6- Đàn Áp Tôn Giáo Và Các Cuộc Tự Thiêu (Vietnam – Why Did We Go?, Chương 14), Avro Manhattan

22/12/201212:00 SA(Xem: 4881)
6- Đàn Áp Tôn Giáo Và Các Cuộc Tự Thiêu (Vietnam – Why Did We Go?, Chương 14), Avro Manhattan

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP BA (3/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘTTẬP HAI ● TẬP BA

Chương Sáu – KIM CƯƠNG BẤT HOẠI
Hoa sen trong biển lửa

06
NHỮNG CUỘC ĐÀN ÁP TÔN GIÁO
VÀ NHỮNG CUỘC TỰ THIÊU
Dư Luận Thế giới Buộc Hoa Kỳ
Phải "Lên Án Những hành Động Áp Bức" của Diệm.
(Trích từ Chương 14 của tác phẩm
Vietnam: Why Did We Go? của Avro Manhattan) http://www.reformation.org/vietnam.html

Thiểu số Ca-tô và Phật giáo đồ * Núi lửa phe phái nổ tung * Cờ của Vatican xuất hiện trong một thành phố Phật giáo * Ngày Lễ Phật Đản bị cấm * Đại hồng chung của chùa Xá Lợi * Phật giáo đồ đốt một xóm đạo * Thông điệp của nhà sư * Cuộc tự thiêu * Biểu tình hàng loạt chống Diệm * Lệnh phong tỏa chùa chiền * Phật giáo đồ bị cảnh sát của Diệm giết * Sinh Viên Học Sinh Phật tử bị bắttra tấn * Tị nạn trong Tòa đại sứ Mỹ * Dân Mỹ ‘sững sốt’ về sự tàn nhẫn của Diệm * Hoa Kỳ "lên án những hành động áp bức" của Diệm * Nhóm vận động hành lang Ca-tô-CIA-Diệm làm bé chuyện khuấy động của Phật giáo.

Mức độ trầm trọng trong chính sách đàn áp tôn giáo của Diệm có thể bị phán xét hay nhất, nếu chúng ta nhớ rằng Ki-tô giáo trong khu vực Đông Nam Á là một thiểu số, và hơn nưa, rằng Giáo Hội Công Giáo là một thiểu số của một thiểu số. Ở Việt Nam, trên tổng dân số tại thời điểm đó từ 10 đến 11 triệu dân, chỉ có 1 triệu rưỡi là giáo dân Ca-tô La Mã. Trong số này, hai phần ba là dân tị nạn từ miền Bắc, trong khi các tín đồ Ki-tô khác, chủ yếu là Seventh Day Baptists hoặc Adventists, có khoảng 50 ngàn người. Phần còn lại của quốc gia là thuần Phật giáo hay các tôn giáo phát xuất từ Phật giáo. Điều này có nghĩa rằng giáo dân Ca-tô chỉ gồm chừng 12 đến 13 phần trăm của toàn bộ Nam Việt Nam. Tương tự, nếu so sánh 12 đến 13 phần trăm tín đồ Phật giáo, hoặc Ấn giáo (Hindus), hay Hồi giáo (Moslems) cố khủng bố 230 triệu dân chúng Mỹ, mà đa sốtín đồ Ki-tô giáo.

Chiến dịch xói mòn của ông Diệm, và sự loại bỏ trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng chính trị và tôn giáo của Phật giáo, tất nhiên, đã song hành với sự tạo lập ra một nhà nước cảnh sát trị, và với sự tăng tốc Ca-tô hóa nhà nước, quân đội và lực lượng cảnh sát của mình.

ôm đồm như thế, các hoạt động chống phá Phật giáo của Diệm đã được ranh ma che dấu ở hậu trường. Trước khi phải đối phó với Phật giáo, chính sách này đã được biện giải là, trước hết, ông ta phải tăng cường bộ máy chính trị và cảnh sát của mình. Tia lửa đã lóe chớp khi núi lửa phe phái, bao lâu nay đã âm ỉ ngầm cuối cùng bùng nổ công khai vào ngày 5 tháng 6, năm 1963 [tác giả ghi: “on June 5, 1963”. GCDG: đúng ra là ngày 6 tháng 5 – May 6, 1963]. Giáo dân Ca-tô La Mã tổ chức ngày lễ tôn vinh Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, anh của Diệm. Trong sự vui mừng của họ, họ đã treo cờ của Vatican tại Huế, một thành phố chủ yếu Phật giáo. Không có sự chống đối hoặc bất kỳ cuộc biểu tình bạo động nào về phía Phật giáo đồ.

