọng thì mình dụng công như thế nào mình cũng lầm! Dù là vọng hiện vọng lặng mình đều biết, biết cái vọng nó hiện lên và cái vọng nó lặng xuống. Vọng hiện thì mình biết nó hiện, vọng lặng thì mình biết nó lặng nhưng sâu nơi lòng mình thấy có cái vọng thật hay không? Vấn đề là như vậy, mấu chốt là ở chỗ này!

Tôi nhớ hồi xưa tôi dụng công tôi ức lắm, tại sao cứ đợi vọng khởi hiện lên rồi biết, khởi lên rồi biết? Sao vậy? Quý vị dụng công, quý vị có thắc mắc không? Nhưng mà tôi khó chịu lắm, tại tôi làm lâu rồi mà nó không chịu hết, tôi khó chịu lắm! J Thằng nào nó cũng hiện, lúc nào mình cũng biết, nó hiện là mình biết. Nó hiện mình cũng biết, nó lặng mình cũng biết, mà rồi cuối cùng mình cũng như mình! Kha kha kha J! Mình vẫn là mình, mình thay đổi được gì đâu? Vậy thì có cách nào không, chứ không lẽ suốt đời ngồi hoài như vậy? Và tôi nhớ có một lần tôi hỏi Sư Phụ“Sư Phụ để đệ tử ngồi hoài vậy sao?” Sư Phụ trả lời“Tôi dựng lên được, tôi hạ xuống được, cấm chú 30 năm không được quyền đụng tới!” Từ năm 1987 tới bây giờ là hơn 30 năm rồi nên bây giờ được quyền đụng. Đụng để mở con đường cho mình chứ không phải đụng để phá ai.

Rõ ràng là cái vọng này, cái vọng này…. chúng ta phải thấy thật sự rõ. Bây giờ mình xác định thật sự rõ, ví dụ như bây giờ, mình nói rằng hình sắc là con mắt mình có thể thấy được. Một ý niệmhiện ra có nghĩa là nó sinh, nó mất đi có nghĩa là nó diệt. Vậy mình thấy cái sinh diệt đó là thiệt hay là không thiệt? Nếu mình thấy nó thiệt thì suốt đời này mình tu không có được cái gì.

Còn nếu mình thấy không thiệt thì mình thấy làm sao? Thấy nó huyễn, nó giả, nó xuất hiện rồi nó biến mất? biến mất rất là nhanh cho nên nó thành vọng? Cái từ “vọng” là cái gì nó “ảo”, nó không có thật. Giống như ảo thuật. Nó thảy cần câu bên đây, nó giựt lên dính con cá, nhưng đó là ảo, con cá không có thật, nó chỉ gạt mình thôi chứ con cá không thật. Rồi nó vò vò bàn tay, nó vỗ cái bụp, con bồ câu hiện ra vỗ cánh bạch bạch bạch, mà con bồ câu ở đâu? Con bồ câu ở đâu ra thì mình không biết. Đó là ảo thuật. Thì bây giờ mình gọi là “ảo vọng,” “vọng ảo.” Ảo vọng là ảo. Ảo là vọng, vọng là ảo, chứ vọng không có thực. Nhưng mà bây giờ mình thấy còn vọng, có nghĩa là còn sanh tử, có nghĩa là vọng còn nên sanh tử còn, vậy thì thực hay là không thực?

Cái khác nhau giữa người tu theo Nguyên Thủy và tu theo Đại Thừa là ở cái chỗ nhận định vọng “thực” hay là “không thực.” Nếu thấy vọng thực thì sẽ có khổ thực, có vui thực, có sinh tử thực và có Niết Bàn thực. Cho nên diệt cái sinh tử để hiển lộ cái Niết Bàn.

