Hiệp Ước Phan Thanh Giản – Gabriel Aubaret 15-7-1864 tại Huế

12/04/20243:28 SA(Xem: 135)
Hiệp Ước Phan Thanh Giản – Gabriel Aubaret 15-7-1864 tại Huế

ĐẶNG HỮU PHÚC

Hiệp Ước Phan Thanh Giản – Gabriel Aubaret 15-7-1864 tại Huế

(Bản tường trình sơ thảo của Đặng Hữu Phúc viết 2014)

-------------------------------------

CÁC TRÍCH DẪN từ Đặng Hữu Phúc

 

Phan Thanh Giản -- Sứ bộ sang Pháp 1863

--------------

1

Bùi Giáng viết -- Hữu Phúc trích dẫn

Bùi Giáng. Giảng Luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Tân Việt , 1960

**

1863- Triều đình Huế cử sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp thương nghị về việc chuộc ba tỉnh Đông Nam kỳ. Tôn Thọ Tường được cử đi làm ký lục trong phái bộ ấy ( Ký lục là kẻ biên chép sổ sách. Vì ông Tường đã hợp tác với người Pháp, nên thạo việc này, đứng ra làm môi giới dàn hoà giữa hai bên.

Dưới tàu , trên đường qua Pháp, giữa trời cao bể rộng, cụ Phan có bài thơ cảm khái như sau:

Chút nghĩa vương mang gắng phải đi

Tang bồng đành rõ chí nam nhi

Thuyền ngô phơi phới giăng hòn bạc

Khói đá phăng phăng lướt tích ti

La hán giăng tay chào khách đến

Tướng quân ghé mắt hẹn ngày về

Phen này miễn đặng hoà hai nước

Nỗi tớ xin đừng bận bịu chi.

(Phan Thanh Giản)

****

Và Tôn Thọ Tường , làm bài thơ để họa bài thơ của cụ Phan Thanh Giản nhân cuộc đi sứ sang Pháp điều đình việc nước.

 

DANH MÀ CHI ĐÓ…

Múa gươm quăng chén cất mình đi

Bịn rịn đâu màng thói nữ nhi

Mây khói một màu thuyền thoát thoát

Biển trời muôn dặm núi ti ti

Phương xa xe ngựa lừa khi đến

Nước cũ non sông ngóng lúc về

Tên cỏ cung dâu là chí trẻ

Danh mà chi đó lợi mà chi.

(Tôn Thọ Tường)

 

Đây là bài thơ đẹp nhất trong thi phẩm của Tôn Thọ Tường. Tôn không còn giọng ngậm ngùi vì nỗi đời khe khắt, để chỉ còn ngó một phương trời mây bay lai láng đáp lại tấm lòng hoài bão của mình. Chí hướng cao xa của Tôn, hoài bão nồng nàn của Tôn khi giong trời mây khói để hẹn ngày về nước cũ ngóng lại non sông…

Một trong những bài thơ thanh thoát vô song, bao la và bát ngát của linh hồn rũ sạch hết bụi ồn ào dấy từ những chấn động trên sông núi những ngày qua. Trước linh hồn người, thị quan chỉ còn thấy có chân trời hy vọng.

“Phen này miễn đặng hoà hai nước…”

Tôn Thọ Tường đã cùng cụ Phan nồng nàn chung một niềm hy vọng đó, và lời thơ họa phơi phới của Tôn hẳn phải làm đẹp lòng, đẹp ý cụ Phan. Chắc là cụ Phan khi ngồi trên tàu lướt sóng đi thoát thoát đã có đưa bàn tay già gầy ốm mà vuốt nhẹ mái tóc của đứa em.

