Bạn Đi Đâu?

23/03/201412:00 SA(Xem: 9327)
Bạn Đi Đâu?

BẠN ĐI ĐÂU?
Thiền sư Sùng Sơn
Thích Giác Nguyên dịch


zenmasterseungsahnTừ thời xa xưa, thế giới này rất đơn giản. Ngày nay, nó trở nên phức tạp. Lý do chính, là có rất nhiều người sống trên hành tinh này. Dân số đã tăng lên quá nhanh. Vào năm 1945, có khoảng hai tỷ người sinh sống. Và như vậy, trải qua hàng ngàn, hàng ngàn năm lịch sử nhân loại, cho đến thời điểm đó, chỉ có hai tỷ người xuất hiện trên trái đất, như thế tạm đủ. Nhưng nếu so sánh ngày nay, thì tâm trí người dân lúc đó tương đối đơn giảntrong sáng rõ ràng. Tuy nhiên, khoảng hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc, thêm ba tỷ người nữa đã xuất hiện, và bây giờ gần bảy tỷ người, cuộc sống càng trở nên phức tạp hơn.(*)

Một số nhà khoa học nói rằng trong ba mươi năm tới, thêm ba tỷ người nữa sẽ xuất hiện. Những sự thật này được kết nối trực tiếp đến sự gia tăng đột biến số lượng đau khổcon người và những chúng sanh khác đã, đang và sẽ trải qua. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào vấn đề này thật nghiêm túc, để tìm hiểu tỉ mỉ hơn.

Ngày nay con người sống với nhau một cách lơi lỏng lệch lạc. Do đó, mối quan hệ của họ càng trở nên rắc rối. Lòng ham muốn của họ với những thứ tiện nghi vật chất, trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Suy nghĩlối sống của họ phức tạp hơn. Chính vì vậy, có nhiều đau khổ hơn bao giờ hết. Ngay cả các loại đau khổ trên thế giới đã nhân rộng và trở nên khốc liệt hơn, khi con người đi lên với những vũ khí mới và tiếp cận mới, để làm tổn thương nhau nhiều hơn. Con người không chỉ làm đau khổ cho nhau, mà hiện tại chúng ta cũng mang lại đau khổ gấp bội cho tất cả những chúng sanh khác trong thế giới này. Chúng ta đã làm tổn thương không khí, đất nước, cỏ cây, tất cả mọi thứ. Con người phá hủy toàn thể những cánh rừng, núi non và lấy đi những vành đai xanh. Chúng ta gây ô nhiễm mặt đất, sông ngòi, biển cả, cây cỏ, không khí và triệt tiêu các loài sinh vật. Con người luôn luôn nói rằng họ muốn tự do, nhưng thực sự họ là số một trong những nhà độc tài trên thế giới.

--------------------
(*) Tính từ ngày 13 tháng 8 năm 2009, dân số trên trái đất được công bố bởi Cục Điều Tra Dân Số Thế Giới của Mỹ là 6,777.850.000 người. (ND chú thích)

Vì vậy, ngày nay, điều rất quan trọng là loài người cần phải tỉnh thức. Họ phải sớm đạt được công việc chính xác của họ. Tại sao bạn sống trong thế giới này? Bạn đang làm gì trong thế giới này? Lúc sinh ra, bạn từ đâu đến? Khi chết rồi, bạn đi về đâu? Mọi người đều nói: “Tôi không biết". Đó là phẩm tính Con Người.

Ai cũng nghĩ rằng con người là loài động vật rất thông minh. Nhưng bất chấp tất cả tình huống của họ, nếu bạn nhìn kỹ vào những gì đã và đang xảy ra trên thế giới, bạn thấy rằng con người thực sự là loài động vật si mê lầm lẫn nhất. Bởi vì con người không hiểu con người. Nhưng các loài động vật khác như loài chó hiểu những gì chó nên làm, và loài mèo hiểu những gì mèo nên làm… Tất cả các loài thú vật đều hiểu công việc của chúng và chúng chỉ làm điều đó. Nhưng chúng ta không hiểu công việc chính xác của chúng ta, và cách sống chính xác trong thế giới này. Thay vào đó chúng ta chỉ sống cho riêng mình. Vì vậy, khi thời gian trôi qua, tất cả mọi người đều phải già, bệnh và chết. Khi chết, bạn đi về đâu? Mặc dù tất cả trí thông minh và khôn ngoan sẵn có, nhưng con người không thể trả lời cho câu hỏi rất quan trọng này.

