Tựa / Lời Nói Đầu

07/07/201112:00 SA(Xem: 3788)
Tựa / Lời Nói Đầu

LÂM CHUNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Nguyên tác: Pháp Sư Thế Liễu
Soạn dịch: Thích Nguyên Liên

TỰA

Đức Như Lai vì một đại sự nhân duyênxuất hiệncuộc đời. Đó là khai bày hiển thị tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh để chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật ấy. Nhưng khai bày hiển thị tri kiến Phật để chúng sanh ngộ nhập tức phải có phương tiện. Phương tiện đó chính là ba tạng kinh điển mười hai phần giáo tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Cứu cánh tất cả các phương tiện đều đi về một mục đích đó là khai bày hiển thị tri kiến Phật khiến cho chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật.

Kinh Pháp Hoa nói “Ta dùng sức trí tuệ, biết lòng thích chúng sanh, phương tiện nói các pháp, đều khiến được hoan hỷ”. Lại nói: “Nay Ta vui không sợ, ở trong các Bồ tát, chánh thức bỏ phương tiện, chỉ nói đạo Vô thượng”. Phương tiện nói các pháp đó là phương tiện, chính thức xả bỏ phương tiện đó là chỉ bày pháp chân thật. Khai mở cửa phương tiện hiển bày tướng chân thật vì vậy kinh Pháp hoa được tôn xưng là vua trong các bộ kinh.

Pháp môn Tịnh độ được gọi là pháp môn phương tiện đứng đầu trong các phương tiện, liễu nghĩa nhất trong các kinh liễu nghĩa, viên đốn nhất trong các kinh viên đốn. Đại sư Ngẫu ích nói: “Chư Phật thương xót chúng sanh tùy theo căn cơ giáo hóa, tuy rằng cội gốc không hai nhưng phương tiện có nhiều cửa. Xét trong tất cả các môn phương tiện, về mặt rất thẳng tắt rất nhanh chóng cho đến chỗ tròn đầy, thì không có pháp môn nào vượt qua pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.” Thế mới biết pháp môn Tịnh độ thật là cùng một vị với kinh Pháp hoa tức phương tiện cũng chính là chân thật. Đại sư Ấn quang thường dạy: “Chúng sanh trong chín cõi nếu xa lìa pháp môn này thì trên không lấy gì để thành Phật đạo; mười phương chư Phật nếu bỏ pháp môn này thì dưới không lấy gì để hóa độ chúng sanh”. Công dụng của pháp môn Tịnh độ như thế cho nên mười phương chư Phật đều khen ngợi chín cõi chúng sanh đều quy về, ngàn kinh đều nói rõ vạn luận đều tuyên bày.

Còn về phần tu học pháp môn Tịnh độ điều cốt yếu nhất là ở chỗ tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì danh hiệu Phật nhưng đến khi lâm chung việc đó vô cùng khẩn yếu. Xưa kia Đại sư Ấn quang từng viết một cuốn sách tựa đề “Lâm chung bờ bến” lưu thông xa gần lợi ích rất lớn. Nay các pháp sư Tây chấn, Thế liễu... vì muốn phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi giới nam phụ, lão ấu nên đã tuyển chọn lại trong cuốn “Lâm chung bờ bến” viết thành cuốn “Lâm chung những điều cần biết”. Văn tuy đơn giản nhưng ý tứ đầy đủ nếu có thể nghiên cứu kỹ lưỡng cuốn sách này, rồi nương theo phương pháp trong đó chỉ dạy mà thực hành thì người chết nhất định sẽ được vãng sanh Tây phương Cực lạc lợi ích của nó thật là lớn lao.

Về ý nghĩa pháp môn Tịnh độ mặc dù thiên kinh vạn luận đã trình bày rõ ràng không còn chỗ nào thiếu, nhưng vẫn còn có người hiểu lầm nên không thể không thêm đôi lời giải thích.

Hoặc có người cho rằng niệm Phật là niệm Thật tướng của Phật không phải niệm sáu chữ Hồng danh đây quả thực là đại sai lầm. Bởi vì ý nghĩa của chữ thật tướng là lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp lặng yên soi tỏ không hai, thân và cõi không hai tánh giác và sự tu không hai Chân thânỨng thân không hai, không có pháp nào là không thật tướng há có thể lìa sáu chữ hồng danh mà tìm cầu thật tướng bên ngoài hay sao? Vì vậy hồng danh vừa cử lên, pháp giới đều rỗng suốt, sáu chữ cứ trì mãi thì diệu thể toàn sáng. Với quan niệm về thật tướng sai lầm như thế vì hồng danh đã là hai thì theo cái thấy này không thể biết được thật tướng .