Còn những người thấy vọng không thật, nhưng họ không có nhắm ngay vọng để hơn thua. Nhà Thiền có ví dụ này rất rõ về ngay khi thấy cái vọng. Đó là những cách bắt mồi. Ví dụ như con chó, chọi cục đất thì nó chạy lại nó chụp cục đất đó. Con mèo thì nó không chạy, mà nó ngồi nó nhìn, nó hớp hồn con chuột, con chuột buông tay, con mèo chụp là dính. Còn con cáo thì sao? Nó đi cà đủng cà đảnh, cà đủng cà đỉnh, gần như nó không để ý tới con gà. Nó cứ đỏng đảnh như vậy nhưng nó siêu tới cái mức độ là nó đo được cái độ phóng của nó là bao nhiêu. Nó đi mà nó nhắm chụp được con gà là nó phóng tới trúng đích, con gà không có chạy được. Con cáo hết sứctinh vi, có khả năng đo được cái khoảng cách cần phóng tới để chụp con gà. Có nghĩa là hết sứcbình thường, thấy vọng bắn cái bụp là rớt! Không có để ý! Một người chăm hẳm ngồi chờ vọng khởi rồi biết, đúng không? Còn một người thì rất là thư thái, thanh thản, thảnh thơi, thấy vọng khởi lên rồi biết là vọng mất.


Dụng công kiểu con sư tử: Tỏ rõ Hiện TiềnHiện Tiền tỏ rõ – Biết “cái đang biết,” biết cả cái có lẫn cái không, và cái biết đó là “trùm,” là “ở khắp,” không phải “ở giữa”

Nhưng còn con sư tử thì quăng cục mồi ra thì nó sẽ chụp người quăng!  Khác biệt cái gì? Giờ muốn dụng công kiểu sư tử, hay là kiểu con mèo, hay là kiểu con cáo, hay là kiểu con chó? Kha kha kha J! Dụng công kiểu sư tử thì “ngay khi” cái vọng “hiện” đó thì sao? Thì biết cái chỗ đang hiện! Biết cái chỗ đang hiện không có nghĩa là biết “cái hiện” mà biết “cái đang biết” đang hiện hữu đó đó! Cái biết” đang hiện hữu đó mới là cái quan trọng, còn cái vọng mà nó hiện nó lặng, nó hiện nó lặng là nó hiện nó lặng trong “cái biết.” Cái biết là cái biết, cái biến là cái hiện. Còn cái chớp nhoáng, chớp nhoáng của ý niệm là cái chớp nhoáng của ý niệm. Ý niệm “hiện” ngay “cái biết,” chứ không phải là theo hay không theo vọng mà là cái biết! Như vậy nhận diện cái biết, an trụ cái biết, sống ở nơi cái biết, và như vậy là nó khác với cái “biết vọng”! “Cái biết” này mới là cái chính, còn cái vọng nó lặng nó hiện, nó lặng nó hiện là nó lặng nó hiện, còn cái biết này là nó đang biết cái lặng và cái hiện đó đó.  Thì cái biết đó mới là cái quan trọng chứ không phải cái vọng mới là cái quan trọng. Chọn cái nào chính cái nào phụ ra để xài chứ, đúng không?

Mà đa phần là chúng ta biết vọngchúng ta không có theo vọng, vọng khởi lên rồi biết, vọng lặng xuống rồi biết. Vậy là mình biết cái vọng khởi hay mình biết cái vọng lặng, hay là mình nhận “cái biết” đang hiện? Nếu mà nhận cái biết đang hiện thì có cần phải biết vọng không? Không! Cái biết đang hiện thì hiện cái biết, và chỉ là Hiện Tiền cái biết; cái gì hiện trong cái biết thì nó biết, chứ nó đâu cần biết vọng, biết không vọng. Đương nhiên là vọng khởi và vọng lặng nó biết, nhưng ta không quan trọng cái khởi và cái lặng của vọng, mà quan trọng là “cái biết” đang biết cái hiện và cái lặng mới là cái quan trọng. Vài cái biết này nó không bị vọng làm mờ, nó cũng không bị cái lặng làm mất đi, đúng không? Vọng hiện nó cũng biết mà vọng lặng nó cũng biết. Giữa cái hiện và cái lặng, cái có và cái không, nó cũng biết. Nó không vì cái có mà nó hiện, nó không vì cái không mà nó mất. “hiện diện” để có thể “tỏ rõ,” chứ không phải là nó “ở giữa”! Không phải nó ở giữa mà là nó “trùm” cả cái có và cái không! Không phải nó “ở giữa” cái có và cái không!