Ba ngày sau, toàn bộ dân chúng Nam Việt Nam chuẩn bị chào mừng ngày Đản sinh lần thứ 2507 của Đức Phật. Lễ kỷ niệm đặt trọng tâm ở Huế, trung tâm của nền văn hóa Phật giáo trong suốt hơn 2000 năm qua. Phật giáo đồ xin phép treo cờ Phật giáo. Câu trả lời của chính quyền Diệm là một tiếng Không rõ to! Khi đến ngày lễ, hàng ngàn Phật tử biểu tình phản đối sự từ chối của chính phủ. Ngoài ra, hai ngày trước đó, Diệm đã ban hành một sắc lệnh cấm treo các biểu trưng tôn giáo. Sắc lệnh chỉ được ban ra sau khi giáo dân Ca-tô đã treo cờ của Vatican. Quân đội của Diệm bắn vào đám đông và giết chín Phật tử. Hầu quả của chủ nghĩa đề cao Ca-tô như thế là các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp miền Nam Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã hội kiến Diệm, yêu cầu kết thúc sự phân biệt đối xử như thế. Diệm từ chối bồi thường cho các nạn nhân, từ chối trách nhiệm, và ngay cả từ chối trừng phạt những kẻ đã chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo, không nao núng, đã tập hợp 400 tăng ni, và vào ngày 30 tháng 5 đã ngồi lì bốn giờ liền trước mặt tòa nhà Quốc hội ngay tại trung tâm Sài Gòn. Sau đó, vì không được đáp ứng, họ tuyên bố 48 giờ tuyệt thực. Cuộc tuyệt thực lây lan ra các nơi khác. Sau một cử chỉ lấy lòng khi ông sa thải ba viên chức cán bộ của ông ta; Diệm tuyên bố rằng cuộc tàn sát đã được gây ra bởi – những kẻ khuấy động Cộng sản. Cuộc tuyệt thực lan rộng sang quần chúng, cho đến hơn 10 ngàn cá nhân đã tham gia ngay tại Sài Gòn. Để gia tăng tính nghiêm trọng của cuộc biểu tình quần chúng, đại hồng chung của chùa Xá Lợi đã dược gióng lên không ngừng. Ở Huế, kinh đô Phật giáo, cuộc biểu tình ôn hòa đã trở nên bạo động và bạo lực lại nổ ra. Cuộc bạo hành không kềm chế đến nổi ngôi đại tự Từ Đàm đã bị đốt phá gần rụi.

Sự chịu đựng của Phật giáo cuối cùng đã nhường chỗ cho sự tức giận cụ thể. Một đám đông Phật tử đã tự xử luật và đã đốt rụi một xóm đạo Ca-tô gần Đà Nẵng [GCND: việc này xảy ra vào những năm sau khi ông Ngô Đình Diệm chết và sau khi ông Dương văn Minh bị lật đổ, tức sau ngày 30-1-1964, khi những phần tử Cần Lao Công giáo bắt đầu hồi phục]. Tại Huế, cuộc bạo loạn tái phát, nhà cầm quyền ra lệnh thiết quân luật. Kết quả là, một đám đông Phật giáo đồ, do sinh viên học sinh (SVHS) dẫn đầu, biểu tình trước tòa đại biểu chính phủ, quân đội được gọi đến. Lựu đạn cay đã được tung ra và hơn 77 cá nhân phải nhập viện vì các vết bỏng.

Thêm nhiều cuộc biểu tình Phật giáo diễn ra. Tất cả chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, một nhà sư Phật giáo cao tuổi, Hòa Thượng Thích Quảng Đức, đã gửi một kiến nghị đến Tổng thống Diệm. Nội dung viết: "thi hành một chính sách bình đẳng tôn giáo." Rồi thì ngài yên lặng ngồi xuống giữa một đường phố chính của Sài Gòn, đổ xăng vào mình và tự thiêu đến chết. Đó là ngày 2, tháng sáu năm 1963 [GCND: Đúng ra là ngày 11 tháng sáu]. Cuộc tự thiêu đã gây ra phản ứng rất lớn bên trong và bên ngoài Nam Việt Nam. Cả thế giới không thể hiểu được những gì đang xảy ra, các phương tiện truyền thông cố ý hay vô tình đã làm vẩn đục và đã tường thuật trái ngược nhau về tình trạng thật của chính sự. Tuy vậy, Diệm vẫn không chịu nhúc nhích. Các nhà sư Phật giáo khác theo gương Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Trong một thời gian ngắn, sáu vị đã tự đốt cháy mình đến chết để phản đối (chính sách kỳ thị tôn giáo).