Nếu chúng ta muốn hiểu bản thân mình và giúp đỡ tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau, điều đầu tiên, chúng ta phải hiểu sự đau khổ của thế giới này từ đâu đến. Đức Phật dạy: “Tất cả do tâm tạo”. Tất cả mọi thứ xuất phát từ nguyên nhânđiều kiện duyên –dẫn đến kết quả. Điều này có nghĩa là một số nguyên nhân, khi nó xuất hiện theo một điều kiện nhất định, sẽ luôn luôn tạo ra một kết quả nhất định. Cho nên tại sao có rất nhiều chúng sanh xuất hiện trong thế giới này, và kết quả của nó là gì? Tại sao có quá nhiều đau khổ, và nỗi khổ niềm đau dường như cứ tăng lên mỗi ngày? Có lẽ lý do quan trọng nhất, việc gia tăng số lượng đáng kể về đau khổ trong thế giới này là sự gia tăng số lượng giết hại và ăn thịtcon người gây ra. Trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, con người ít hơn và không ăn thịt nhiều.

Tại châu Á, phần đông nhiều người trước kia thường giết mổ thú vật chỉ vài ba lần trong một năm, nhất là trong những ngày lễ lớn như lễ cưới, giỗ chạp, Tết truyền thống. Ngày nay, người châu Á đôi khi ăn thịt nhiều lần trong một ngày, thực sự cũng giống như các thế hệ ở phương Tây. Trong thế kỷ hai mươi này đã cho thấy sự gia tăng rất lớn về số lượng ăn thịt đáng kể trên khắp hành tinh. Nhưng làm thế nào sự kết nối này với sự đau khổ gia tăng đáng kể trên toàn thế giới?

Trong nhiều thế kỷ trước, nếu một người muốn ăn thịt, thì người ấy giết một vài con vật họ nuôi, hoặc đi vào rừng săn bắn muông thú với cây cung và mũi tên. Sau đó, họ mang nó trở về nhà xẻ thịt nấu nướng và cùng ăn với gia đình. Con vật này đã chết, nhưng có vài mối quan hệ giữa nó với người đã giết và ăn nó. Nghiệp của họ đã biểu hiện rõ ràng. Khi con vật chết, nó có thể cảm nhận về những gì đã xảy ra: “ Ôi! Hắn đã giết ta! Ăn thịt ta, uống máu ta! Trong cuộc sống tới, ta sẽ gặp lại hắn để báo thù”. Vì vậy, nghiệp rất đơn giản: đó là sự nối kết giữa con người và con vật bị giết này. Nó có thể được giải quyết với nhau, và cuối cùng mang lại một sự cân bằng thông qua tác dụng đơn giản của Nhân Quả (vay và trả).

Hơn nữa, trong thế kỷ hai mươi, sức người tạo nên công nghệ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Nhiều loại vũ khí đặc biệt và kỹ thuật máy móc tối tân đã được chế tạo ra. Nó có thể hủy diệt hàng loạt trong phạm vi rộng lớn hơn, và con số các loài động vật bị chết nhiều hơn. Mỗi ngày, tất cả các nơi trên thế giới cộng lại hàng triệu, triệu động vật thường xuyên phải vào lò sát sanh, chỉ để thỏa mãn cái tâm tham ăn, háo uống của con người. Bây giờ, một cỗ máy có thể giết chết nhiều ngàn động vật rất nhanh chóng. Chỉ một người đàn ông đứng cách xa chuồng thú tập trung, nhấn nút trong một nhà máy, hàng loạt, hàng loạt thú vật vào lò trở thành núi thịt. Khi những con vật này chết, ý thức oán hận phát sinh đột ngột dữ dội tỏa ra từ các cơ quan trong thân thể của chúng bị giết. Ý thức của những con vật này sau đó đi lang thang vòng quanh, và tìm kiếm một cơ thể mới để báo thù. Đi đến đâu, chúng không biết.

Đức Phật dạy, tất cả mọi thứ xuất phát từ nguyên nhân, điều kiện duyên, và kết quả. Khi hàng triệu triệu, hàng tỷ tỷ các loài động vật bị giết theo cách này mỗi năm, một số thần thức của chúng chắc chắn tiến hóa, được tái sinh làm người. Có thể tỷ lệ là một phần ngàn trở thành con người. Điều đó cho thấy rất nhiều người biểu hiện một số hành động bên ngoài mang chất thú tính dã man.

Thực vậy, nếu nhìn vào con người trong thế giới ngày nay, bạn sẽ thấy rằng trên một số các khuôn mặt và cơ thể họ là người, nhưng tâm thức của họ không hoàn toànCon Người. Một số người có dạng ý thức thú vật như con chó, con mèo. Những người khác có ý thức như con thỏ hoặc con rắn. Như vậy, ý thức trâu, bò; trí óc gà, lợn; tâm địa sư tử, sói, cọp, rắn, rít, v.v… nhằm nói lên điều đó, tất cả chúng đều được pha trộn lẫn nhau.

Đa số loài người có khoảng chừng năm hay mười phần trăm là có cuộc sống của ý thức nguyên sơ thánh thiện, và phần còn lại là một số ý thức thú vật kiểm soát tâm trí của họ. Thay vì bản chất ban đầu của con ngườihợp tác thân thiện, vì Tình yêu thươnglòng Từ bi. Con người ngày nay phần nhiều chỉ thích chiến đấu với nhau và tàn phá thế giới này. Họ không thể cùng nhau nối vòng tay lớn, hành động đúng với chính danh “Nhân loại chúng sinh” (Loài người sống chung nhau).