Thế nên đọc tới bài thơ này của Tôn, mỗi lần ngâm lên là mỗi lần lời thơ khóc . Và ta cũng theo lời mà khóc theo thơ. Bởi vì ta nhớ ra rằng “thuở xưa kia…xin đừng lắng tai nghe… Thuở xưa ấy…chẳng có gì hết cả…” Phải . Tôn đã đem hết tâm tình mà kể lể …” Đến ta kể người nào chung bến ái…” Thế mà ai nào có chịu biết cho. Rằng cái người nào chung bến ái với Tôn đã biểu lộ vẹn tình trong những vần thơ vịnh mát mái là ấy chính cụ Phan? Ai hay? Cụ Phan là người cùng Tôn chung bến ái ? Người tri kỷ duy nhất của Tôn? …

-----------

2. 

Đặng Hữu Phúc trích dẫn

 

(Lược trích Tsuboi. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa)

 

“ … Rời Huế ngày 21-6-1863, ba sứ thần và đoàn tuỳ tùng gồm 66 người; có Trung Tá Hải Quân Rieunier cùng đi, đến Paris ngày 13 -9. Họ được Bộ trưởng Ngoại Giao Drouhin de Lhuys tiếp kiến ngày 18-9 và được chính Hoàng Đế tiếp ngày 5-11…. Vừa góp phần chuẩn bị công cụ ngoại giao mới sẽ xác định quan hệ giữa Pháp và Việt Nam , các sứ thần vừa đi thăm những cơ sở công nghiệp và khoa học kỳ thú ở thủ đô, và họ đã tỏ ra tò mò và thán phục rất lâu trước những kỳ quan ấy. Sau thời gian lưu trú ngắn ở Madrid các sứ thần trở về Saigon ngày 18-3-1864 và từ đó họ ra Huế ngay , vui mừng báo tin cho nhà vua của họ sự thành công của cuộc thương lượng tế nhị đã qua ( G. Taboulet tập II trang 488)

 

Phan Thanh Giản. “Như Tây sứ trình nhật ký” :

Ngày 2-10-1863 (…) chúng tôi mời phó đại sứ nước Áo đến khách sạn …

Chúng tôi trả lời : Nhà nước chúng tôi chỉ bắt dân đóng thuế ruộng đất và một loại thuế chung cho các loại thổ sản mà thôi, không còn gì khác nữa

Ngày 14-10-1863(…) chánh và phó đại sứ Thổ nhĩ kỳ tới khách sạn chúng tôi và được mời dùng trà .

 

****

Phan Thanh Giản yêu cầu hoàng đế gắn bó với Pháp bằng một hiệp ước hoà bình hữu nghị và có quan hệ thân hữu với láng giềng, mở các cảng phục vụ ngoại thương, cử thần dân đi học ở các nước văn minh hơn, tiến hành đổi mới việc tổ chức nội trị theo gương nước Pháp, tóm lại là làm cho dân có học thức hơn, vì đó là điều không thể thiếu để đất nước cường thịnh. (Lê Thanh Tường. Un patriote admirateur de la France: Essais sur la vie de Phan Thanh Giản . Hanoi. Nam ky 1938)

------

Phan Thanh Giản lại trở vào Saigon, ngày 18-3-1864 để thương lượng về nguyên tắc của việc trả lại ba tỉnh.

Tháng 6-1864, Gabriel Aubaret lãnh sự Bangkok được cử đi công cán đặc biệt ở Huế để yêu cầu Tự Đức phê chuẩn hiệp ước mới mà các điều khoản chung đã được quyết định ở Paris có sự đồng tình của Giản.

Ngày 15-7-1864, Giản và Aubaret ký hiệp ước mới chấp thuận trả lại ba tỉnh Nam kỳ, nhưng chỉ có tính cách tạm thời trong khi chờ chỉ thị (ad referendum), trong đó ghi rõ là dành quyền quyết định cuối cùng cho chính phủ Pháp được hoàn toàn do chấp nhận hay khước từ hiệp ước mới….

Rốt cuộc, vào cuộc họp Nội các ngày 10-11-1864, người ta quyết định không phê chuẩn hiệp ước do G.Aubaret và Phan Thanh Giản ký ở Huế ( G. Taboulet tập II trang 491, 496)

 

3

 

(Lược trích Tsuboi. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa)

 

“ … Rời Huế ngày 21-6-1863, ba sứ thần và đoàn tuỳ tùng gồm 66 người; có Trung Tá Hải Quân Rieunier cùng đi, đến Paris ngày 13 -9. Họ được Bộ trưởng Ngoại Giao Drouhin de Lhuys tiếp kiến ngày 18-9 và được chính Hoàng Đế tiếp ngày 5-11…. Vừa góp phần chuẩn bị công cụ ngoại giao mới sẽ xác định quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, các sứ thần vừa đi thăm những cơ sở công nghiệp và khoa học kỳ thú ở thủ đô, và họ đã tỏ ra tò mò và thán phục rất lâu trước những kỳ quan ấy. Sau thời gian lưu trú ngắn ở Madrid các sứ thần trở về Saigon ngày 18-3-1864 và từ đó họ ra Huế ngay, vui mừng báo tin cho nhà vua của họ sự thành công của cuộc thương lượng tế nhị đã qua (G. Taboulet tập II trang 488)

 

4

 

“Phan Thanh Giản yêu cầu hoàng đế gắn bó với Pháp bằng một hiệp ước hoà bình hữu nghị và có quan hệ thân hữu với láng giềng, mở các cảng phục vụ ngoại thương, cử thần dân đi học ở các nước văn minh hơn , tiến hành đổi mới việc tổ chức nội trị theo gương nước Pháp, tóm lại là làm cho dân có học thức hơn, vì đó là điều không thể thiếu để đất nước cường thịnh.”

(Lê Thanh Tường. Un patriote admirateur de la France: Essais sur la vie de Phan Thanh Giản . Hanoi. Nam ky 1938)

 

Phan Thanh Giản lại trở vào Saigon, ngày 18-3-1864 để thương lượng về nguyên tắc của việc trả lại ba tỉnh. Tháng 6-1864, Gabriel Aubaret lãnh sự Bangkok được cử đi công cán đặc biệt ở Huế để yêu cầu Tự Đức phê chuẩnhiệp ước mới mà các điều khoản chung đã được quyết địnhở Paris có sự đồng tình của Giản.

 

Ngày 15-7-1864, Giản và Aubaret ký hiệp ước mới chấp thuận trả lại ba tỉnh Nam kỳ, nhưng chỉ có tính cách tạm thời trong khi chờ chỉ thị (ad referendum), trong đó ghi rõ là dành quyền quyết định cuối cùng cho chính phủ Pháp được hoàn toàn do chấp nhận hay khước từ hiệp ước mới….

Rốt cuộc , vào cuộc họp Nội các ngày 10-11-1864, người ta quyết định không phê chuẩn hiệp ước do G.Aubaret và Phan Thanh Giản ký ở Huế ( G. Taboulet tập II trang 491, 496)

 

5

 

Phan Thanh Giản (1796-1867) là Tiến sĩ đầu tiên của xứ Nam kỳ. Từ thời Minh Mạng, nước ta đã có địa danh Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.

 

Trong thư ngày 19/8/1861, Hoàng Đế Napoleon III gửi Đô Đốc Bonard,

 

“…ta bổ nhiệm ông và đặt ông làm Phái viên đặc nhiệm toàn quyền của ta, nhằm mục đích đưa lại giải quyết những chuyện bất bình mà chúng ta cần trách cứ phía chính phủ An nam và nhận được những sự đền bù thích đáng về những hành vi khủng bố chống các giáo sĩ để xây dựngmột quy chế ổn định và thường trực về những quyền lợi tôn giáo, chính trị và mục đích của cả hai nước. Để đạt được kết quả mong muốn ấy một cách chắc chắn hơn, cũng như để đảm bảo tốt hơn những quyền lợi của nền văn minh, phải thiết lập chế độ bảo hộ của nước Pháp đối với Nam kỳ; và cuối cùng là tận dụng mọi biện pháp ký kết mọi giấy tờ có tác dụng mang lại những kết quả mà chúng ta đề nghị vì quyền lợi chung của cả hai bên …”

[ Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897). ( bản Pháp Văn/ Việt văn: Nguyễn Xuân Thọ ) (Bản Việt trang 64)

Trích từ Nguyễn Xuân Thọ sđd trang 108….

 

6

 

” Ngày 9/1/1864 Bộ trưởng Ngoại giao Drouyn de Lhuys viết cho đô đốc La Grandière :

“Căn cứ trên những đề nghị đã được các sứ giả của vua Tự Đức đã trình bày và Hoàng Thượng đã nhận thấy hoàn toàn có thể phù hợp với quyền lợi của chúng ta, Hoàng Thượng đã đồng ý ký kết với Triều đình Huế một hiệp ước mới, sửa đổi các điều khoản của hiệp ước đã ký tại Saigon ngày 5/6/1862. Dự thảo hiệp ước mới đã chuyển cho ông Aubaret với nhiệm vụ đến Huế đàm phán.

“… Tôi đã soạn thảo ra bản dự án án hiệp ước ấy đúng theo quan điểm của Hoàng Thượng, sau khi có sự thoả thuận với Bộ trưởng Bộ Hải Quân. Ông Aubaret sẽ trình bày với ông về nội dung bản thảo hiệp ước đó.”

7

 

Tại Huế Aubaret ông được Phan Thanh Giản tiếp đón long trọng

Ngay từ khi mới đến, Aubaret nhận thấy và nói rõ trong bức công hàm đầu tiên của ông, ngày 18/6/1864, gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao   “ … rằng xứ sở này đang chìm trong cảnh đói nghèo cùng cực; nạn đói đang hoành hành nhiều nơi : tất cả đều là dấu hiệu của sự khốn cùng…”.

Hôm trước ngày đàm phán Aubaret được hội kiến riêng với Vua Tự Đức… Aubaret đọc bài diễn văn chính thức của ông bằng tiếng Việt. Sau đó ông được dẫn tới ngai vàng và được trò chuyện trực tiếp với Vua Tự Đức …

Sau đó là 10 ngày đàm phán…

 

Aubaret viết 18/6/1864

“… Những khó khăn hiển hiện trước mắt, và có thể sau này, khiến chính phủ Việt Nam, dù chấp nhận hết tất cả các điều khoản của hiệp ước đi chăng nữa, cũng vẫn trở thành một con nợ tồi tệ nhất, và cũng vô phương chi trả nhất, trong các con nợ…”

 

Aubaret viết 24/6/1864:

“… Tôi cho rằng bước đầu trung trực ấy, của triều đình Huế, phần lớn là nhờ Phan Thanh Giản ”

Vậy là hiệp ước Phan Thanh Giản - Aubaret được ký kết — trừ điều khoản XIX. Điều khoản XIX Việt Nam soạn thảo theo một nội dung khác — ký tạm, và Aubaret cũng thấy hợp lý — nhưng còn phải chờ Paris duyệt điều khoản này.

 

Aubaret báo về Paris 18/7/1864 về việc ký kết hiệp ước Phan Thanh Giản-Gabriel Aubaret.

 

Đặng Hữu Phúc:  tóm tắt Hiệp ước Phan Thanh Giản- Gabriel Aubaret:

1. giảm bồi thường chiến phí

2. trả lại 3 tỉnh Đông Nam kỳ — nhưng 6 tỉnh Nam kỳ là bảo hộ

3. đặt lãnh sự

 

Aubaret 18/7/1864 viết : “Hôm nay, người ta đang sẵn sàng tiếp nhận một lãnh sự, bởi vì người ta hiểu rõ nhiệm vụ của một viên Lãnh sự, và Triều đình Huế sẵn sàng nhượng cho chúng ta một mảnh đất vừa phải, dùng để xây lãnh sự quán về lâu về dài”.

Đặng Hữu Phúc viết: Thời thế thay đổi, gió đổi chiều, trùng trùng duyên khởi. 20/1/1865 Đô Đốc La Grandière viết cho Thượng Thư Bộ Lễ Việt Nam (Bộ Ngoại Giao) thông báo chính phủ Pháp hủy hiệp ước Phan Thanh Giản- Gabriel Aubaret, trở lại Hiệp ước 1862.

------------------

 

8

 

https://www.abebooks.com/boo.../author/gabriel-aubaret/used/

Aubaret là Tổng Lãnh Sự Pháp Quốc tại Bangkok Thailand trước khi tới Nam Kỳ.

Trung Tá Gabriel Aubaret và Hiệp ước PHÁP--VIỆT 1864 về Nam Kỳ.

Aubaret thảo luận với Vua Tự Đức tại Triều Đình HUẾ bằng tiếng Việt.

Thủy quân Trung Tá Aubaret đã viết về Văn Pháp Việt Nam

Aubaret đã dịch Lục Vân Tiên sang Pháp Văn.

*

Các sách Aubaret viết 1867 nay có bán, giá trên 1 000 $ US

--------------------

 

9

 

 

 

Aubaret thông báo cho vua Tự Đức rằng, Thủy quân Đô Đốc Bonard nhận lệnh của Hoàng Đế Pháp Quốc Napoleon III tới chiếm Nam Kỳ làm xứ bảo hộ, nhưng Bonard tấn công và chiếm Nam Kỳ làm THUỘC ĐỊA.

Aubaret sẽ trợ giúp vua Tự Đức thâu hồi Nam Kỳ xuyên qua Bản Dự Thảo Hiệp ước Phan Thanh Giản-Gabriel Aubaret sẽ đệ trình Quốc Hội Pháp.

 

*

Dự án đệ trình Quốc Hội Pháp bị thất bại bởi vì xảy ra Chiến tranh Pháp - Đức 1870 về vùng đất Alsac - Lorraine mà kết quả Pháp thua trận.

 

*

Nghị sĩ de Lanessan trên diễn đàn Quốc Hội Pháp nói Hội Truyền giáo Hải Ngoại của Pháp đòi hỏi Pháp phải chiếm Nam kỳ và An Nam làm thuộc địa. De Lanessan nói các nhà truyền giáo Pháp chủ trương nếu Pháp không có An Nam làm thuộc địa thì "lính Pháp sẽ chết không có vinh quang, sẽ chết già trên giường bệnh hết trơn", "Xứ An Nam vàng bạc nhiều như sỏi đá Paris".

 

*

Đầu thế kỷ 20, de Lanessan tới Hà Nội làm Toàn Quyền Đông Dương. Sau một thời gian de Lanessan về Pháp và đắc cử Tổng Thống Pháp.

------------------

10

 

"Giữ câu kiệm ước, lánh bợm phong lưu"

["Lục Vân Tiên" -NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU]

*

Nhớ đến Tổng Trưởng Kinh Tế VNCH PHẠM KIM NGỌC (Kinh Tế Gia tài năng tuyệt vời), và sắc thuế KIỆM ƯỚC [Thuế TVA / Thuế Trị Giá Gia Tăng]

*

Và cũng nhớ đến Thủy Quân Trung Tá AUBARET, tại Nam Kỳ vào khoảng 1862 đã dịch "LỤC VÂN TIÊN" sang tiếng Pháp, và đã viết Grammaire Annamite, và đã sơ thảo Hiệp Ước Phan Thanh Giản- Gabriel Aubaret  mục đích chấp thuận cho Triều Đình Huế chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Thủy Quân Trung Tá Aubaret đã nói chuyện với Vua Tự Đức tại Huế bằng tiếng Việt.

 

Đặng Hữu Phúc Sydney 2014

Bài đọc thêm:
Phan Thanh Giản: 150 Năm Oan Khiên (Người Long Hồ)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/09/2013(Xem: 9736)
15/10/2011(Xem: 8699)
14/05/2011(Xem: 53987)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.