Diệm và hầu hết các ủng hộ viên Ca-tô của ông đã không hề xao xuyến. Thật vậy, ngay cả một số người của họ còn chế giễu việc tự thiêu. Bà Nhu, em dâu của Diệm chẳng hạn, đã cho rằng các Phật tử "đã tự nướng thịt lấy mình" (barbecuing themselves). Các cuộc biểu tình của Phật giáo tiếp diễn trong suốt tháng tiếp theo. Vào ngày 30 tháng bảy, 30 ngàn người đã tham gia biểu tình phản đối tại Sài Gòn và Huế. Ở Huế, ngày 13 tháng tám, đã xảy ra bạo loạn không kiểm soát được. Một nhà sư trẻ tuổi, ĐĐ.Thích Thanh Tuệ, tự thiêu đến chết trong chùa Phước Duyên (Huế), theo gương của một vị khác vài ngày trước đó, ĐĐ.Thích Nguyên Hương, đã tự thiêu vào ngày 4 tháng tám (Phan Thiết). Rồi vào ngày 15 tháng tám, một ni cô, Diệu Quang, tự thiêu trong sân của chùa Từ Đàm.

Theo sau các cuộc biểu tình cá nhân và đoàn thể Phật giáo, cuối cùng Diệm đã tự lột mặt nạ, ban hành một cuộc phong tõa toàn quốc bằng cách tuyên bố tình trạng quân luật. Cảnh sát của Diệm đã được thả lỏng. Họ chiếm, đóng, vây hãm và cướp phá hết chùa này đến chùa khác trong thủ đô, tại Huế, Khánh Hòa, Đà Nẵng và các thị trấn khác. Họ đã trấn áp các cuộc biểu tình với sự thô bạo ghê tởm nhất và đánh đập nhiều nhà sư Phật giáo. Cuối cùng một lệnh đã được ban hành đóng cửa tất cả các chùa chiền. Lệnh này đã được đáp lại với sự căm hờn tập thể. Hổn loạn xảy ra. Trong riêng thành phố Huế, vào ngày 21 tháng tám, khoảng dưới một trăm Phật tử bị cảnh sát của Diệm giết chết, trong đó có ba mươi SVHS Phật tử.

Cuộc thảm sát được tiếp nối với các cuộc bắt bớ hàng loạt. Cả ngàn tăng ni bị giam giữ khắp cả Nam Việt Nam. Mật thám Diệm thản nhiên bắn giết hoặc tha hồ đánh đập có tổ chức đám đông Phật giáo đồ. Lực lượng Đặc biệt, dưới sự bao che của Ngô Đình Nhu, bắt giử bất cứ nhà lãnh đạo Phật giáo nào mà họ có thể tìm thấy. Các Phật tử danh tiếng đã bị tra tấn bởi cảnh sát đặc biệt. Chùa chiền bị phong tỏa. Vào ngày 25 tháng 8, 200 SVHS đã bị bắt với cùng với 6 ngàn cá nhân khác. Hai ngày sau, ngày 27, 4 ngàn người nữa đã bị giam cầm. Ngày 3 tháng ch ín, 5 ngàn 6 trăm sinh viên học sinh biểu tình khắp các trường. Ngày 15 tháng chín, 6 ngàn sinh viên học sinh khác đã biểu tình tại Đà Lạt, và tại những nơi khác.

