Thư Viện Hoa Sen

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi

27/03/20254:34 CH(Xem: 554)
Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
blankblank
Kim Quang Minh Tự:
Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi

 

 

        Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…
        Vào khoảng năm 2009, những bước chân khẽ khàng của tăng thân “hiện pháp lạc trú” đã mở lối vạch đường, vén cỏ phạt gai, dựng thiền thất, đặt móng nền cho chốn già-lam thanh tịnh mai sau trong khiêm tốn thầm lặng, rồi nơi đó đã bắt đầu vang vang tiếng đánh vần ê a tập đọc, có những tiếng cười vui của em nhỏ sau các bữa cơm no, có những nét mặt tươi tắn của trẻ thơ khi đang nâng niu quần mới, vuốt ve áo lành được trao gửi từ những tấm lòng bi mẫn chân thành của những người dấn thân phụng sự Đạo pháp…       
        Chương trình “Hiểu và Thương” về nơi đó, biểu hiện nơi đây, để dang vòng tay và trái tim rộng mở đón nhận những thân phận bé nhỏ trong các gia đình nghèo khó không đủ điều kiện cho con em ăn no đến trường, và trải nghiệm đầy tình thương yêu trôi qua được 4 năm thì tương thuận theo duyên mà lặng thầm lui về như khi lặng lẽ đến, chuyển giao lại chốn thanh tịnh vẫn còn sáng ấm ánh Đạo nhiệm mầu cho những sứ giả của Như Lai đến sau tiếp quản…
        Năm 2013, Hòa thượng Thích Nguyên Minh, trụ trì chùa Sắc Tứ Kim Sơn (Núi Gành, xã Vĩnh Ngọc,Tp. Nha Trang) đã đưa đệ tửĐại đức Thích Quảng Thành về đây trông nom hương đăng, duy trì pháp tạng để bắt đầu mở ra một chương trình mới với kiến tạo thiền tựtruyền bá Chánh pháp. Và, nơi đây, một vùng đất đồi có diện tích khoảng 1 héc-ta, đã được Hòa thượng đổi lại thành ngôi chùa, an danhKim Quang Minh.
       “Kim” là chữ thỉnh về từ nguồn cội tên chùa Sắc Tứ  Kim Sơn.
        “Quang” là chữ xin về từ pháp danh Trừng Quang của Sư Ông Nhất Hạnh.
        “Minh” là chữ lấy từ pháp danh Nguyên Minh của Hòa thượng trụ trì chùa Kim Sơn.

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank
       Từ ngày về tiếp nhận chùa Kim Quang Minh với nhiệm vụ giám tự “giữ lửa”, Thầy Quảng Thành đã giốc hết tâm sức chăm lo Phật sự để ngôi Tam Bảo toạ lạc trên vùng đồi núi thanh vắng hình thành rõ nét và trang nghiêm qua các công trình kiến tạotu bổ, đồng thời cũng không quên sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh, quan tâm đến chén cơm manh áo của bà con dân tộc thiểu số sống quanh vùng, để giữ toàn vẹn hình ảnh thiêng liêng “mái chùa che chở hồn dân tộc”.
        Vào năm 2017, cơn bão Con Voi (Damdrey) cuồng nộ hung hãn đã cuốn đi cả giàn mái tole của ngôi chánh điện và các tịnh thất Tăng phòng trong khuôn viên chùa, cảnh tượng sụp đổ tan nát như một thách thức trước chí nguyện của người xuất gia nhập thế. Đại đức trụ trì Quảng Thành đã mở một cuộc đại trùng tu xây dựng lại ngôi chánh điện kiên cố và khang trang, nhưng vì gặp nhiều chướng duyên nên công trình phải dở dang, để lại một nền móng và các trụ cột dang dở phơi sương dang nắng mấy năm qua. Các công trình phụ quanh khuôn viên của chùa như đài đức Quán Thế Âm trên đồi, thiền thất, nhà trù, nhà vệ sinh… cũng lâm tình trạng thi công nửa chừng vì thiếu nguồn kinh phí kiến thiết, xây dựng…

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank
         Đến năm 2024, Thầy trụ trì Quảng Thành vì Phật sự hoằng pháp ở miền xuôi phải chuyển nơi cư trú nên đã giao lại cho đệ tử của Thầy là Đại đức Thích Nhuận Đạo (gọi Hoà thượng Nguyên Minh là Sư Ông) tiếp nhận và nối tiếp công việc trông coi, bảo trì ngôi chùa Kim Quang Minh cho đến ngày nay...
        Hữu duyên lên miền núi Khánh Vĩnh, ghé vào thăm chùa để lễ Phật bái Tăng, vãng cảnh sinh tình, một Phật tử đã lưu lại bài thơ cảm tác:

Vui thay
hiển hiện ngôi Chùa
Đất thiêng rừng rú ngày xưa cọp về
Mái nhà bình dị chở che
Nâu sồng tâm chí nguyện thề độ sinh
Mõ chuông gửi gắm chân tình
Chén cơm con chữ an lành trao đưa…
Vui thay
hiển hiện ngôi Chùa
Từ Bi rộng mở bốn mùa Hiểu Thương
Đất cằn gieo hạt thiện lương
Đồi cao sắc tướng diệu thường Lắng Nghe
Pháp âm cành toả tán xoè
Gọi kêu tỉnh thức thoát mê từng ngày
Chùa nghèo hiển lộ nơi đây
Trải qua mưa nắng đã đầy nhân duyên
Bước chân hơi thở hành thiền
Câu kinh bài chú ngân truyền chốn xa
Tháng ngày đất đá trổ hoa
Kim Quang Minh
chốn an hoà tịnh tu
Đuốc thiêng soi lối sa mù
Về đây nương tựa mái chùa
Vui thay!

 

         Thành tâm kính nguyện Chư Phật và Bồ tát Thánh chúng gia ân hộ trì, thập phương thiện nam tín nữ đồng phát Bồ đề tâm chung tay hùn phước, cúng dường đóng góp tịnh tài tịnh vật để ngôi Tam Bảo Kim Quang Minh được kiến thiết trang nghiêm hoàn mãn như ý nguyện.
          Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!

blankblankblank
 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11850)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).