Hoặc có người cho rằng phải niệm Tỳ Lô Giá Na không nên niệm A Di Đà Phật. Tỳ Lô Giá NaPháp thân Phật, A Di ĐàỨng thân của Phật đây cũng là một nhận thức sai lầm! Vì Pháp thân, Báo thânỨng thân tuy ba mà một tuy một mà ba, tức Tỳ Lô là Di Đà, Di Đà là Tỳ Lô sai lầm lại chia làm hai như vậy thì theo cái thấy đó cũng không thể biết được Tỳ Lô.

Hoặc có người cho rằng nên cầu sanh về cõi Thường tịnh quang không nên cầu sanh thế giới Tây phương Cực lạc đây cũng là nhận thức sai lầm! Bởi vì bốn cõi Tịch quang, Thật báo, Phương tiện, Đồng cư tên tuy có bốn nhưng thể của nó chỉ là một. Chúng sanh nào chưa đoạn Kiến tư hoặc thì sanh ở cõi Phương tiện, đoạn được từng phần Vô minh hoặc thì sanh về cõi Thật báo, đoạn hết Vô minh hoặc thì sanh về cõi Tịch quang.

Vả lại cõi Thường tịch quang không phải sanh cũng không phải không sanh há có thể cầu sanh được sao? Đã hoàn toàn không có công hạnh sát, đoạn, chứng theo cấp bực mà tiến tu, vọng chấp Tịch quang phá bỏ Cực lạc lại không biết cõi Cực lạc đồng cư là ở ngay cõi Tịch quang nên vọng lấy Tịch quang thêm nơi Cực lạc, cũng theo cái thấy đó không thể biết được Tịch quang.

Hoặc có người cho rằng tâm là quốc độ tâm tịnh thì quốc độ tịnh, chỉ nên cầu sanh cõi Cực lạc nơi tự tâm hà tất phải cầu sanh Cực lạc nơi cõi khác, đây cũng là một nhận thức sai lầm! Bởi vì tâm tức là pháp giới, cõi Cực lạc tuy ở ngoài mười vạn ức quốc độ vốn cũng chưa ra ngoài pháp giới này, tức chưa từng lìa nơi tự tâm. Nay đem duyên sáu trần làm tự tâm mà muốn nạp thế giới Cực lạc ở trong vọng tâm duyên bởi sáu trần để cầu sanh Tịnh độ há không phải sai lầm sao! Phàm những thứ mê hoặc sai lầm này nguyên do là đều mới chỉ nghe danh từ không truy cứu nghĩa lý, chạy theo những sự sai lầm không biết làm chướng ngại, há chẳng phải là những người thiếu nhận thức hiểu biết lắm sao. Người có trí tuệ chắc chắn không có những nhận thức sai lầm mê hoặc như thế.

Các sự nhận thức sai lầm trên đều là bệnh mà con người thời nay dễ mắc phải ưa thích những điều kinh dị cao xa rốt cùng đều là vọng cầu không thật, cho nên chúng ta không thể ngồi yên mà để tiếp tục có những người sai phạm. Rất mong những bậc thức giả nên suy xét điều này.

Đến như ý nghĩa trợ niệm lúc lâm chung cùng với phương pháp trợ niệm, trong sách này trình bày rất rõ ràng cho nên không cần luận bàn thêm.

Tháng 10 năm giáp ngọ
Tại Hoằng hóa xã tỉnh Thượng hải
Pháp sư Diệu chân đề tựa

 

LỜI NÓI ĐẦU

Việc đau buồn và thống khổ nhất trong cuộc đời này không gì hơn cái chết. Đối với cái chết không một người nào mà không biết cũng không có bất kỳ một người nào tránh khỏi. Nhưng nếu chỉ biết được cái chết là bi ai thống khổ mà không biết đi tìm cầu tu học Phật pháp vĩnh viễn thoát khỏi cái chết, đây không phải uổng công buồn khổ hoàn toàn không có chút ích lợi sao?

Tuy nhiên, dù có thể tìm được pháp môn nhưng không khế cơ có tu nhưng không chứng mà vẫn ở trong sáu nẽo luân hồi, đây há cũng không phải là uổng công bi ai thống khổ không có chút lợi ích hay sao? Cho nên đức Thích Ca Thế Tôn của chúng ta hơn ba ngàn năm về trước ở trong kinh Đại tập đã từng nói: “Thời kỳ Mạt pháp vạn vạn người nếu nương vào sức tự lực tu hành Giới định tuệ, thì hiếm có được một người có thể diệt trừ hết phiền não hoặc nghiệp chứng đắc đạo quả Thánh vị, chỉ có nương vào pháp môn tín, nguyện, niệm Phật và sức thệ nguyện của Phật A Di Đà cầu sanh Tây phương thì mới có thể thoát khỏi sanh tử”.

Lại vị tổ thứ mười ba của Liên tôngẤn Quang đại sư ở chùa Linh nham ( Tô châu) dạy: “Chín cõi chúng sanh nếu lìa pháp môn niệm Phật thì trên không thể lấy gì để thành Phật đạo, mười phương chư Phật nếu bỏ pháp môn niệm Phật thì dưới không thể lấy gì hóa độ chúng sanh”. Nên biết, Phật tổ vô cùng bi tâm thương xót chúng sanh trong thời Mạt pháp căn lành mỏng manh trí tuệ kém cỏi không biết thời cơ, dùng sai pháp môn có tu không đắc uổng phí tâm lực luống mất một đời cho nên vì đây mà nói!

Nên biết pháp môn Tịnh độ tín, nguyện, niệm Phật nhiếp khắp mọi căn cơ, không luận là hàng Tăng tục, nam nữ, già trẻ, thông minh, ngu dốt cho đến kẻ mới phát tâm tội nặng hay nhẹ... Các loại người này nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, thành khẩn niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây phương suốt đời không thối chuyển, thì đến lúc lâm chung nhất định được Phật hộ niệm tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực lạc.

Ngay cả những hạng người xưa nay chưa biết tín, nguyện, niệm Phật cầu sanh Tây phương nhưng đến lúc lâm chung gặp được thiện hữu khai thị, khiến cho người đó phát lòng tin, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, những người thân quyến lại không ưu sầu khóc lóc gây ra trở ngại thay vào đó như pháp niệm Phật trợ niệm, người này nhất định sẽ được vãng sanh Tịnh độ. Nên biết, muốn được vãng sanh Tịnh độ tuy rằng phải tự thân làm chủ một niệm sau cùng nhưng cũng cần sự trợ niệm như pháp. Than ôi! khổ nỗi phương pháp trợ niệm lúc lâm chung này đối với người cư sĩ tại gia chưa được phổ biến rõ ràng.

Lúc gặp người lâm chung những người trong gia quyến thường thường không biết niệm Phật trợ niệm, để tiễn đưa thần thức người chết đi trên con đường Thánh vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn được hưởng sự an vui mà ngược lại bi ai khóc lóc làm cho thần thức người chết đọa lạc vào Địa ngục, hoặc đọa vào các đường ác Ngạ quỷ, Súc sanh ở mãi trong chốn đau khổ.

Nhân đây pháp sư Tây chấn vì lòng từ bi tha thiết thương xót người cư sĩ tại gia thế tục phần nhiều chưa nghiên cứu Phật học, không biết phương pháp trợ niệm khi có người lâm chung. Ngài có diệu dụng điểm sắt hóa thành vàng, cho nên ở trong các nơi tuyên truyền xiển dương những việc lợi hại lúc lâm chung cùng tổ chức các đoàn trợ niệm lâm chung, học tập phương pháp trợ niệm để gây nhân tịnh nghiệp cho người lúc lâm chung, trở thành đại sự nhân duyên vãng sanh Tịnh độ.

Lại nhân vì hai quyển “Lâm chung bờ bến” và “Rốt cùng của nhân sanh” văn nghĩa quá sâu xa không dễ học tập, vì thế cho nên pháp sư Tây chấn... đã ba lần khuyên tôi chọn lấy những lời căn bản dạy về lúc lâm chung của cổ đức, dùng văn tự bạch thoại để soạn thuật lại ngõ hầu làm tư liệu cho người thời nay dễ dàng học tập.

Tôi khổ não vì ít học tuy nghiên cứu nhiều bản để soạn thuật cũng chỉ là miễn cưỡng, rất sợ văn nghĩa sai lệch làm thác loạn Phật pháp làm chúng sanh hiểu lầm, tuy có tâm lành ngược lại tạo thêm tội lỗi. Nhân đây, trước đem bản thảo trình lên các vị đại đức cao tăng nổi danh trong nước giám định rồi sau đó mới dám ấn hành. Nguyện xin khắp nơi đều là bạn hữu liên trì! Nếu có người nào đọc quyển sách này ngưỡng mong đừng chê văn từ nông cạn.

Ví như có thể nương theo thật nghĩa trong đây mà thực hành thì mọi người đều được vãng sanh, tức đều ra được khỏi Ta bà mãi mãi tạ từ khổ não sanh tử thảy đều tiến lên cảnh giới an dưỡng vĩnh viễn hưởng thụ niềm vui kỳ diệu của Niết bàn.

Phật lịch 2495 mùa thu ngày Phật hoan hỷ.

Tịnh xá Hương lâm nhất hạnh

Hậu học Thế liễu kính ghi.
Pháp sư Diệu chân giám định
Thích Thế liễu biên soạn


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/07/2011(Xem: 12147)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.