Đầu tháng mười, hàng ngàn SVHS Phật tử đã bị bắt giữ và tra tấn bởi mật vụ của Nhu. Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã phải ẩn tích, một trong những vị nổi bật nhất, TT. Thích Trí Quang, tị nạn bên trong các bức tường của chính tòa Đại sứ Mỹ. Sự kiện đã được thế giới biết đến cũng nhờ nhiều người Mỹ trong các lớp chính quyền dân sự và quân sự đã bày tỏ sự kinh hãi vào những gì họ đã được chứng kiến với chính mắt của mình. Hầu hết trong số họ, mặc dù còn lẫn lộn với các vấn đề cơ bản của sự xung đột chính trị-tôn giáo, song đã bị sửng sốt cực độ trước sự độc ác của chế độ Diệm. Tại Washington, các cảm xúc cũng không kém sâu sắc. Đã có các cuộc buộc tộichỉ trích lẫn nhau. Các cuộc đàn áp tôn giáo ở Nam Việt Nam đã đe dọa nền hòa bình trong nước của chính nước Mỹ. Bên cạnh đó, phần còn lại của thế giới đã bắt đầu chú ý đến các sự kiện bằng cách công khai đặt câu hỏi một cách ngượng nghịu về mục đích thực sự của sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối cùng Hoa Kỳ đành ra một tuyên bố, "... Có vẻ là chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa, đã áp đặt các biện pháp đàn áp nghiêm trọng chống lại các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam... Hoa Kỳ lên án các hành động đàn áp loại này." Dù đã có điều này, và cả thế giới đều biết vậy, mà các phương tiện truyền thông của Mỹ vẫn im lặng một cách lạ lùng về toàn bộ vấn đề. Khi bị buộc phải tường thuật các tin tức về các cuộc đàn áp tôn giáo đối với Phật tử gây bởi giáo dân Ca-tô Diệm, thì hoặc là họ cung cấp sự tường thuật tối thiểu, hoặc thu nhỏ toàn bộ vấn đề khi không thể bẻ cong các tin tức được. Nhóm vận đông Công Giáo-CIA-Diệm muốn rằng một khi toàn bộ bức tranh đã trở nên bị làm cho mờ đi thì người dân Mỹ chưa thể hành động được.

 Nhà sư, Thich Tiêu Diêu, tự thiêu đến chết trong sân của chùa Từ Đàm. Qua nổi đớn đau bởi hỏa thiêu, thân thể của ngài được nhìn thấy cong queo trong lửa. Ngài đã tự thiêu để phản đối việc ban hành các luật lệ chống Phật giáo của Tổng thống Ca-tô Diệm. Điều này đã diễn ra tại đất thiêng Phật giáo thành phố Huế, Nam Việt Nam vào ngày 16 tháng tám, 1963. Trước khi châm lửa, nhà sư đã tuyên bố qua một loa máy rằng ngài đã quyết tự thiêu trước chính ngôi chùa để ủng hộ những đòi hỏi của Phật giáo về các quyền dân sự và quyền tôn giáo của họ đã từng bị từ chối bởi Tổng thống Ca-tô Diệm. Sau khi nói xong, ngài đã tẩm xăng vào tăng bào và tự châm lửa. Đó là lần tự thiêu đầu tiên để phản đối sự đàn áp Phật giáo của Ca-tô giáo tại Nam Việt Nam. Lòng can đảm và tự hy sinh của các tăng sĩ đã gây một ấn tượng lớn lao không chỉ trên toàn Việt Nam, mà còn cả toàn thế giới bên ngoài.

thichnuthanhquang

Cuộc tự thiêu của ni cô, Thích Nữ Thanh Quang, tại chùa Diệu Đế ở Huế, vào ngày 31 tháng năm, 1963.(© Bettmann/CORBIS)

Các cuộc tự thiêu là cao điểm của các cuộc phản đối của Phật giáo chống lại sự khủng bố của Ca-tô giáo bởi Diệm và hai người anh em, tổng giám mục và thủ lãnh ngành mật vụ. “Các nhà bất đồng” Phật giáo đã bị bắttống giam vào các trại tập trung mà không được cần được xét đến các quyền tự do dân sự hoặc tự do cá nhân. Giữa năm 1955 và 1960, ít nhất đã có 24 ngàn người bị thương tật, 80 ngàn người bị thủ tiêu hay ám sát, 275 ngàn người đã bị giam giử hoặc tra tấn. Cuối cùng, 500 ngàn người đã được gửi vào trại giam hay trại tập trung. Bộ máy đàn áp của nhà nước Công giáo đã trở nên áp đảo và tàn ác đến nổi Hoa Kỳ phải phản đối, một cách riêng tư hay chính thức, về đặc tính tôn giáo trơ trẻn của chính sách Ca-tô của Diệm. Nhiều nhà sư Phật giáo noi gương của ni cô Thích Nữ Thanh Quang trong việc phản đối chế độ Ca-tô của Diệm. Phải có lòng can đảm tự thân lớn lao mới chuẩn bị cho mình cái chết do tự thiêu để duy trì niềm tin tôn giáo của chính mình. Các cuộc tự thiêu của các tăng ni Phật giáo đã giúp làm sống lại niềm tin tôn giáo của hàng triệu Phật tử, những người đã quyết chống lại các luật lệ bất công của chính phủ Diệm. Giáo Hội Công Giáo đã không hề bày tỏ bất cứ lòng phiền muộn hoặc ngưỡng mộ cho các bậc tử đạo Phật giáo này.