Điều này không phải chỉ nói lên rằng, không có một cái gì đó khác biệt giữa con người với động vật. Nhưng khi bạn nhìn vào thế giới này, bạn thấy rằng động vậtxu hướng hành động phục vụ với nhau chỉ với các loài của riêng mình, và không thích sống chung với các loài động vật khác. Ý thức con chó, chúng không hành động như ý thức con mèo. Rắn, sư tử và thỏ không hòa hợp với nhau. Một ý thức con rắn chỉ truyền dẫn theo ý thức con rắn khác, và không thể có hành động Từ bi kết nối nó với những nỗi đau khổ mà các con khác bị nó ăn nuốt đang trải qua. Loài chim cũng không thích các loài chim khác. Do đó, chúng tạo thành đàn với chủng loại riêng của mình và bay nhảy xung quanh với nhau. Nếu ai đó tấn công một trong số chúng, thường là cả nhóm sẽ tấn công trở lại, hoặc sợ hãi chạy bay tán loạn. Đó là bản chất của tâm động vật này.

Tình hình thế giới hiện nay khá giống nhau như thế. Bây giờ loài người sống đầy khắp hành tinh, với nhiều quốc gia lớn nhỏ khác nhau và các thành phần chính trị, chủng tộc, dân quân riêng lẻ, tất cả đều thích chiến đấu nhau, hoặc bảo vệ, hoặc tranh giành, xâm lấn. Trẻ em tham gia quân đội với súng đạn và hình thức bạo lực sớm hơn và nhiều hơn trước đó, chúng làm những việc như thế đối với con người và chủng loại khác, mà khoảng từ đầu thế kỷ hai mươi trước đây ít khi nghe thấy.

Tất cả điều này xuất phát từ việc có quá nhiều ý thức động vật chi phối tâm trí của chúng ta. Ngày nay, đại đa số con người là như vậy. Họ có một số ý thức của các loại động vật bên trong, do đó, có rất nhiều đau khổ. Bởi vì họ không thể kết nối ý thức của họ, với đời sống con người trong một thế giới đông đúc. Hầu hết mọi người chỉ nhìn vào những lợi ích riêng của họ. Có xu hướng cho một số tâm chống đối xuất hiện. Họ chỉ làm theo những ý tưởngđịnh kiến riêng của họ, như khôngvấn đềliên quan đã và đang xảy ra xung quanh họ. Như vậy cái gì khiến mất cân bằng, vốn dĩ làm cho khổ đau xuất hiện?

Tôi có một cô thiền sinh người Mỹ, trong những năm đầu thập niên 1970, là người sở hữu một số rắn nuôi kỳ lạ. Cô ấy rất yêu mến những loài rắn này. Cô ấy cho chúng quấn xung quanh cổ của cô và đi bất cứ nơi nào. Nhiều người sợ chúng, nhưng cô rất tự nhiên, thậm chí chúng ngủ chung trên giường với cô vào ban đêm. Một ngày nọ, cô đến Trung tâm Thiền. Tôi hỏi :

– Cô có tham dự khóa tu ba ngày cuối tuần này không?
–Dạ không. Cô nói.
– Tại sao?
–Vì con không thể tìm người nào để chăm sóc những con rắn của con, con yêu thương chúng lắm. Nhưng không ai có thể chăm sóc tốt cho chúng trong suốt thời gian con ở Trung tâm Thiền. Thế nên, con không thể tham dự khóa tu này được.

Tôi nói với cô ấy:

–Không sao cả. Cô cứ đến Trung tâm Thiền và thực hành tinh tấn. Cô có thể mang theo những con rắn đó lại. Tôi sẽ nói với người quản lý Trung tâm, cung cấp cho cô một phòng riêng biệt. Rồi cô có thể ngồi thiền và chăm sóc những con rắn của cô. Cô có thích điều đó không?

Cô ấy rất vui mừng:
– Dạ vâng. Như thế thật là tuyệt!
Sau đó, cô đến Trung tâm Thiền và tham dự khóa tu.
Ngày đầu tiên, em trai của cô gọi tới Trung tâm. Anh ta nói trong lo lắng:
–Chị có ở đó không? Chị đó hả? Mẹ của chúng ta đã bị bệnh rất nặng. Bà hiện được đưa vào trong một bệnh viện khá xa. Chúng ta phải đi gặp bà càng sớm càng tốt.
Thay vì lo buồn cho bệnh tình của mẹ mình, người phụ nữ này nổi cáu quát:
–Không, tao không thể đi đến đó. Ai sẽ chăm sóc loài rắn quý của tao? Nếu tao đi khỏi, chúng sẽ nhịn đói và chết mất! Rắn là loài động vật hay trở chứng bất thường, mày biết chứ ?

