Thư Viện Hoa Sen

Vô Minh, Bản Tánh Của Tâm, Và Bồ Tát | Nguyễn Thế Đăng

13/01/20253:53 SA(Xem: 186)
Vô Minh, Bản Tánh Của Tâm, Và Bồ Tát | Nguyễn Thế Đăng

VÔ MINH, BẢN TÁNH CỦA TÂM, VÀ BỒ TÁT
Nguyễn Thế Đăng

 

lotus flower (3)Chúng ta ai cũng có phiền não và bị chúng quấy nhiễu. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng vốn có nền tảng Phật tánh đang hiện diện nơi mình. Vậy thì đâu là mối liên hệ giữa những phiền nãoPhật tánh (tức là bản tánh của tâm) vốn ở nơi ta.

Luận Phật tánh (Mahayana Uttaratantra Shastra bởi Arya Maitreya) của Bồ tát Di Lặc được dịch từ tiếng Sanskrit sang tiếng Tây Tạng rồi sang tiếng Anh nói:

51. Bởi vì những lỗi lầm chỉ là ngẫu nhiên, ngoại sanh; trong khi những phẩm tính là của bản tánh của nó, nó là thực tại bất biến (pháp tánh), trước sau vẫn như nhau.

52. Như hư không thấm nhập tất cả nhưng tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi cái gì vì vi tế cực độ, cũng thế, [Phật tánh] này hiện diện trong tất cả chúng sanh, hoàn toàn không ô nhiễm.

 

Hai câu này nhấn mạnh Phật tánh như hư không không thể bị ô nhiễm bởi thế giới vật lýthế giới tâm lý vì những lỗi lầm chỉ là ngẫu nhiên, duyên sanh ở bên ngoài. Phật tánh thì có trong tất cả chúng sanh, không thể bị ô nhiễm bởi bất cứ thứ gì, vì trong đó không chứa chấp lỗi lầm, phiền não, nên thấy Phật tánh và sống trong đó thì đây là sự giải thoát.

Tin rằng bản tánh của tâm không thể bị ô nhiễm bởi các phiền não, chẳng dính dáng gì đến các lỗi lầm và các kinh nghiệm của giác quan, đó là điểm bắt đầu đi vào bản tánh của tâm và sống trong sự thanh tịnh bổn nhiên ấy.

53. Như những vũ trụ sanh khởitiêu tan trong hư không, cũng thế những giác quan sanh khởitiêu tan trong không gian vô sanh [của Phật tánh].

54. Như hư không không bao giờ bị lửa thiêu hủy, cũng thế cái này [Phật tánh] không bị thiêu hủy bởi lửa của chết, bệnh và già.

55. Đất được nâng đỡ bởi nước, nước bởi gió, gió được nâng đỡ bởi hư không, nhưng hư không chẳng được nâng đỡ bởi gió, nước và đất.

56. Tương tự, những uẩn, những nguyên tố và những giác quan đặt nền trên nghiệp, và phiền não nhiễm ô. Nghiệp và nhiễm ô luôn luôn đặt nền trên một cách nghĩ sai lầm.

57. Cách nghĩ không đúng này có cơ sở trong tâm thanh tịnh, trong khi thật tánh của tâm không có cơ sở trong hiện tượng nào.

 

Những vũ trụ vật chất sanh và diệt trong hư không, cũng thế những kinh nghiệm của giác quan, những ý tưởng tốt xấu sanh ra và tiêu tan trong “không gian vô sanh” của bản tánh của tâm. Chúng không thể dính chặt vào bản tánh của tâm để nhiễm ô bản tánh của tâm.

Chính sự thanh tịnh vốn có của bản tánh của tâm là sự tịnh hóa cho mọi nhiễm ô phiền não do duyên sanh và vì duyên sanh nên vô tự tánh. Như mây trong bầu trời không thể làm hư hỏng bầu trời mà chỉ tạm thời che lấp phần nhỏ bầu trời.

 

Lửa không thể thiêu hủy hư không, lửa của sanh già bệnh chết không hề hấn gì đến bản tánh của tâm.

Các nguyên tố đất, nước, lửa, gió lần lượt nâng đỡ lẫn nhau, làm chỗ nương dựa cho nhau, nhưng hư không không nương dựa vào cái gì cả. Không nương dựa, đó là tự do, tự tại. “Không gian vô sanh” của bản tánh của tâm không cần cái gì nâng đỡ mà lại là chỗ “sanh khởi và tiêu tan” cho tất cả mọi giác quan và mọi loại thức, nên đó là chỗ giải thoát cho một tâm thức bị hạn cuộc và nhiễm ô. Chỗ giải thoát ấy luôn luôn hiện diện trong ta, vì đó là bản tánh của tâm hay Phật tánh.