danaptongiao-02

Những biểu lộ kinh hãi trên khuôn mặt của các phụ nữ Việt Nam đang than khóc, trong khi chứng kiến thân thể của một sư cô đang cháy, sư cô đã tự thiêu và chết dưới mắt của hàng trăm người khủng khiếp đứng xem. Sư cô đã bị lửa thiêu trong sân của một ngôi chùa ở Sài Gòn. Sư cô đã tự thiêu để phản đối chống lại những luật lệ chống Phật giáo đang được thi hành bởi chính quyền Nam Việt Nam. Các tăng ni đã nêu và theo gương của sư cô. Sự hy sinh của những người Phật tử như thế đã giúp thu hút sự chú ý của thế giới phương Tây vào thực tế của sự đàn áp đang được tiến hành đối với các Phật tử bởi chế độ Công-giáo-trị ở Nam Việt Nam. Không chỉ trong thời Diệm đang làm tổng thống mà còn cả về sau. Nhiều Phật tử đã bị tù đày và đã bị tống giam vào các trại tập trung vì phản đối những luật lệ kỳ thị chống lại họ đã được thông qua bởi nhà cầm quyền Công Giáo.

nammuoinamnhinlai004

Giáo dân Ca-tô ẩu đả với Phật tử tại Sài Gòn, thủ đô của Nam Việt Nam

Những bọn ô hợp Ca-tô tấn công các Phật tử khi họ phản ứng chống các quy định cấm Phật từ cầu nguyện trong và ngoài các tự viện của họ. Các bom xăng "Molotov cocktails" đang nổ chống lại đội quân không vũ trang đã cố gắng phân chia các đối thủ. Những người này đã ném đá và dùng gậy gộc. Các cuộc hổn loạn tương tự đã xảy ra trong các vùng khác của đất nước, khi Tổng thống Diệm ban hành luật lệ chống Phật giáo. Các đám ô hợp trong ảnh này đang chiến đấu bên ngoài một nhà thờ Công giáo tại thủ đô. Nhiều tòa nhà Ca-tô đã bị Phật tử tấn công, khi giáo dân Ca-tô Diệm phong tỏa tất cả các chùa chiền Phật giáo. Giáo dân Ca-tô trả thù tấn công lại các tòa nhà của Phật giáo. Cảnh sát của Diệm lại thiên vị Ca-tô vì nhiều thành viên của cảnh sát đặc biệt lại chính là giáo dân Ca-tô và do đó, bản thân đã chống lại Phật giáo.

thichthienmy

Cuộc tự thiêu trước nhà thờ Công giáo La mã ở Sài Gòn. (ảnh: © Bettmann/CORBIS)

Những người qua đường đang cầu nguyện và nhiều người khóc than khi một nhà sư Phật giáo tự thiêu đến chết trước nhà thờ Công giáo La mã ở Sài Gòn. Những cuộc tự thiêu này chứng tõ cường độ của lòng sôi sục chống lại sự bất công của các quy định chống Phật giáo và giúp củng cố ý chí của Phật tử chống lại sự đàn áp của Công Giáo. Các tăng ni Phật giáo kiên trì thực hành cuộc đề kháng thụ động và đã chứng tỏ niềm tin của họ vào sự phản đối bất bạo động bằng cái chết cho lý tưởng của họ. Những người khác thiếu kiên nhẫn đã tạo nên những cuộc biểu tình phản đối bạo động chống lại cảnh sát mật vụ và quân đội được gửi vào các đường phố để chế ngự những người Phật tử đã đề kháng sự sách nhiễu và đàn áp của Ca-tô.

danaptongiao-04

Quang cảnh kinh hoàng của một nữ giáo viên dang tự thiêu đến chết trước những người chứng kiến bị sửng sốt. Cô giáo, một nửa bị lửa tiêu hủy, đang gập mình trong nổi đau đớn quằn quại. Một ni cô Phật giáo đang kêu than gần bên, được hỗ trợ bởi bạn bè. Cuộc tự thiêu này xảy ra trước một ngôi chùa ở Sài Gòn, một ví dụ khác về độ sâu của sự thất vọng tạo bởi sự đàn áp của giáo dân Ca-tô Diệm chống lại dân chúng Phật giáo của Nam Việt Nam.

Người dịch: Trần Thanh-Lưu



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46909)
31/05/2012(Xem: 10692)
16/10/2014(Xem: 25641)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.