Cô ấy đã trả lời cho em trai mình bằng những ngôn ngữ táo tợn như vậy. Nhưng cậu ta cũng không lấy gì ngạc nhiên khó chịu. Bởi vì cậu ta đã biết tánh khí của chị mình trong nhiều năm như vậy. Cậu liền cúp máy điện thoại. Hôm sau, một trong những con rắn bị ốm, nó bỏ ăn và chỉ nằm trong xó góc. Người phụ nữ đột nhiên hết sức lo lắng. Cô tạm ngưng những buổi ngồi thiền và gọi rất nhiều cuộc điện thoại đến các bác sĩ thú y địa phương, để tìm kiếm một người thực sự hiểu về rắn. Cuối cùng, cô đã bỏ khóa tu, mang những con rắn của mình đi gặp bác sĩ.

Điều đáng nói ở đây là cô ấy không rời Trung tâm Thiền để đi thăm mẹ cô trong bệnh viện, nhưng khi con rắn của cô bị ốm, tâm cô ngay lập tức bị bối rối, đau khổ và bỏ tu. Điều này rất khác thường. Vì vậy, tâm thức của người phụ nữ này cảm thấy đối với loài rắn hơn những con người khác. Chứng tỏ tình thương của cô đối với rắn hơn cả mẹ mình! Ý nghĩa đằng sau của câu chuyện này là tâm thức của người phụ nữ này có một phần người, và một phần rắn. (Có thể kiếp trước cô là rắn biết tu chuyển hóa làm người trong kiếp này).

Cô không thể cùng thực hiện hành động như vậy đối với nhân loại chúng sanh, nhưng cô hoàn toàn dễ dàng tự phát mối quan hệ với tình huống của loài rắn. Cô ấy không có lòng Từ bi rộng lớn cho bất cứ những loài khác hoặc bất cứ ai, ngoài trừ rắn. Thật là điên rồ! Tuy nhiên, ngày nay nhiều người cũng đang có một số biểu hiện như thế, và vì vậy nó không được coi là điên rồ nữa. Nó là nghiệp thức của chúng sanh. Đó là một câu chuyện đáng suy gẫm.

Ý thức của loài động vật không tốt cũng không xấu. Nhưng con người có rất nhiều vọng tưởngham muốn mạnh mẽ. Do đó, có một số ý thức động vật ẩn tàng trong tâm không được tốt lắm, bởi vì họ không thể kiểm soát được chúng. Khi con vật đói, nó ăn. Khi mệt, nó ngủ. Điều đó rất đơn giản. Nhưng con người khi có miếng ăn, vẫn không thỏa mãn. Mặc dù dạ dày của họ no đủ, họ vẫn đi ra ngoài tìm kiếm và thậm chí làm nhiều điều xấu tệ cho cộng đồng xã hộithế giới.

Họ giết thú vật để vui chơi, để trang trí. Một số người cho việc săn thú, câu cá là môn thể thao. Khi bắt được con cá thật lớn, tất cả mọi người vỗ tay reo hò: “A! Thật tuyệt vời !” Họ vui cười, vỗ lưng nhau và bắt tay tỏ vẻ rất vui sướng, rồi chụp ảnh lưu niệm, coi như là một ngày rất thành công. Họ còn nhận được tiền thưởng từ một nhóm tổ chức nào đó. Nhưng nhìn vào con cá này, nó không vui sướng như các người đó. Bạn biết không? Cá được con người vỗ xung quanh mình nó, nhưng nó rất đau đớn khổ sở! “Nước ở đâu? Tôi cần nước? Xin vui lòng thả tôi xuống nước." Họ nào lóng nghe sự van nài cầu khẩn của nó, và chỉ cười trên nỗi đau khổ của con cá đang ngoắc ngoải chờ chết ngay trước mặt họ. Hầu như con người vô cảm với những nỗi đau khổ lớn do chính họ gây ra. Loại tâm này tầm thường và khá phổ cập hiện nay chả có gì kỳ lạ. Tâm họ chỉ sống ích kỷ mà không có lòng Từ bi đối với những nỗi khổ niềm đau của thế giới này.

Con người giết muông thú không chỉ vì dành cho thực phẩm, họ còn lấy lông, da của chúng để làm giày dép, nón, ví và quần áo. Và ngay cả điều đó cũng chưa đủ, họ lấy xương, răng, móng của các con vật để làm đồ trang sức đeo vào cổ, vào tai, hoặc tay chân… Trong thời gian ngắn, họ giết nhiều loài động vật rồi đem bán các bộ phận để kiếm tiền, như săn voi lấy ngà, săn gấu lấy mật chẳng hạn. Bởi vì lòng ham muốntâm thức động vật này rất mãnh liệt, con người chiến đấu với nhau, và tàn phá thiên nhiên, môi trường sinh thái. Họ làm không phải vì bảo đảm hoặc nâng cao giá trị cuộc sống. Vì vậy, bây giờ toàn thể thế giới này tương tàn tương sát lẫn nhau, có nhiều giống loại hầu như tuyệt chủng và có nhiều biến động về đất, nước, không khí và thực phẩm. Tất nhiên có nhiều vấn đề, nhiều thảm họa, nhiều hiện tượng mới xuất hiện mỗi ngày.

Mặc dù những vấn đề này không xảy ra bởi tai nạn, mà chính con người, mỗi cá nhân tạo ra nó. Chó, mèo, cọp, sói, sư tử, hoặc rắn rít, không có động vật nào gây ra nhiều nguy hiểm cho thế giới như là loài người. Con người không hiểu bản chất thật sự của họ. Do đó, họ sử dụng vọng tưởng điên đảolòng ham muốn vô biên của họ, gây quá nhiều đau khổ khắp toàn cầu. Đó là lý do tại sao một số người cho rằng con người là loài động vật xấu xa nhất trong những động vật sống trên hành tinh này. Một số truyền thống tôn giáo gọi đây là tình huống “tận thế."

Nếu nói tận thế, đó chỉ là sự tận cùng của dòng tâm thức nhân loại. Bản chất con người nguyên thủy không có vấn đề này. Trong giáo lý đạo Phật không chủ trương có tận thế, chúng tôi cho rằng tất cả mọi thứ duyên khởi bây giờ hoàn toàn chín muồi. Nó cũng giống như trái chín trên cây. Lúc đầu, hoa xuất hiện, thời gian trôi qua, hoa kết ra một nụ nhỏ rồi rụng đi, nụ dần dần lớn lên trở thành quả. Quả non này có màu xanh như lá, ít lâu sau, phần quả ở phía đối diện với mặt trờihấp thụ diệp lục tố, bắt đầu chuyển đổi sắc màu tươi đẹp. Tại thời điểm này, chỉ có một mặt của quả ngã màu, trong khi những chỗ khác vẫn còn xanh mướt. Thêm một thời gian nữa, cả quả mới ửng chín tuyệt vời, nhưng chưa tỏa mùi thơm, bởi vì nó chưa thật chín. Phải ít ngày nữa nó mới hoàn toàn chín muồi.

Từ trước tới nay, trái cây này đã trải qua một thời gian dài để phát triển, từ đơm hoa đến kết nụ và ra quả. Tất cả năng lượng của cây đi lên từ rễ và tỏa ra từ những chiếc lá thu thập năng lượng mặt trời. Nó đã đi vào giai đoạn sản sinh ra quả trưởng thành. Quá trình này biến dịch theo thời gian, dẫn đến một sự thay đổi và tăng trưởng của cây, hoa, nụ và quả. Cho đến khi năng lượng chảy từ thân cây vào các loại quả bị hái xuống. Từ điểm này, một khi quả xanh đã biến đổi hoàn toàn chín muồi, những thay đổi của nó bắt đầu diễn biến rất nhanh chóng. Chỉ vài ngày, hình dáng của nó không còn tươi xanh và màu sắc của nó không còn tốt đẹp như trước nữa. Nhưng bên trong nó có hương vị rất ngọt ngào, và quả bắt đầu tỏa mùi thơm ngát, nó đã chín. Rồi chẳng bao lâu nó xuất hiện một vài lốm đốm đen trên vỏ, chỉ ra rằng quả đã chuyển mình hư thối. Một khi những vết thâm xuất hiện đầy trên quả, quá trình thối rữa không thể chậm hoặc dừng lại. Khi trở nên thối, nó không thể ăn được. Nhưng bên trong quả thối này có hạt chắc và sẽ tiếp tục nẩy mầm.

Tình hình trên thế giới hiện nay cũng giống như trái cây này. Nhiều thế kỷ, nhiều con người, nhiều chủng loại phát triển như trái cây này. Qua thời gian lâu xa, bông hoa đơn độc là chỉ đặt đức tin ở một số linh thần hay quyền lực ngoại giới. Sau đó, trái cây xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, chỉ có một bên chín trước nhất, có màu sắc tốt đẹp và hương vị thơm ngon, trong khi phần còn lại thì không được như vậy. Điều này nói lên sự xuất hiện của các học thuyết, tư tưởng tôn giáo, ý thức hệ, hoặc chủ nghĩa sai lầm trong thế giới này, khiến dẫn nhân loại biến thái, xung đột, chiến đấu lẫn nhau. Như loại trái cây biến thái rất nhanh chóng. Và bây giờ toàn cả quả chín rục cùng một màu sắc và hương vị là Tiền. Ngày nay, không có bất cứ hệ tư tưởng nào bền vữngniềm tin riêng biệt. Cả thế giới này chỉ tham muốn tiền và năng lực của tất cả mọi người rất mãnh liệt, đổ dồn theo xu hướng đó.

Thế giới ngày nay khó mà thực hiện Công đạo, Chánh đạo, mà chỉ là bá đạo và ma lực của đồng tiền. Có nhiều điểm thối rữa đã xuất hiện như các nước Trung Đông, U Răn Đa, Nam Tư, Bắc Triều Tiên, ngay cả bây giờ ở các nước châu Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc, và Nhật Bản cũng vậy. Kể từ khi thế giới chấm dứt chiến tranh lạnh, chúng ta thấy sự xuất hiện của nhiều nhóm và các quốc gia nhỏ hơn, tất cả gây chiến với nhau. Ngoài ra còn có nhiều thành phần dân quân nỗi dậy riêng lẻ và những sự chế tạo, những cuộc mua bán các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cũng thế, loại quả này phát triển qua một thời gian khá lâu dài và một khi nó trở nên chín muồi sẽ thối rữa rất nhanh chóng. Bất kỳ trái cây nào thối rữa thì không thể ăn được. Tuy nhiên, bên trong nó có những hạt giống. Những hạt giống này sẵn sàng nẩy mầm, tạo ra vô số cây và quả khác, có nghĩa là họ có thể kế tục làm bất cứ điều gì ( cho thế giới hôm nay và mai sau ).

Vì vậy, con người phải sớm tỉnh thức và tìm lại hạt giống ban sơ, đó là bản lai diện mục của chính mình. Nhưng làm thế nào để chúng ta trở lại bản chất nguyên sơ của chúng ta? Khoảng hơn hai ngàn năm trăm năm trước đây, Đức Phật đã có một tình huống khá tuyệt diệu. Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, và có tất cả mọi thứ tiêu khiển, hưởng thụ. Nhưng Ngài không hiểu được chính mình. –Ta là gì? Ta không biết. Trong thời kỳ này tại Ấn Độ, đạo Bà La Môn của Ấn giáo là tôn giáo chính. Tuy nhiên, Bà La Môn giáo không thể cung cấp cho vị thái tử này những đáp án qua các câu hỏi của Ngài về bản chất thực sự của sanh tử. Vì vậy, Tất Đạt Đa từ bỏ cung điện, đi vào núi rừng, và thực hành các lối tu khổ hạnh khác nhau trong sáu năm. Ngài đã tìm ra con đường Trung đạo giữa sự sa ngã thái quákhổ hạnh cực đoan. Vào lúc canh khuya gần sáng, trong khi thiền định dưới cội Tất bát la, Ngài chợt nhìn thấy ánh sao mai lấp lánh trên vòm trời phương Đông. Lúc đó, tâm thức Ngài bùng vỡ! Vị thái tử trẻ Tất Đạt Đa đã Giác ngộ hoàn toàntrở thành một vị Phật. Ngài thấu đạt chân lý, liễu ngộ tự tánh mà không phụ thuộc vào một số quyền năng bên ngoài của các thần linh tôn giáo, hoặc thượng đế.

Hầu như tất cả con người duy nhất sống trên thế giới ngày nay không hiểu những gì họ đang có. Đức Phật chỉ đơn giản là một người có ý chí dõng mãnh và tâm kiên cố, mà Ngài đã dạy chúng ta cần phải giải quyết nghi vấn đó. Trước khi bạn chết, bạn phải biết rõ hướng đi của bạn. Bạn phải thấu đạt những gì bạn đang có. Nếu bạn tụng đọc nhiều Kinh điển, hoặc niệm danh hiệu Đức Phật A Mi Đà, sẽ trợ duyên cho bạn phần nào. Điều đó không tốt, cũng không xấu. Nhưng tại sao bạn tụng đọc nhiều Kinh điển? Tại sao bạn cố gắng niệm A Mi Đà Phật? Vì điều đó rất cần thiết, làm cho phương hướng của bạn thêm rõ ràng để quay về.

Đức Phật dạy chúng ta tầm quan trọng trong việc tìm kiếm phương hướng đúng trong cuộc sống này. “Ta là gì? Ta phải nhận ra được Chân ngã hoặc Tự tánh của mình là điều thiết yếu mà ta có thể làm”. Nếu bạn nhận ra Con Người Thật (Chân ngã) của bạn, tức thì bạn đạt được tính chính xác của bạn. Khi sanh ra, bạn từ đâu đến? Khi chết rồi, bạn đi về đâu? Ngay bây giờ, công việc chính xác của bạn là gì? Mọi người đều hiểu công việc của bản thân này biểu hiện danh phận bề ngoài, chẳng hạn như họ là luật sư, bác sĩ, y tá, công nhân, hoặc tài xế, sinh viên, hoặc công việc làm chồng, làm vợ và những công việc trẻ em…. Đây là những công việc cơ thể của chúng ta, công việc bên ngoài của chúng ta, còn công việc bên trong con người thật của bạn là gì?

Đức Phật cũng dạy chúng ta đời đời phải thường thực hành hạnh Bồ tát để cứu độ tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Muốn cứu độ tất cả chúng sanh, điều quan trọng trước nhất bạn phải tự cứu độ “chúng sanh tâm” của mình. Nếu bạn không thể tự cứu độ mình, thì làm sao bạn có thể cứu độ cho kẻ khác? Vì vậy, đây là lý do tại sao chúng ta cần phải thấu rõ Tự tánh, Chân ngã, hoặc Bản lai diện mục của chúng ta. Cái đó không thể tìm thấy trong kinh sách, hoặc tư duy, khái niệm. Một học vị tiến sĩ, không có gì là tuyệt vời, không thể đối kháng với sức mạnh vô thường, ngay cả trong khoảnh khắc của sự quán sát nội tại một cách sáng suốt vào Bổn nguyên Tự tánh của chúng ta. Và con đường trực tiếp, ngắn nhất để trải nghiệm điều đó chính là Thiền định. Đây là điểm quan trọng.

Thiền đúng có nghĩa là sự hiểu biết về Chân ngã, Tự tánh của mình. Con đường này bắt đầu và kết thúc bằng câu hỏi: “Ta là gì ?" Đó là cách giáo hóa rất đơn giản, và không có gì đặc biệt. Khi bạn khởi “Nghi tình” của câu này một cách mãnh liệt, với đáp án duy nhất là “Không Biết". Tất cả mọi suy nghĩ hoàn toàn cắt đứt, và bạn quay về “Tâm ban đầu” trước suy nghĩ. Nếu bạn thấu đạt không-biết, bạn sẽ thấu đạt Chân ngã của bạn. Bạn đã trở về bản lai tự tánh của bạn, đó là “Sơ tâm” trước khi suy nghĩ phát sinh. Bằng cách này, bạn có thể biểu đạt và thấu tỏ Chân lý, và các chức năng sống của bạn một cách chính xác, để cứu độ tất cả chúng sanh khỏi đau khổ. Tên đó là sự Tỉnh thức, hoặc Chánh định.
Tại sao cuốn sách này có tiêu đề Thiền Tông Chỉ Nam hay còn gọi là La Bàn Thiền? Đạo Phật chỉ ra cho chúng ta thấy rằng thế giới này là một đại dương đau khổ. Tất cả mọi người đều sanh ra, rồi già, bệnh và chết. Chúng ta được tái sanh, chúng ta đau khổ, và sau đó chúng ta lại chết. Mỗi chúng sanh được tái sanh đi, tái sanh lại nhiều lần và có khi bất tận. Bởi vì lòng ham muốn trói cột chúng ta từ vô thủy. Tên tiếng Phạn gọi là Samsara (Luân hồi). Tất cả mọi chúng sanh cứ mãi xoay vòng, xoay vòng trong“đại dương đau khổ”, mẫu tự Trung-Hàn gọi là “Go hae”(Khổ hải).

Đức Phật dạy rằng chúng ta phải bơi thuyền vượt qua đại dương sanh tử này. Đó là “Thuyền trí tuệ”( Pràjnã-ship ) cũng giống như tất cả các con tàu đi biển, con tàu này cần có một la bàn. Chúng tôi có thể nói rằng, nếu bạn muốn thực hiện chuyến hải hành từ Los Angeles đến Hàn Quốc. Trên tàu, bạn đã tích chứa rất nhiều thức ăn, nước uống, quần áo và thuốc men. Đây là những đồ dùng cần thiết cho cơ thể của bạn được sống còn. Nhưng làm thế nào để bạn tìm thấy điểm đến của cuộc hành trình này? Điều quan trọng nhất phải nắm rõ phương hướng. Nếu phương hướng không rõ ràng, bạn sẽ đi lang thang nhiều năm trên các đại dương thăm thẳm. Bạn sẽ dễ dàng bị lạc mất hoặc chìm đắm giữa biển khơi. Trong khi đó, bạn sẽ hết thực phẩm, hoặc bị mắc kẹt trên một số hoang đảo. Vì vậy, không có bất cứ điều gì quan trọng hơn trên cuộc hành trình của bạn, đó là phương hướng.– “Làm thế nào tôi có thể tìm ra hướng đến Hàn Quốc? Làm thế nào để đạt được điều đó? Hàn Quốc ở đâu? "

Muốn tìm hướng đi chính xác, bạn cần có một la bàn hoặc hải bàn. Nếu thủy thủ không có la bàn, mặc dù họ có sắm con tàu thật to, có bản đồ chỉ rõ và thời tiết tuyệt vời, nhưng họ sẽ không nhận thức được hướng đi chính xác của họ. Họ chắc chắn sẽ mất phương hướng và không đạt đến đích. Khi sử dụng la bàn của con tàu này một cách chính xác, bạn có thể tìm thấy Chánh đạo. Sau đó, bạn có thể cảm nhận thực tế trong hiện tại những gì luôn luôn ở ngay trước mắt bạn.
Do vậy, nếu bạn muốn hiểu con người thật của bạn, bạn phải thực hành thiền. Chỉ giữ câu hỏi này một cách miên mật: Ta là gì? Không Biết... Nhưng có nhiều loại Giáo lý bạn có thể mang theo dọc đường. Có Giáo lý Phật giáo Tây Tạng, Thiền Hàn Quốc, Thiền Nhật BảnLiên Hoa Tông với câu niệm Namu myoho Renge-kyo, có Thiền Minh sát Vipassana, Thiền Siêu việt, và Thiền Tịnh quang. Có pháp môn Tịnh Độ, Phật giáo Mật tông, và Phật giáo bí truyền v. v…

Đặc biệt ngày nay ở phương Tây, có rất nhiều, rất nhiều pháp môn, nhiều giáo lý. Nhưng một giáo lý sáng tỏ là gì ? Và chức năng của nó ra sao? Làm thế nào chỉ thẳng tâm người? Làm thế nào để giúp chúng ta tìm thấy Chánh đạo, thấu tột Chân lý và sống an nhiên tự tại, đầy lòng Từ bi cho tất cả chúng sanh? Đó chính là trọng tâm của La bàn này để giúp tìm xương tủy thực sự của giáo lý Phật đà trong ba bộ phận Phật giáo chính thống. Y lý phương Đông của người xưa từng bảo: “Nhiệt tắc hàn chi, Hàn tắc ôn chi”. Nghĩa là đối với bệnh sốt thì sử dụng thuốc hàn. Đối với bệnh cảm lạnh thì sử dụng thuốc ôn nhiệt. Con người phải chịu bệnh hoạn từ lời nóisuy nghĩ của mình, vì vậy đôi khi lời nóisuy nghĩ của y học có thể giúp họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi làm ra La bàn Thiền. Nếu bạn không vướng mắc bởi lời nóichữ nghĩa trong La bàn này, và chỉ giữ tâm không biết, hoàn toàn quét sạch mọi vọng tưởng, sau đó thuốc chữ nghĩalời nói trên các trang này có thể giúp bạn tìm ra Chánh đạo. Bạn có thể tìm thấy tinh yếu lời giáo huấn của Đức Phật. Nhưng nếu bạn vướng mắc, dù là lời Phật dạy, cũng sẽ đưa bạn thẳng đến địa ngục.

Vì vậy, những gì được trình bày như dưới đây với nhiều loại ngôn từ giáo hóa tuyệt vời: có ngôn từ Tiểu thừa, ngôn từ Đại thừa, ngôn từ Thiền, tiếng Trung Quốc, tiếng Phạn, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Mỹ, tiếng Ba Lan…. Có lời thật, lời hư ; có lời tốt, lời xấu. Có rất nhiều, rất nhiều loại từ. Đôi khi vô ngôn, không có lời nào. Nếu bạn muốn thấu đạt Chân ngã, liễu ngộ Tự tánh, thì không nên dính mắc bất kỳ những lời giảng thuyết nào. Nếu bạn cho rằng Tiểu thừa Phật giáogiáo lý Đạo Phật Nguyên Thủy đúng nhất, bạn sẽ có vấn đề (câu nệ, bảo thủ ). Nếu bạn nói rằng Phật giáo Đại thừachính xác, bạn sẽ có vấn đề lớn hơn ( chấp trước, vướng mắc ). Và nếu bạn nói Thiền là trên hết, (thì bạn không thấu hiểu được Tâm Phật), bạn sẽ đi thẳng xuống địa ngục như tên bắn. Không giữ ngôn từ trong La bàn này. Chỉ có lãnh hội được những gì nó đang giúp cho bạn tìm ra phương hướng, và sau đó bạn chỉ thực hành.

Điều quan trọng nhất là làm cách nào bạn có thể giữ một câu hỏi lớn (Đại Nghi Tình) thật mãnh liệt.“TA LÀ GÌ?"Luôn luôn giữ mãi câu hỏi này với quyết tâm vĩ đại, những gì xuất hiện chỉ duy nhất “KHÔNG BIẾT". Không có suy nghĩ. Không có bất kỳ chữ nghĩa hay lời nói, bởi vì tất cả mọi suy nghĩ, mọi vọng tưởng hoàn toàn được quét sạch. Tên “không biết" này còn gọi là Chân ngã hoặc Tự tánh. Đôi khi nó cũng được gọi là Tỉnh thức, Sáng tỏ, Ngộ (Satori) hoặc Kiến tánh (Kensho). Nhưng bổn lai vốn không danh, không tướng. Nếu bạn lãnh hội được điều đó, tất nhiên bạn thấu đạt được Phật giáo Tiểu thừa, thấu đạt được Phật giáo Đại thừa, và tỏ ngộ Thiền. Như vậy, Tiểu Thừa, Đại Thừa và Thiền tất cả cùng một điểm,“Ta là gì? –Không biết."

Vì vậy, tôi hy vọng bạn đọc qua những lời này, nhưng không vướng mắc chúng, sau đó chỉ đi thẳng – không biết, cố gắng, cố gắng, cố gắng, mười ngàn năm không thôi nghỉ, được tỏ ngộ, và cứu độ tất cả chúng sanh khỏi khổ đau.

Sơn tăng Sùng Sơn,
Tổ đình Hoa Khê, núi Viên Giác
Thủ đô Seoul, Nam Hàn
Ngày 01 tháng 8 năm 1997

Trích:(Lời Tửa) ● Thiền Tông Chỉ Nam (sách)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.