Hồi xưa năm 92 tôi “bắt” [lỗi] ông Krishnamurti vì ông định nghĩa chữ “thiền” trong quyển Giải Thoát Tri Kiến. Ông nói thiền là “khoảng giữa giữa hai ý niệm” là tôi [bắt lỗi] liền từ năm 92. Không phải “ở giữa,” mà là nó “trùm”! Nó biết cả cái có và nó biết cả cái không thì nó không phải là ở giữa. Nếu nó ở giữa thì nó chỉ biết cái ở giữa chứ nó không biết cái có và cái không, nhưng mà nó trùm thì cả cái có lẫn cái không nó mới biết, cho nên chúng ta phải dùng từ chữ cho rõ ràng. Nói “ở giữa dòng” tức là không có bên đây và không có bên kia. Như cái cây mà nó trôi ra biển được là vì nó không tấp hai bên. Nghe câu đó hay quá nên mình “ở giữa dòng” luôn mình chơi. Như vậy thì chết chắc luôn chứ không cứu được đâu.

Trong Kinh có diễn tả là nếu một cái cây ở dòng suối mà nó muốn trôi ra tới biển thì nó như thế nào, có nghĩa là nó không tấp bên đây và nó không tấp bên kia, mà không tấp bên đây và không tấp bên kia thì có nghĩa là nó ở giữa dòng. Ở đó gọi là trung đạo. Nhưng đạo không phải “ở giữa”! Nghe định nghĩa trung đạo rồi dịch thành “ở giữa” luôn thì không phải đâu. Mà ở giữa thì chết chắc luôn, vì ở giữa thì sẽ có hai bên, và như vậy thì sẽ có đủ ba thứ luôn chứ không chỉ hai thứ nữa. Có “ở giữa” là dính tùm lum. Cho nên ở đây, chúng ta không phải “ở giữa” mà nói nó “trùm,”“ở khắp”! Không phải “ở giữa” mà phải dùng cái từ “ở khắp”! Mai mốt chúng ta nên dịch lại là “ở khắp.” Ở khắp cho nên có hiện ra, nó biết có, không hiện ra, nó biết không. Khi cái gì mất, nó hiện cái không là nó biết cái không. Tức là nó biết cái có và cái không một lượt, chứ không phải là nó “ở giữa” của cái có và cái không! Chuyện này thì chúng ta nên biết.

[…] Như vậy khi chúng ta đang trong giai đoạn dụng công tu tập thì chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang ở cái chỗ “tỏ rõ Hiện TiềnHiện Tiền tỏ rõ” cho nên cái gì hiện lên là rõ cái đó, cái gì tắt đi là rõ cái đó. Ngay nơi hiện cái không là rõ cái không đang hiện. Ngay nơi hiện cái có là rõ cái có đang hiện.

Đức Phật nói rất rõ ràng là ngay nơi cái thân là tuệ tri cái thân đang hiện. Ngay nơi hít vào thì tuệ tri hơi thở đang vào. Ngay khi hơi thở ra là tuệ tri hơi thở ra. Đúng không? Tuệ tri ngay nơi Hiện Tiền đó thì cái “tuệ tri” đó mới là quan trọng, còn thân, thọ, tâm, pháp là cũng đang bị tuệ tri, thì cái đó đâu phải là cái quan trọng đâu, đều là cái bị tri! Cho nên khi mình tri tới cái mức độ “toàn tri,” tức là “cái tri toàn triệt”! Tri toàn triệt có nghĩa là cái gì hiện ra là tri cái đó, có hiện có, không hiện không, cái khoảng không dài hiện khoảng không dài, khoảng không ngắn hiện khoảng không ngắn, rồi tới lúc không còn động niệm nữa thì nó hiện sự rỗng lặng. Rỗng lặng thì sẽ tuệ tri sự rỗng lặng đang hiện, chứ không phải có niệm không niệm nữa mà giờ là sự rỗng lặng là nó khác nữa nha.