 

Những uẩn, những nguyên tố, và những giác quan tạo thành thân tâm và thế giới của mỗi người. Những uẩn, nguyên tốgiác quan tạo thành thân tâm và thế giới này lại đặt nền trên nghiệp và phiền não nhiễm ô. Và nghiệp và phiền não nhiễm ô lại đặt nền trên một cách nghĩ sai lầm (vọng tưởng). Cách nghĩ sai lầm này chính là vô minh, gốc sanh ra nghiệp và phiền não.

Thế nên, để thân tâmthế giới trở nên trong sạchsáng suốt, phải tịnh hóa nghiệp và phiền não nhiễm ô, cho đến tác nhân gây ra nghiệp và phiền não là cách suy nghĩ sai lầm, vọng tưởng.

 

Tịnh hóa cách nghĩ không đúng, vọng tưởng này, vô minh này bằng cách nào? Bằng cách đưa chúng trở lại nguồn gốc của chúng, nơi chúng “sanh khởi và tiêu tan trong không gian vô sanh” của bản tánh của tâm. Mọi thứ hữu hạn, vô thường đều dựa vào nhau nên phụ thuộc lẫn nhau, không gian vô sanh của bản tánh của tâm không đặt nền trên cái gì cả, nói theo thuật ngữ, là “vô sở trụ” (không có chỗ trụ) nên là chỗ tịnh hóa, giải thoát cho tất cả những cái hữu hạn và phụ thuộc, vô thường, phải có chỗ trụ, và bị nhiễm ô.

Trụ vào vô sở trụ, không có chỗ trụ, đó là giải thoát trong tầm tay.

 

58. Cần biết rằng các uẩn, nhập và nguyên tố tương tự như đất. Cần biết nghiệp và phiền não nhiễm ô của chúng sanh thì tương tự như nước.

59. Cách nghĩ sai lầm tương tự như gió trong khi thật tánh thì giống như hư không – nó không có căn cứ và không trụ.

60. Cách nghĩ sai lầm vẫn ở trong bản tánh của tâm. Nhưng cách nghĩ sai lầm này làm sanh khởiphiền não nhiễm ô.

61. Từ nghiệp và nhiễm ô sanh khởi các uẩn, nhập và nguyên tố, chúng sanh khởi và tiêu tan như mọi sự vật có bắt đầu thì phải có chấm dứt.

 

Các uẩn, nhập và nguyên tố, nghĩa là thân tâmthế giới của chúng sanh, đều sanh ra và được thấy ra bởi nghiệp và phiền não nhiễm ô. Các cái này được ví như nước.

Chúng sanh ra từ những cách nghĩ sai lầm, cái vô minh này được ví như gió. Gió vô minh cũng phải nương dựa vào hư không nên phải là phụ thuộc, duyên sanh, vô tự tánh. Tất cả những thứ tạo ra thân tâmthế giới chúng sanh, đất, nước, lửa, gió đều dựa nương vào nhau, nghĩa đều do các duyên hợp lại mà sanh nên không có thật tánh, đều sanh diệt, có bắt đầu nên phải có diệt mất.

 

Nhưng cái khởi đầu cho tất cả chuỗi duyên sanh lầm lạc này là suy nghĩ mê lầm, vô minh, cũng sanh ra và diệt mất trong bản tánh của tâm. Bản tánh của tâm thì không có căn cứ, không có chỗ trụ, thế thì những suy nghĩ mê lầm lại càng không có căn cứ và không có chỗ trụ.

Những suy nghĩ mê lầm không có căn cứ, không có chỗ trụ thì như “hoa đốm giữa hư không”, như Kinh Viên Giác nói:

Thiện nam tử! Hư không vốn thật chẳng bao giờ có hoa đốm. Hoa đốm chỉ là do người bệnh vọng chấp. Do vọng chấp nên chẳng những không biết tự tánh của hư không mà còn lầm cho là hoa đốm thật có sanh. Do cái thấy hư vọng đó mới có luân chuyển sanh tử. Thế nên gọi là vô minh”.

(Chương 1, Bồ tát Văn Thù)

 

62. Bản tánh của tâm giống như hư không: không có những nguyên nhân cũng không có những điều kiện (duyên), cũng không phải là sự hòa hợp của những cái ấy, không sanh, không diệt, không trụ.

63. Thật tánh này của tâm trong sáng như hư không, bất biến, không nhiễm ô bởi tham và vân vân, bởi những bất tịnh thoáng qua từ sự phát sanh của suy nghĩ mê lầm.

64. Nó không sanh ra bởi nước của nghiệp và những nhiễm ô phiền não, cũng không bị thiêu hủy bởi lửa dữ của già, bệnh, chết.

65. Cần biết rằng ba ngọn lửa – già, bệnh, chết giống như ba thứ lửa cháy đỏ vào lúc chết, trong địa ngục, và lúc bình thường.

