Thư Viện Hoa Sen

06 Người Cho Đặc Biệt

02/09/201012:00 SA(Xem: 29135)
06 Người Cho Đặc Biệt

PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.

VI. NGƯỜI CHO ĐẶC BIỆT

Đại bi chủ đạo bố thí, sự bố thí ấy đem lại an lạc đầy đủ cho chúng sinh. Người bố thí an lạc chúng sinh như vậy là người tối thắng, thắng hơn giải thoát. Người bố thí an lạc cho chúng sinh được là do thực hành đại bi, tâm đại bi rất bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.

Bố thí như vậy mới là người thí chủ, bố thí không được như vậy thì chỉ là người hành khất. Sự bố thí của ta làm cho người nghe phải cảm động, mới là người thí chủ tốt; bố thí không được như vậy thì chỉ là kẻ tâm xen tạp. Bố thí thế nào cho người hoan hỷ nhận lãnh mới là thí chủ toàn vẹn. Người ta phải xin mới cho thì không phải người bố thí nữa, thân hành đem đến đưa cho người mới là thí chủ tốt. Hy sanh tất cả mà vì tham ái nên cho, đó không phải là người bố thí; cho bằng tâm đại bi mới là thí chủ vĩ đại. Nghèo như người đến làm cho họ vừa lòng, thì đó là thí chủ tốt; còn giàu mà người đến không vừa lòng, thì đó là kẻ bần cùng. Giàu mà cho không có lòng thương, thì gọi là cho không gọi là bố thí; phải có đại bi thương người mới là thí chủ. Không ăn không no, cho không có lòng thương không gọi là bố thí được; có lòng thương từ bi thì dù không của cũng gọi là bố thí. Cầu sự đền trả mà gọi là bố thí được thì buôn bán cũng gọi là bố thí sao. Tuy vậy, sự cho cầu đền trả ấy vẫn có kết quả vô cùng, huống chi cho vì thương người chứ không cầu sự đền trả, thì kết quả làm sao mô tả nổi. Cho mà cầu đền trả thì chỉ tự hưởng, không thể cứu giúp người, như thế phí công vô ích; còn cho vì thương người thì đã có năng lực cứu giúp, sau kết quả cũng đại lợi chúng sinh.

Nghèo không bằng có của, có của không bằng đem cho, cho không thương không bằng từ bi: Đại bố thí có thể cải thiện tất cả muôn loài vậy. Cho nên giàu thì phải cho, cho thì phải cho bằng lòng thương. Giàu cóbố thí giàu có mới bền, bố thí mà có từ bi bố thí mới chắc. Cho nên thực hành bố thí thì giàu sang, thực hành thiền định thì giải thoát, còn thực hành đại từ bi mới đại giác ngộ: kết quả tối cao trong các kết quả.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 192823)
01/04/2012(Xem: 38576)
08/11/2018(Xem: 17111)
08/02/2015(Xem: 56667)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).