Bước Một: Cái biết không dính nhiễm quan trọng hơn “cái khoảng không” giữa hai đầu ý niệm

Cho nên có những khoảng không mà có những vị [nhắc tới]. Có những vị tôi cũng nể lắm, hồi xưa tôi cũng có đọc sách. Mấy quyển sách đầu tôi đọc, tôi rất nể phục. Một số bài nói chuyện làm tôi cũng rất là nể. Nhưng rồi sau đó, ông dùng từ “kéo dài cái khoảng không,” hiểu không? Kéo dài cái khoảng không? Tức là giữa cái niệm trước và cái niệm sau có “cái khoảng rỗng” rồi mình “kéo dài cái khoảng đó ra” để rồi không còn niệm nữa. Tôi nói rằng nếu ông là người Việt Nam viết mà không thông qua thông dịch, là ngòi bút của ông, ông ngồi ông viết mà viết “kéo dài cái khoảng không” là tôi không chấp nhận.  Phải chi đây là bản dịch lầm lẫn thì có thể tha thứ, nhưng còn viết “kéo dài khoảng không” là không có thể được!

“Khoảng không” không thể kéo dài, vì cái gì nó là cái đó, anh không thể thêm không thể bớt gì khoảng không! Kéo dài có nghĩa là thêm. Làm cho “cái không” nó dài thời gian ra, đúng không? Thay vì cái không nó chỉ có một giây thì bây giờ nó thành hai giây, ba giây, bốn giây… có nghĩa là được “định”?  Định là “kéo dài cái khoảng không?  Dạ, định thì nó khác, còn kéo dài khoảng không là khác, và khoảng không là “khoảng cách” giữa có và không là khác!

Nhưng “khoảng cách” giữa có và không, giữa cái niệm và không niệm, khoảng thời gian của cái hiện niệm và thời gian của cái mất niệm đó, cái “khoảng không” đó là nó gần như nhau. Và bây giờ mình muốn cái này nó hơn. Động niệm là nó động, nó không an, rồi không có động niệm là an, cho nên bây giờ mình muốn “kéo dài cái không niệm” ra để được an? Dạ, không phải, bị lầm rồi! Vì thấy có cái gì? Trở lại có “cái có” thật và “cái không” thật, hiểu không? Cho nên muốn kéo dài “cái không” đó ra để mình được an trú trong “cái không” đó. Nhưng mà không! Dù anh có “không” một tỷ năm, còn tôi “biết” anh một tỷ năm, thì thằng nào quan trọng hơn thằng nào? Thằng “biết” quan trọng hơn, đúng không? Vậy thì mắc gì kéo dài “cái không” mà không ở ở nơi “cái biết”? Ở nơi cái biết nó quan trọng hơn chứ! Thành ra cái có, không nó có thành quan trọng không? Không!

“Có” hiện ra là tôi biết có, “không” hiện ra là tôi biết không. Phải rõ ràng, mình phải rất rõ ràng cái chỗ này, để mình không vì bị vọng nhiều, vọng ít ở đây, hiểu không? Nó không có vì vọng nhiều mà mình loạn, và vọng ít thì mình an. Không có phải vì khởi niệm mà mình động và không khởi niệm là mình tịnh! Không có vì cái chuyện đó! Vì cái chuyện “Hiện Tiền rõ biết” của mình, do đó, động nhiều thì mình cũng rõ biết như thế, mà động ít cũng rõ biết nó như thế! Rõ biết là rõ như vậy, không vì cái nhiều, không vì cái ít, không vì cái có, không vì cái không mà nó thay đổi, mà nó chỉ là cái rõ và chỉ rõ như vậy thôi, thì nó không dính mắc với cái có và cái không! Mình ra ngoài cái có và cái không bằng cái rõ của mình! Như vậy không phải đợi biết vọng để hết vọng mà là vọng mày có khởi kiểu gì thì “cái Hiện Tiền biết” vẫn là cái biết hiện hữu hiện tiền!