 

Bản tánh của tâm như hư không, tức là tánh Không; và trong sáng, tức là tánh Sáng. Thật tánh này không do nhân duyên hòa hợp sanh ra, cho nên nó chẳng bị nhiễm ô bởi nghiệp, phiền não và những suy nghĩ mê lầm, vọng tưởng, cho đến những thứ thô như già, bệnh, chết, là những thứ do duyên sanh, có sanh có diệt.

Tìm thấy bản tánh của tâm “bất biến” này, và an trụ, sống trong bản tánh ấy, đó là giải thoát, bởi vì bản tánh ấy không thể bị nhiễm ô bởi những cái mà chúng ta gọi là thế gian khổ não, vô thường.

 

66. Thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, họ chứng ngộ thật tánh y như nó là. Do đó, người trí huệ đã đánh thức lòng bi vì chúng sanh, và dù đã thoát khỏi những khốn khổ của sanh, già… họ vẫn biểu lộ chuyện sanh tử.

67. Những khổ đau của già, bệnh, chết, người chứng ngộ sâu xa đã thoát một cách tận gốc. Họ không có chúng bởi vì sự sanh của họ không do nghiệp và phiền não nhiễm ô.

68. Vì đã thấy chân lý y như nó là, bản tánh bi mẫn của họ phô diễn ra sanh, già, bệnh, chết dù họ đã siêu vượt chúng.

69. Những người vô minh mù lòa thấy các con của những bậc chiến thắng – những vị đã chứng ngộ thật tánh bất biến này – là có sanh vân vân. Điều này thật là phi thường, kỳ diệu!

 

Có những con người đã chứng ngộ thật tánh như thực và do đó đã thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Nhưng vì lòng bi, Bồ đề tâm đã phát từ khi mới bắt đầu đường đạo, giờ đây lòng bi ấy đã rộng lớn bao trùm cùng với trí huệ không bờ mé chứng ngộ bản tánh của tâm, nên người ấy không từ bỏ thế gian sanh tử mà ở lại để giúp đỡ những ai chưa biết và chứng ngộ Phật tánh.

Họ tiếp tục sanh lại vì lòng bi và nguyện lực với tất cả chúng sanh nhưng họ không có khổ đau của sanh, già, bệnh, chết vì sự sanh lại không phải do nghiệp và phiền não nhiễm ô.

 

Người không biết thì cho là họ có sanh, có chịu già, bệnh, chết nhưng thực ra làm gì có chuyện sanh, già, bệnh, chết đối với người đã chứng ngộ “hư không vô sanh”.

 

Vô sanh mà phô diễn là có sanh, có già, bệnh, chết. Đây quả thật là điều phi thường, kỳ diệu. Phi thườngkỳ diệu ở cả hai phương diện: trí huệ, đại bi, và nguyện lực.

 

70. Những người đã đạt đến lãnh vực chứng ngộ xuất hiện trong thế giới của người chưa trưởng thành. Thế nên những thiện xảo và lòng bi cho chúng sanh của những người bạn này thật là tuyệt hảo.

71. Dù họ đã siêu vượt mọi sự thế gian, họ không bỏ thế gian. Hành động trong thế giới cho thế giới nhưng lại không bị nhiễm ô bởi bất tịnh nơi thế giới.

72. Hoa sen sanh trong nước, không bị nước làm bẩn. Tương tự, dù họ sanh trong thế giới nhưng không bị những sự vật của thế giới nhiễm dơ.

 

“Lãnh vực chứng ngộ” là lãnh vực của mười địa đắc pháp thân hay Phật tánh. “Người chưa trưởng thành”, trẻ con, để chỉ những người còn bị giam cầm không thể tự chủ, và lưu lạc trong sanh tử. “Những người bạn” là những Bồ tát, mà theo kinh nói, “Bồ tát là người bạn không mời mà đến”.

Bồ tát là người bạn của thế giới, tuy đã thoát khỏi những ô nhiễm của thế giới nhưng vẫn ở trong thế giới để giúp đỡ, chỉ bảo cho những người khác hòn đảo không thể chìm giữa biển cả chập chùng sanh tử khổ đau, đó là Phật tánh.

Các vị như những hoa sen, sanh trong bùn và nước nghiệp của đời sống thế giới, nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn và nước nghiệp của thế giới, do đó không từ bỏ thế giới mà vẫn sanh ra và làm việc trong thế giới để giúp đỡ, hỗ trợ những cọng sen khác vươn lên khỏi mặt nước, nở đóa hoa Phật tánh cho mình và cho người. 

 

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191498)
01/04/2012(Xem: 37093)
08/11/2018(Xem: 15719)
08/02/2015(Xem: 54928)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: