Thư Viện Hoa Sen

Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược - Quyển 1 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF

07/05/20244:25 SA(Xem: 5470)
Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược - Quyển 1 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF
THIỆN PHÚC
NGŨ GIA THẤT TÔNG
YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF 
THE FIVE HOUSES & SEVEN SCHOOLS
QUYỂN I
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
Mục Lục Tập I
Table of Content Volume I
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Đức Phật & Sự Khai Sinh Của Thiền—The Buddha & the Birth of Zen 
Chương Một—Chapter One: Đức Phật & Sự Khai Sinh Của Thiền—The Buddha & the Birth of Zen 
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Về Dòng Truyền Thừa Trong Thiền Tông Ấn Độ—An Overview of Lines of Transmission in Indian Zen School 
Chương Ba—Chapter Three: Ma Ha Ca Diếp: Sơ Tổ Thiền Tông Ấn Độ—Mahakashyapa: The First Patriarch of the Indian Zen School  
Chương Bốn—Chapter Four: Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ—Twenty-eight Indian Patriarchs 
Chương Năm—Chapter Five: Sơ Lược Về Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Summaries of the First Patriarch Bodhidharma 
Chương Sáu—Chapter Six: Sơ Lược Về Thiền Tông Trung Hoa—Summaries of the Chinese Zen School
Chương Bảy—Chapter Seven: Các Vị Tổ Thiền Tông Trung Hoa—Patriarchs in Chinese Zen Sects 
Chương Tám—Chapter Eight: Lục Tổ Huệ Năng—The Sixth Patriarch Hui Neng
Phần Hai—Part Two: Thiền Tông Trung Hoa Trước Thời Ngũ Gia Thất Tông—The Chinese Zen School Before the time of the Five Houses & Seven Schools  
Chương Chín—Chapter Nine: Dòng Thiền Nam Tông Của Lục Tổ Huệ Năng-Đời Thứ Bảy Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma—The Sixth Patriarch Hui Neng's Southern Zen School-The Seventh Generation After the First Patriarch Bodhidharma  
Chương Mười—Chapter Ten: Phái Thiền Hành Tư—The Hsing Ssu Zen Branch 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Phái Thiền Hoài Nhượng—The Huai-Jang Zen Branch
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Phái Thiền Huệ Trung—The Hui Chung Zen Branch 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Phái Thiền Thần Hội—The Shên-Hui Ho Tse Zen Branch
Phần Ba—Part Three: Sơ Lược Về Quy Ngưỡng Tông—Summaries of the Kuei Yang Tsung 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Những Vị Tổ Tiên Phong Của  Thiền Phái Quy Ngưỡng—The Pioneer Patriarchs of The Kuei Yang Zen Schools 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Tóm Lược Về Quy Ngưỡng Tông—A Summary of the Kuei-Yang-Tsung 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu: Khai Tổ Quy Ngưỡng Tông—Zen Master Kuei Shan Ling-Yu: The Founding Patriarchs of the Kuei Yang Sect 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Quy Ngưỡng Tông Đời Thứ Hai: Nối Pháp Thiền Sư Linh Hựu—The Second Generation of the Kuei-yang Tsung: Zen Master Ling-yu's Dharma Heirs 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Quy Ngưỡng Tông Đời Thứ Ba-Nối Pháp Thiền Sư Huệ Tịch—The Third Generation of the Kuei-yang Tsung-Zen Master Hui-Chi's Dharma Heirs
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Quy Ngưỡng Tông Đời Thứ Tư-Nối Pháp Thiền Sư Quang Dũng—The Fourth Generation of the Kuei-yang Tsung-Zen Master Nan-T'a Kuang-Yung's Dharma Heirs 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Quy Ngưỡng Tông Đời Thứ Năm-Nối Pháp Thiền Sư Huệ Thanh Ba Tiêu—The Fifth Generation of the Kuei-yang Tsung-Zen Master Hui-ch'ing Pa-chiao's Dharma Heirs
Phần Bốn—Part Four: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động Trung Hoa—Summaries of the the Chinese Ts'ao Tung Zen School
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Những Vị Tổ Tiên Phong Của Thiền Phái Tào Động—The Pioneer Patriarchs of The Ts'ao Tung Zen Schools 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Thiền Sư Động Sơn Lương Giới (807-869): Khai Tổ Thiền Tông Tào Động—Zen Master Tung-Shan Liang-Chieh: The Founding Patriarch of the Ts'ao Tung Tsung 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Pháp Ngữ Của Thiền Sư Động Sơn Lương Giới Khai Tổ Thiền Tông Tào Động—Zen Master Tung Shan Liang Chieh's Dharma Talks The Founding Patriarch of the Ts'ao Tung Zen Schoo
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Thiền Tông Tào Động Tại Trung Hoa: Sự Phát Triển & Hưng Thịnh—The Tsao-Tung Zen School in China: The Development & Prosperity 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tào Động Mặc Chiếu Thiền—Silent Illumination Zen of the Ts'ao Tung School 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Những Dòng Truyền ThừaTổ Sư Của Thiền Phái Tào Động—Lineages of Transmission And Patriarchs of the Ts'ao-Tung Zen School  
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tào Động Tông Đời Thứ Hai Nối Pháp Thiền Sư Lương Giới—The Second Generation of the Ts'ao Tung Tsung Zen Master Liang-Chieh's Dharma Heirs 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Pháp Ngữ Của Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch Nhị Tổ Tào Động Tông—Zen Master Ts’ao-Shan Pen-Chi's Dharma Talks, the Second Patriarch of the Ts'ao Tung Zen School 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tào Động Tông Đời Thứ Ba Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Third Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tào Động Tông Đời Thứ Tư Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Fourth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tào Động Tông Đời Thứ Năm Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Fifth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tào Động Tông Đời Thứ Sáu Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Sixth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tào Động Tông Đời Thứ Bảy Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Seventh Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tào Động Tông Đời Thứ Tám Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Eighth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tào Động Tông Đời Thứ Chín Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Ninth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Tenth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Một Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Eleventh Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Hai Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Twelfth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Ba Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Thirteenth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh
Tài Liệu Tham Khảo—References

Lời Đầu Sách
_________________________________

Theo Phật giáo, Đức Phật là người đã đạt được Giác NgộNiết Bàn qua thiền tậptu tập những phẩm chất như trí tuệ, nhẫn nhục, bố thí. Con người ấy sẽ không bao giờ tái sanh trong vòng luân hồi sanh tử nữa, vì sự nối kết ràng buộc phàm phu tái sanh đã bị chặt đứt. Thật vậy, qua tu tập thiền định, chư Phật đã loại trừ tất cả những tham dụcnhiễm ô. Vị Phật của hiền kiếp là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sanh ra với tên là Tất Đạt Đa  trong dòng tộc Thích Ca. Phật là Đấng Toàn Giác hay một người đã giác ngộ viên mãn về chân tánh của cuộc sinh tồn. Chữ Phật có nghĩa là tự mình giác ngộ, đi giác ngộ cho người, sự giác ngộ nầy là viên mãn tối thượng. Từ Buddha” được rút ra từ ngữ căn tiếng Phạn “Budh” nghĩa là hiểu rõ, thấy biết hay tỉnh thức. Phật là người đã giác ngộ, không còn bị sanh tử luân hồihoàn toàn giải thoát. Trong Kinh Châu Báu, Tiểu Bộ, Tập 6, Đức Phật dạy: “Phật, Thế Tôn thù thắng, nói lên lời tán thán, pháp Thiền định trong sạch, liên tục không gián đoạn. Không gì sánh bằng được pháp thiền vi diệu ấy. Như vậy nơi chánh phápchâu báu thù diệu. Mong với sự thật nầy, được sống chơn hạnh phúc.”

Như vậy, Phật tử chân thuần chúng ta nên biết rằng trong Phật giáo, thiền làm công việc của một ngọn đuốc đem lại ánh sáng cho một cái tâm u tối. Nói chung, mỗi tông phái thiền cung cấp cho hành giả với loại ánh sáng của nó, nhưng đều giúp cho hành giả có ánh sáng để thấy được mọi thứ. Giả như chúng ta đang ở trong một căn phòng tối tăm với một ngọn đuốc trong tay. Nếu ngọn đuốc quá mờ, hay nếu ngọn đuốc bị gió lay, hay nếu tay chúng ta không nắm vững ngọn đuốc, chúng ta sẽ không thấy được cái gì rõ ràng cả. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không thiền đúng cách, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được trí tuệ có thể xuyên thủng được sự tăm tối của vô minh để nhìn thấy bản chất thật sự của cuộc sống và cuối cùng đi đến chỗ đoạn tận được khổ đau và phiền não. Vì vậy, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng thiền chỉ là một phương tiện, một trong những phương tiện hay nhất để đạt được trí huệ trong đạo Phật.

Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nói chính xác hơn là sau thời Lục Tổ Huệ Năng, ban đầu Thiền Tông Trung Hoa được chia làm ít nhất 4 phái thiền: Phái Thiền Hành Tư, Phái Thiền Hoài Nhượng, Phái Thiền Huệ Trung, và Phái Thiền Thần Hội. Rồi sau đó, Thiền tông Trung Hoa lần nữa lại được chia làm 5 trường phái chính hay Ngũ Gia Thiền, chỉ cho giáo pháp riêng biệt được giảng dạy từ những truyền thốngliên hệ tới những vị Thiền sư đặc biệt. Ba trong số năm truyền thống này: Tào Động, Vân Môn, và Pháp Nhãn, đi xuống từ dòng truyền thừa được truy nguyên ngược về Thanh Nguyên Hành TưThạch Đầu Hy Thiên. Hai truyền thống kia: Lâm TếQuy Ngưỡng, được tiếp nối từ Mã Tổ Đạo NhấtBách Trượng Hoài Hải. Tông Lâm Tế về sau này lại sản sanh ra hai nhánh Dương Kỳ và Hoàng Long. Khi mà hai phái sau này được thêm vào Ngũ Gia thì người ta gọi đó là Thất Tông

Thuật ngữNgũ Gia Thất Tông” được dùng trong Thiền tông Phật giáo để chỉ những tông phái chính của truyền thống Thiền dưới thời nhà Đường. Biểu đồ Ngũ Gia được tóm lược bởi Thiền sư Văn Ích. Ngũ tông là năm tông phái Thiền của Phật giáo ở Trung Hoa bắt nguồn từ Nguồn Thiền “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của Lục Tổ Huệ Năng. Về sau nầy có thêm hai phái sau này là Dương Kỳ và Hoàng Long. Thứ nhất là Quy Ngưỡng Tông: Quy Ngưỡng Tông là một dòng Thiền được sáng lập bởi hai đệ tử của ngài Bách Trượng Hoài Hải. Đời thứ 37 sau Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền Sư Linh Hựu trở thành Sơ Tổ Khai Sáng Tông Quy Ngưỡng. Quy là chữ đầu của Quy Sơn Linh Hựu (đệ tử của ngài Bách Trượng). Ngưỡng là chữ đầu của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (đệ tử của ngài Quy Sơn). Vào giữa thế kỷ thứ mười, tông phái nầy sáp nhập vào tông Lâm Tế nên từ đó nó không còn tồn tại như một tông phái độc lập nữa. Thứ nhì là Tào Động Tông: Đời thứ 38 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền Sư Động Sơn Lương Giới trở thành Khai Tổ Tào Động Tông. Truyền thống Tào Động tông Trung Hoa được ngài Động Sơn Lương Giới cùng đệ tử của ngài là Tào Sơn Bổn Tịch sáng lập. Tên của tông phái lấy từ hai chữ đầu của hai vị Thiền sư này. Có nhiều thuyết nói về nguồn gốc của phái Tào Động. Một thuyết cho rằng nó xuất phát từ chữ đầu trong tên của hai Thiền sư Trung QuốcTào Sơn Bổn TịchĐộng Sơn Lương Giới. Một thuyết khác cho rằng đây là trường phái Thiền được Lục Tổ Huệ Năng khai sáng tại Tào Khê. Thứ ba là Lâm Tế Tông: Đời thứ 38 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền trở thành Khai Tổ Lâm Tế Tông. Lâm tế Tông là một trong những trường phái Thiền nổi tiếng của trung Quốc được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Lâm Tếđại đệ tử của Hoàng Bá. Vào thời kỳPhật giáo bị ngược đãi ở Trung Quốc khoảng từ năm 842 đến năm 845 thì thiền sư Lâm Tế sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, mang tên ông. Trong những thế kỷ kế tiếp, tông Lâm Tế chẳng những nổi bật về Thiền, mà còn là một tông phái thiết yếu cho Phật giáo Trung Hoa thời bấy giờ. Tông Lâm Tế mang đến cho Thiền tông một yếu tố mới: công án. Phái Thiền Lâm Tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự “Đốn Ngộ” và dùng những phương tiện bất bình thường như một tiếng hét, một cái tát, hay đánh mạnh vào thiền sinh cốt làm cho họ giựt mình tỉnh thứcnhận ra chân tánh của mình. Lâm Tế tông được sáng lập và xiển dương bởi ngài Lâm Tế, pháp tử của Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận. Tại Trung Hoa, tông này có 21 đời đệ tử truyền thừa, suy thoái dần từ thế kỷ thứ XII, nhưng trước đó đã được mang sang Nhật Bảntiếp tục phát triển cho đến ngày nay dưới tên gọi là Rinzai. Thứ tư là Vân Môn Tông: Đời thứ 40 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền Sư Văn Yển khai sáng Vân Môn Tông. Về sau nầy thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển tập hợp những bài ca ngợi nổi tiếng kèm theo các công án mà sau nầy Viên Ngộ Khắc Cần công bố dưới nhan đề Bích Nham Lục. Tuyết Đậu là vị đại sư cuối cùng của phái Vân Môn, phái nầy bắt đầu suy thoái từ giữa thế kỷ thứ XI  và cuối cùng tàn lụn hoàn toàn vào thế kỷ thứ XII. Thứ năm là Pháp Nhãn Tông: Đời thứ 42 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền Sư Pháp Nhãn Văn Ích khai sáng Pháp Nhãn Tông. Đây là một trong 'Ngũ Gia Thất Tông', tức là những trường phái lớn thuộc truyền thống Thiền thật sự. Nó được Huyền Sa Sư Bị, môn đồ và người kế vị pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn thành lập. Lúc đầu phái nầy gọi là Huyền Sa, theo tên gọi của người sáng lập. Nhưng sự vinh quang của Huyền Sa chẳng bao lâu bị cháu mình là Pháp Nhãn lấn lướt. Do đó nó có tên là Pháp Nhãn. Pháp Nhãn là một trong những thiền sư quan trọng, có 63 người nối pháp đã giúp truyền bá pháp của ông đi khắp Trung Hoa và đến tận Triều Tiên. Trong ba thế hệ đầu, trường phái nầy đã trải qua thời kỳ phồn thịnh, nhưng đến thế hệ thứ năm thì tàn lụn. Thứ sáu là Phái Thiền Dương Kỳ: Đời thứ 45 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Lâm Tế Tông Đời Thứ Tám, khởi điểm của Thiền Phái Dương Kỳ. Đây là nhánh quan trọng nhất trong hai nhánh thiền thoát thai từ thiền Lâm Tế sau khi Thiền sư Thạch Sương Sở Viện thị tịch. Trong truyền thống thiền Lâm Tế người ta gọi nó là Lâm Tế Dương Kỳ. Phái Dương Kỳ có nhiều thiền sư quan trọng, trong đó có Vô Môn Tuệ Khai, người sưu tập bộ Vô Môn Quan. Sau nầy các môn đệ của Vô Môn, nhất là Kakushin, đã du nhập vào Nhật Bản dòng thiền Lâm Tế Dương Kỳ, hiện vẫn còn tồn tại. Vào cuối thời nhà Tống, khi Thiền tông bắt đầu suy thoái, dòng Lâm Tế Dương Kỳ trở thành nơi dung hợp cho tất cả các phái Thiền khác cũng đang suy yếu và biến mất. Dưới thời nhà Minh, Thiền hòa lẫn với Tịnh Độ nên mất đi tính chất riêng của nó, không còn tinh thần “tâm truyền tâm” nữa. Thứ bảy là Hoàng Long Phái: Đời thứ 45 sau Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, Lâm Tế Tông Đời Thứ Tám, khởi điểm của Thiền Phái Hoàng Long.  Nó là một trong bảy phái thiền đầu tiên được thiền sư Vinh Tây Minh (1141-1215) đưa vào Nhật Bản. Tuy nhiên, nó tàn lụi ở cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản sau vài thế hệ. Do bắt nguồn từ phái Lâm Tế nên người ta cũng gọi nó là Lâm Tế-Hoàng Long phái.

Trong số bảy tông phái Thiền nầy, hai trường phái Tào ĐộngLâm Tế là nổi trội nhất và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong khi pháp môn của tông Lâm Tế là bắt tâm của các môn đồ phải tìm cách giải quyết một vấn đề không thể giải quyết được mà chúng ta gọi là tham công án hay thoại đầu. Chúng ta có thể xem pháp môn bí truyền của tông Lâm Tế rất là rắc rối, vì lối tham thoại đầu hay công án hoàn toàn vượt ra ngoài tầm của kẻ sơ học. Người ấy bị xô đẩy một cách cốt ý vào bóng tối tuyệt đối cho đến khi ánh sáng bất ngờ đến được với y. Trái lại, pháp môn tu tập của tông Tào Động là dạy cho môn đồ cách quán tâm mình trong tĩnh lặng. Chúng ta có thể xem pháp môn của tông Tào Độnghiển nhiên hay công truyền. Nếu ngay từ đầu, môn đồ được chỉ dẫn thích đáng bởi một vị thầy giỏi, pháp môn của tông Tào Động không đến nỗi khó tu tập cho lắm. Nếu chúng ta có thể có được những lời dạy khẩu truyền từ một thiền sưkinh nghiệm thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ học được cách 'quán tâm trong tĩnh lặng' hoặc, nói theo thuật ngữ Thiền, cách tu tập loại 'mặc chiếu Thiền'.

Bộ sách 3 quyển có tựa đề “Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết của Thiền Tông, mà nó chỉ tóm lược về Ngũ Gia Thất Tông Trung Hoa và Những Dòng Truyền Thừa cũng như pháp tu đặc biệt của từng tông phái sau sự khai sinh của Thiền tại xứ sở nầy. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích cuối cùng của người tu Phậtgiác ngộgiải thoát, nghĩa thấy được cách nào để thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu một cách khái quát về buổi sơ thời của Thiền Tông, một trong những tông phái quan trọng nhất trong Phật Giáo. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Cẩn đề,
Thiện Phúc

Preface

 ____________________________________


According to Buddhism, a Buddha is one who attains Enlightenment and Nirvana through meditative practice and the cultivation of such qualities as wisdom, patience, and generosity. Such a person will never again be reborn within cyclic existence, as all the cognitive ties that bind ordinary beings to continued rebirth have been severed. As a matter of fact, through their meditative practice, buddhas have eliminated all craving, and defilements. The Buddha of the present era is referred to as “Sakyamuni” (Sage of the Sakya). He was born Siddhartha Gautama, a member of the Sakya clan. The Buddha is One awakened or enlightened to the true nature of existence. The word Buddha is the name for one who has been enlightened, who brings enlightenment to others, whose enlightened practice is complete and ultimate. The term Buddha derived from the Sanskrit verb root “Budh” meaning to understand, to be aware of, or to awake. It describes a person who has achieved  the enlightenment that leads to release from the cycle of birth and death and has thereby attained complete liberation. In the Ratana Sutta, Khuddakapatha, volume 6, the Buddha taught: “What the excellent Awakened One extolled as pure and called the concentration of unmediated knowing. No equal to that concentration can be found. This, too, is an exquisite treasure in the Dhamma. By this truth may there be well-being.”

Therefore, we, devout Buddhists, should know that in Buddhism, meditation functions the job of a torch which gives light to a dark mind. Generally speaking, each Zen school supplies practitioners with its own light, but it can help practitioners to see everything. Suppose we are in a dark room with a torch in hand. If the light of the torch is too dim, or if the flame of the torch is disturbed by drafts of air, or if the hand holding the torch is unsteady, it’s impossible to see anything clearly. Similarly, if we don’t meditate correctly, we can’t never obtain the wisdom that can penetrate the darkness of ignorance and see into the real nature of existence, and eventually cut off all sufferings and afflictions. Therefore, sincere Buddhists should always remember that meditation is only a means, one of the best means to obtain wisdom in Buddhism.

After Bodhidharma Patriarch, speaking more exactly, after the time of the Sixth Patriarch Hui Neng, the Chinese Zen School was divided into at least four schools: the Hsing Ssu Zen School, the Huai-Jang Zen School, the Hui Chung Zen School, and the Sheân-Hui Ho Tse Zen School. Then, later, the Chinese Zen School was again divided into five main sects or the Five Houses of Zen which refer to separate teaching lines that evolved from the traditions associated with specific masters. Three of these traditions, Ts'ao-tung, Yun-men, and Fa-yan, descended from the transmission line traced back to Ch'ing-yuan Hsing-ssu and Shih-t'ou Hsi ch'ien. The other two, the Lin-chi and Kuei-yang, proceeded from Ma-tsu Tao-i and Pai-chang Huai-hai. The Lin-chi House later produced two offshoots, the Yang-chi and Huang-lung. When these last two were added to the Five House, together they are referred to as the Seven Schools of Zen. 

The term “Five Houses and Seven Schools” is used in Zen Buddhism to designate the main divisions of the Ch’an tradition in T’ang dynasty China. The scheme of the Five Houses or schools of Chinese Zen Buddhism was first articulated by Fa-Yen Wen-I (885-958). The five houses are traditions which arise from one origin which is “Directly Point to Mind to see one’s True Nature and to realize the Buddhahood” taught by the Sixth Zen Patriarch Hui-Neng. Later, there were two more branches of Yang-Ch’i and Huang Lung. First, the Kuei Yang Tsung: Kuei Yang Zen sect established by two disciples of Pai-Ch’ang-Huai-Hai. The thirty-seventh generation after the first Patriarch Mahakasyapa, Zen master Ling Yu became the first patriarch of the Kuei Yang Tsung. 'Kuei' is the first word of 'Kuei-Shan Ling-Yu' (a disciple of Pai-Ch’ang). 'Yang' is the first word of 'Yang-Shan-Hui-Ji' (a disciple of'Kuei-Shan). In the middle of the tenth century, this school merged with Lin-Chi school and since then no longer subsisted as an independent school. Second, the Ts'ao Tung Ch’an: The thirty-eighth generation after the first Patriarch Mahakasyapa, Zen Master Tung-shan Liang-Chieh became the First Patriarch of the Ts'ao-tung Tsung. Ts'ao Tung tradition was founded by Tung-Shan Liang-Chieh (807-869) and his student Ts’ao-Shan Pen-Chi (840-901). The name of the school derives from the first Chinese characters of their names. It was one of the “five houses” of Ch’an. There are several theories as to the origin of the name Ts’ao-Tung. One is that it stems from the first character in the names of two masters in China, Ts’ao-Shan Peân-Chi, and Tung-Shan Liang-Chieh. Another theory is that Ts’ao refers to the Sixth Patriarch and the Ch’an school was founded by Hui-Neng, the sixth patriarch. Third, the Lin-Chi Zen School: The thirty-eighth generation after the first Patriarch Mahakasyapa, Zen Master Lin Chi became the founding Patriarch of the Lin Chi School. The Lin Chi School was one of the most famous Chinese Ch’an founded by Ch’an Master Lin-Chi I-Hsuan, a disciple of Huang-Po. At the time of the great persecution of Buddhists in China from 842 to 845, Lin-Chi founded the school named after him, the Lin-Chi school of Ch’an. During the next centuries, this was to be not only the most influential school of Ch’an, but also the most vital school of Buddhism in China. Lin-Chi brought the new element to Zen: the koan. The Lin-Chi School stresses the importance of “Sudden Enlightenment” and advocates unusual means or abrupt methods of achieving it, such as shouts, slaps, or hitting them in order to shock them into awareness of their true nature. The Lin-chi Zen School was founded and propagated by Lin-Chi, a Dharma heir of Zen Master Huang-Bo. In China, the school has 21 dharma successors, gradually declined after the twelfth century, but had been brought to Japan where it continues up to the present day and known as Rinzai. Fourth, the Yun Men Tsung: The Fortiefth generation after the first Patriarch Mahakasyapa, Zen Master Wen-Yen founded the Wen-Men Tsung. Later, Hsueh-Tou Ch'ung-Hsien collected the koans which published by Yuan Wu K'o Ch'in in the Pi-Yen-Lu (the Blue Cliff Record). Hsueh-Tou was the last important master of the Yun Men School, which began to decline in the middle of the 11th century and died out altogether in the 12th. Fifth, the Fa-Yen Zen School: The Forty-second generation after the first Patriarch Mahakasyapa, Zen Master Fa-yen Wen-Yi founded the Fa-yen Tsung. The Fa-Yen school of Zen that belongs to the 'Five houses-Seven schools', i.e., belongs to the great schools of the authentic Ch'an tradition. It was founded by Hsuan-sha Shih-pei, a student and dharma successor of Hsueh-feng I-ts'un, after whom it was originally called the Hsuan-sha school. Master Hsuan-sha's renown was later overshadowed by that of his grandson in dharma Fa-yen Wen-i and since then the lineage has been known as the Fa-yen school. Fa-yen, one of the most important Zen masters of his time, attracted students from all parts of China. His sixty-three dharma successors spread his teaching over the whole of the country and even as far as Korea. For three generations the Fa-yen school flourished but died out after the fifth generation. Sixth, the Yang-Ch'i Pai: The Forty-fifth generation after the first Patriarch Mahakasyapa, the Eighth Generation of the Lin Chi Tsung, starting point of the Yang-Chi Zen Branch. It is one of the two most important lineages into which the Lin-Chih split after Shih-Shuang Ch’u-Yuan. As a traditional lineage of Lin-Chih Zen, it is also called the Lin-Chih-Yang-Qi lineage. The Yang-Qi school produced important Zen masters like Wu-Men-Hui-K’ai, the compiler of the Wu-Men-Kuan, and his Dharma successor, Kakushin, who brought the Ch’an of Lin-Chih-Yang-Qi lineage to Japan, where as Zen it still flourishes today. As Ch’an gradually declined in China after the end of Sung period, the Lin-Chih-Yang-Qi school became the catchment basin for all the other Ch'an schools, which increasingly lost importance and finally vanished. After becoming mixed with the Pure Land school of Buddhism, in the Ming period Ch’an lost its distinctive character and ceased to exist as an authentic lineage of transmission of the Buddha-dharma “from heart-minf to heart-mind.” Seventh, Huang Lung Pai: The Forty-fifth generation after the first Patriarch Mahakasyapa, the Eighth Generation of the Lin Chi Tsung, starting point of the Huang-lung Zen Branch. It belongs to the 'seven schools' of Ch'an and was the first school of Zen in Japan, brought there by Eisai Zenji. However, it died out both in China and Japan after a few generations. Since Oryo lineage developed out of the Rinzai school, it is also called the Rinzai-Oryo School.

Among these seven Zen Schools, two schools of Ts'ao Tung and Lin Chih are the most outstanding schools and still survive nowadays. While the Lin-chi approach is to put the student's mind to work on the solution of an unsolvable problem known as koan or head phrase exercise. The approach of the Lin-chi school may be regarded as covert or esoteric is very complicated, for the Lin-chi approach of head phrase exercise is completely out of the beginner's reach. He is put purposely into absolute darkness until the light unexpectedly dawns upon him. On the contrary, the Tsao-tung approach to Zen practice is to teach the student how to observe his mind in tranquility. We may regard the approach of the Tsao-tun school as overt or exoteric. If, in the beginning, the student can be properly guided by a good teacher, the approach of Tsao-tung sect is not too difficult to practice. If one can get the 'verbal instructions' from an experienced Zen Master one will soon learn how to 'observe the mind in tranquility' or, in Zen term, how to practice the 'serene-reflection' type of meditation. 

This set of three books titled “Essential Summaries of the Five Houses and Seven Schools” is not a profound philosiphical study of the the Zen School, but a book that summarizes Chinese Seven Zen Schools & Their Lineages of Transmissionas well as methods of cultivation of each school after the birth of Zen in China. Devout Buddhists should always remember the ultimate goal of any Buddhist cultivator is to attain enlightenment and emancipation, that is to say to see what method or methods to escape or to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these reasons, though presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of the Five Houses and Seven Schools” in Vietnamese and English to briefly introduce on the Zen School in its early time, one of the most important Zen schools in Buddhism. Hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                               

Respectfully,

Thien Phuc


Xem thêm:




Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).