Như vậy nếu như trước khi đi vào cái chiều sâu của tâm linh mà mình nắm vững cái này thì mình có bị bất an bởi vọng niệm không? Nhẹ tưng liền ngay tại chỗ! Tại vì mình phải xác định là cái gì chính, cái gì phụ một cách rất là rõ ràng, rất là minh bạch chứ chúng ta đừng có mờ cái chỗ này. Chỗ này mà mờ là đi vào công phu không được! Rất rõ ràng, đúng không? Thấy rõ ràng ý niệm, và ý niệm mất thì mình vẫn thấy nữa, hiểu không? Vẫn là cái thấy để thấy có niệm và thấy không niệm. Cái thấy này nó không bị “niệm”“không niệm” làm thay đổi. Như vậy là mình thấy bình đẳng, thấy bình đẳng giữa cái có và cái không! Có nó cũng thấy như vậy, mà không nó cũng thấy như vậy. Có nó cũng biết như vậy, mà không nó cũng biết như vậy. Cái biết này mới là cái biết cả cái có lẫn cái không, cái biết hai đầu, cái biết trùm khắp, cái biết hai bên mà nó không thuộc bên đây cũng không thuộc bên kia. Nó không bị bên đây dính mà nó cũng không dính cái bên kia, hiểu chưa?

Lần lần mình sẽ nhận ra cái biết này trước đã, để mình vượt thoát hai bên cái đã. Chính cái biết này nó mới không dính hai bên. Biết có nó không dính có, biết không nó không dính không thì nó mới thoát khỏi hai bên, nó phải thoát khỏi cái đúng sai, thoát khỏi cái hay dở. Từ chính cái biết này mới tạo thành nền tảng để mình “ở ngoài” một cái đi, rồi lúc khác sẽ nói chuyện về nó tiếp. Còn nếu mình không rõ cái này mà mình ngồi thiền, mình dụng công tu tập thì mình ở đâu để mình tu?

Mình không lấy, bỏ. Chủ trương tu của mình là không lấy, bỏ. Mình không lấy, không bỏ, đúng không? Không lấy cái không, bỏ cái có. Không lấy cái có, bỏ cái không. Giữa cái có và cái không đều thấy như nhau, đều biết như nhau, đều bình đẳng để thấy biết như nhau, tốt xấu đều bình đẳng để nhận biết như nhau. Mọi thứ đều bình đẳng để nhận biết như nhau thì chuyện tốt chuyện xấu cũng không làm mình động tâm mà chỉ là cái biết!

Và nhìn lại, vì cái biết” không bị thằng nào làm dính, không bị thằng nào làm nhiễm, nó luôn luôn là như vậy, nó luôn hiện hữu như vậy, để rồi qua tới tầng hai thì mình mới nói cái biết nó là cái gì, vì sao mà nó không dính. Nhưng nếu giai đoạn đầu chúng ta dụng côngchúng ta không rõ ràng, chúng ta sẽ không có tự tin. Nếu chúng ta hiểu biết đúng thì chúng ta sẽ rất tự tin là cái biết” của chúng ta đang Hiện Tiền, đúng không? Đủ tự tin này mới được. Nếu chúng ta đi vào công phuchúng ta không tự tin là chúng ta bị loạn bởi ý niệm liền. Tin không? Nhưng mà rõ ràng là niệm kiểu gì mình cũng biết. Niệm nhiều cũng biết, niệm ít cũng biết, niệm thưa cũng biết, niệm nhặt cũng biết, niệm thô cũng biết, niệm tế cũng biết, không niệm cũng biết, có niệm cũng biết, động nhẹ cũng biết, động mạnh cũng biết, gợn lăn tăn cũng biết và không gợn cũng biết. Mọi cái mình đều biết thì những cái này không phải là mình cái đã, mình phải tách bạch nó ra! “Cái bị biết” nó không phải là mình thì hơi đâu mà quan tâm nó còn hay nó mất! Nó không có phải là mình thì không nên đặt trọng tâm qua phía đó và hãy đặt trọng tâm nơi “cái biết” thì rồi quý vị sẽ thấy là mình sẽ khác, rất khác so với công phu từ trước tới bây giờ.

Bây giờ còn lo vọng nhiều vọng ít nữa không? Ai còn thấy vọng nhiều vọng ít tức là mình đã thấy vọng “thật” hơn là cái biết, hiểu không? Còn khi mình đã thấy cái biết thật sự là quan trọng thì vọng hiện trong cái biết và vọng mất ở ngay cái biết! Ngay nơi cái biết của mình đang hiện hữu, vọng hiện và vọng mất.Cho nên cái biết thì vẫn luôn là cái biết, còn vọng thì luôn luôn tương tục thay đổi. Mình phải rất là rõ, mình nghiệm rất là rõ. Ở chỗ này gọi là “nghiệm chứng” chứ không phải là nhận hiểu nữa. Và khi mình rất là vững ở cái biết đó rồi thì không còn nói chuyện vọng nữa.


Bước hai: Cái biết tự nhiên không tập trung

Nhưng cái biết này nó không phải là sự tập trung! Đó, bây giờ mình nhả ra, nó không phải là sự tập trung đâu nha. Rõ ràng là mình chú ý nó cũng biết mà mình không chú ý nó cũng biết. Mình tập trung nó cũng biết mà mình không tập trung nó cũng biết. Tới lúc này là một bước khác à! Nghiệm chứng đi, nghiệm chứng đi, cái này là phải nghiệm chứng!

Khi mà mình biết một cách rất tự nhiên mà không hề có sự chú ý nào, và nếu có sự chú ý là mình phải làm sao? Là phải không tiếp tục. Hiểu chưa? Nhưng mà lúc đầu thì nên có một tí tập trung, là tại vì giai đoạn đầu thì mình khó có được cái này lắm thì mình phải bước bước một như nãy giờ mình nói. Bước bước một nhưng mà phải nhẹ từ từ, tập nhẹ bớt từ từ cái sự tập trung đi để mình biết mà không tập trung. Biết không phải ngồi biết chăm hẳm, ngồi nhìn chăm hẳm. Biết là biết, biết là biết thôi! Mình cảm giácnặng đầu, nặng trán gì đó thì mình thả lỏng, buông thư để cái biết nó chỉ hiện là cái biết và nó chỉ biết như vậy thôi. Cái gì hiện ra trong cái biết thì nó biết. Cái gì nó lặng đi ngay cái biết thì nó cũng biết ngay khi cái đó lặng. Rồi cái gì hiện ra thì cũng biết một cách rất là tự nhiên.

Cho đến khi mình nhìn lại, mình kiểm tra lại, mình tự soi rọi lại mình coi mình có phải là còn đang dụng công không, mình còn đang tập trung để biết không, và nếu mình còn tập trung để biết thì mình buông xuống đi! Mình buông xuống để khi nào, đến một cái lúc mà nó có “gợn” ý niệm lên thì cũng biết một cách rất tự nhiên. Biết tự nhiên như thế nào? Ví dụ như là bây giờ mình đang ngồi, mình nghe giảng thì nó ngứa tự nhiên trên mặt của mình thì mình biết vậy đó. Không để ý nhưng mà nó ngứa thì cái biết ngứa ở ngay mặt mình nó rất tự nhiên mà không phải sự chú tâm. Tôi đâu có để ý gì trên mặt đâu, nhưng vì tại vì nó ngứa nên mình gãi nó, là tự nhiên đó, tự nhiên tới cái mức đó đó!

Như vậy cho tới khi cái biết mình nó rất tự nhiên thì có một cái hiện hiện hiện hiện lên là mình biết ngay cái hiện đó cho tới hiện nguyên vẹn cái niệm là mình biết nguyên vẹn cái niệm, và cái hiện yếu đi là mình biết cái niệm yếu đi, cái niệm nó mất là mình biết rõ ràng lúc đó cái niệm mất mà mình không có công lực nào ở nơi cái đang biết đó. Cái biết mà không phải là do dụng công dụng lực, không phải là do dụng tâm thì biết đó mới là biết tự nhiên! Thì đó là bước hai. Nhưng mà mình phải đặt trọng tâm nơi cái biết.

Bước một là mình rất vững vàng rằng cái biết này không dính nhiễm. Cái biết này không bị lệ thuộc, nó không bị cái thằng có niệm, cái thằng không niệm nó làm động mình. Nó chỉ là biết, nó đang biết, nó rõ ràng, nó đang rõ ràng nó đang biết. Và cái biết rõ ràng này nó không bị thay đổi bởi bất kỳ chuyện gì. Mình phải khẳng định được là mình có cái đó lúc ban đầu cái đã đi. Và nghiệm lại coi mình có không? Có! Ai cũng có cái này, cái này là dễ nắm bắt, dễ nhận nhất và dễ có thể thực hiệnbước một này.

Nhưng bước hai là mình phải thả cho được tới cái tự nhiên biết. Biết một cách rất là tự nhiên như nhiên mà không hề có dụng công, dụng lực, dụng tâm, không có để ý, không có chú tâm, không có tập trung. Nó chỉ nguyên như vậy!Nó nguyên như vậy, nó nguyên như vậy! Nó tự nhiên như bây giờ tôi nói một tiếng quý vị nghe liền. Đừng có tập trung, đừng có tập trung! Ví dụ như thả lỏng, đừng có tập trung. Thả lỏng, đừng có tập trung gì hết, đừng có thèm để ý ông thầy nói cái gì luôn, dẹp ổng qua một bên đi. Nhưng giờ tôi nói một tiếng, quý vị nghe không? Nghe tự nhiên mà không do tập trung, hiểu chưa? Thì phải tự nhiên nghe, tự nhiên thấy, tự nhiên biết, tự nhiên nhận, tự nhiên rõ, tự nhiêntự nhiên không có dụng cái gì ở nơi lục căn!

Thì lúc mà chúng ta đang tự nhiên, tự nhiên rỗng lặng, tự nhiên rõ biết… cái tự nhiên đó nó hiện rarõ ràng là không phải do mình dụng công dụng lực dụng tâm gì hết. Bây giờ nhìn lại coi là mình không có làm cái gì hết nhưng mà có âm thanh là mình biết, đúng không? Không làm gì hết, không có mất công cái gì hết, không có chú ý cái gì hết, không có chú tâm cái gì hết, mà có âm thanh là nhận không?

Thì chúng ta phải nhận ra được cái nhận rõ tự nhiên đó đó. Nãy giờ nói là mình vẫn còn kẹt trong thân nhưng mà mình phải chấp nhận cái điều này trước một hai bước cái đi. Đó [cái tự nhiên biết này] là bước thứ hai. Bắt buộc chúng ta phải bước tới bước thứ hai này.


Nghiệm chứng và thoại đầu: Còn cái gì nữa không?

Và khi bước tới bước thứ hai rồi thì mình phải nghiệm chứng tiếp. Tự mình nghiệm cái biết này, cái biết tự nhiên này nó có dính tới thân này không? Ví dụ như tôi vừa nói thì quý vị nhận được âm thanh đó. Cái nhận biết âm thanh tự nhiên nãy giờ thì nó còn cái gì nữa không? Thì mình phải tự mò coi cái chỗ của mình nó còn cái gì nữa không? Đang nghe, đang nghe, đang nhận âm thanh…còn cái gì nữa không, còn cái gì nữa không? Cái này như kháng thoại đầu! Ngộ ra được cái này là mình biết mình có cái gì nữa rồi đó! Kha kha kha J!

Đây là câu thoại: “Ngay khi nghe, ngay khi biết nghe đó, còn cái gì nữa không?”

Tự mọi người trả lời chứ tôi không trả lời cái này, hiểu không? Mình nhận ra được cái này, trả lời được câu hỏi này là mình đã phá vỡ được cái công án “tiếng vỗ của một bàn tay.” Ngay khi nghe còn cái gì nữa không? Cái đang nghe đó là cái gì? Là duy nhất, là tất cả chưa? Hay là còn cái gì? Đó mình hãy hỏi lòng vòng cái kiểu đó để mình phá được cái công án này. Còn cái gì ở cái chỗ đang nghe này không? Chỗ đang nhận, chỗ đang biết âm thanh rất là tự nhiên, nó là tất cả chưa? Không có được gật đầu, không có được lắc đầu ở đây mà phải nghiệm chứng, phải thấy cho ra cái sự thật là ngay khi nghe âm thanh, ngay khi thấy hình sắc, tức là căn đang tiếp xúc với trần, có cái thức so sánh phân biệt thì còn cái gì nữa hay không? Cái đó là cái gì? Còn thì nó là cái gì? Phải nhận rõ nó. Nó không được quyền liên quan tới sách vở, sách sử, không được quyền nói là Tự tánh, là Tự tâm, là cái gì cả! Dẹp hết qua một bên đi, đừng có đem mấy cái danh tự đó vô đây, nó sẽ mờ, hiểu không? Coi nó là cái gì cái đã! Cái đó nó là cái gì? Và nhận rõ cái gì đó đó thì là cái thấy riêng của mình chứ không có nương tựa vào kiến thức của người khác. Ít ra thì mình phải nhận ra được cái này. Tự mọi người sẽ có một câu trả lời cho riêng mình, đúng không?

Rồi, thực hành đi. Ngồi đây thực hành tới mốt rồi về! Kha kha kha J! Có cái câu thoại đó, và câu thoại này hấp dẫn à nha! Bây giờ ngay nơi lục căn tiếp xúc với lục trần, ngay nơi cái biết của con mắt, ngay nơi cái biết của lỗ tai, ngay nơi cái hay biết, ngay nơi cái so sánh… thì còn cái gì nữa không? Cái đó là cái gì? Còn cái gì nữa không? Nếu trả lời là còn thì nó là cái gì? Nó là cái gì? Nó là cái mà mình hiểu nó, mình nhận định được nó, mình nhận biết được nó? Nó ra làm sao? Nó như thế nào? Nó dính nhiễm hay là nó không dính nhiễm? Nó có hình tướng hay nó không hình tướng, nó linh thông hay là nó chậm lụt?

Tất cả những câu trả lời đó, phải trả lời cho được. Để mình thấy rằng mình biết rất là rõ cuốn sách này là 100 trang, mỗi một trang có 500 chữ thì nhân ra thì nó có 5000 chữ, ví dụ là vậy. Thì như vậy làm mình sẽ biết rất rõ cái mà mình đang hỏi, cái mà mình đang đặt vấn đề như bây giờ… để đến khi nào mà nó có một câu trả lời thật sự đúng. Chứ đừng có “hiểu” nha! Đừng có tìm hiểu qua sách vở. Những cái chuyện này mà quý vị tìm hiểu qua sách vở để quý vị hiểu thêm, để quý vị nhận định, nhận biết, nhận hiểu qua kiến thức, kiến giải của người khác thì cũng không giải quyết được chuyện gì cho mình. Cho nên không có nên mượn kiến thức, chỗ này là chỗ mà thầy không có mó vô được!

Đương nhiên là có thể chỉ quý vị, nhưng mà thành kiến thức liền, và sau đó quý vị sẽ chửi tôi, ai nói ông nói làm chi để bây giờ tôi hiểu. “hiểu” là không có trúng rồi! Chỗ này là không phải hiểu mà phải là cái gì đó chứ không phải là cái hiểu! Là cái gì đó thì không phải do ai mà là chính nó! Chính nó là ai thì lúc đó mình sẽ tự biết!

Phải có một chút đi. Từ sáng tới giờ nói không dụng công thì nghe nó không nắm được ở đâu. Nhưng bây giờ có chỗ này có một câu thoại. Y như kháng thoại đầu nhưng cái kiểu kháng của tôi nó mới hơn là 5 cái kháng công án của thoại đầu. Cái này là cái mới! Mới hoàn toàn và cái này ai cũng có thể kháng được, không có cần căntrình độ gì đâu. Tự mỗi người kháng! Từ nay tới tuần sau có ai ngộ thì điện thoại cho tôi hay, tôi mời lên uống trà nha. Kha kha kha J!

 

THƯỢNG TỌA THÍCH TUỆ HẢI
Chùa Long Hương





Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191576)
01/04/2012(Xem: 37194)
08/11/2018(Xem: 15838)
08/02/2015(Xem: 55096)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!