Trần Nhân Tông Biểu Tượng Của Trí Tuệ, Lòng Nhân Ái Và Sự Hòa Giải

13/08/201212:00 SA(Xem: 8082)
Trần Nhân Tông Biểu Tượng Của Trí Tuệ, Lòng Nhân Ái Và Sự Hòa Giải

TRẦN NHÂN TÔNG
BIỂU TƯỢNG CỦA TRÍ TUỆ,
LÒNG NHÂN ÁI VÀ SỰ HÒA GIẢI


trannhantong2_0Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua thứ 3 của triều đại nhà Trần (1225-1400), được sử sách ngợi ca là một trong những hoàng đế anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới ngọn cờ đoàn kết toàn dân do ông lãnh đạo, người dân Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn gian khổ, hai lần đè bẹp ý đồ bành trướng của Mông Cổ, đế quốc cường bạo nhất thế giới đã giành chiến thắng suốt từ Âu sang Á thời bấy giờ. Không chỉ là một lãnh tụ kiệt xuất, Trần Nhân Tông còn in đậm dấu ấn của một nhà văn hóa lớn và là vị tổ sư sáng lập ra Trúc Lâm, thiền phái đầu tiên đặc sắc Việt Nam. Cùng với thời gian, tư tưởng Trần Nhân Tông đã vươn ra toàn cầu như là sự kết tinh những giá trị cao cả nhất của nhân loại: Trí tuệ, lòng nhân ái và sự hòa giải.

Trần Nhân TôngHoàng thái tử của vua Trần Thánh Tông, lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thái Thượng hoàng. Dưới sự dẫn dắt của ông, triều đại nhà Trần quả là một thời thịnh trịtrở thành một trong những triều đại hiển hách nhất cả về võ công và văn trị trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ nhà Trần phải đối diện cùng một lúc với vô số thử thách. Cương vực lãnh thổ vẫn còn nhỏ yếu và liên tiếp bị xâm hại bởi các lân bang. Ảnh hưởng của triều Lý vẫn còn gây nên nhiều nghi ngờ về vai trò của triều đại mới. Đặc biệt, đây là giai đoạn chứng kiến sự ra đời và bành trướng khắp thế giới của đế quốc Mông Cổ (1271-1368). Vó ngựa của chúng tung hoành khắp châu Âu và gần như toàn bộ châu Á tạo nên hình ảnh một đội quân chinh phạt bạo tàn, sở hữu một sức mạnh hủy diệt và không thể kháng cự.

Tuy nhiên, vó ngựa xâm lăng của đế chế Mông Cổ đã bị chặn đứng ở một quốc gia tưởng như nhược tiểu. Cùng với vua cha Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã trực tiếp lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông (lần thứ 2 năm 1285 và lần thứ 3 cuối năm 1287 đến tháng 4 năm 1288 và giành được thắng lợi quân sự cuối cùng. Dưới thời của Ngài, tinh thần vệ quốc được phát huy ở mức cao nhất, toàn dân sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những vị nguyên soái, đại tướng lỗi lạc như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v… trong đó, tên tuổi của Trần Hưng Đạo đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam để trở thành một trong những danh tướng của thế giới. Những thắng lợi từ hai cuộc kháng chiến thần thánh này đã giúp nhà Trần giữ vững nền độc lập dân tộc, đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi, yên định biên cương và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiêu biểu cho các giá trị truyền thống. Đặc biệt, đây chính là những chiến thắng đã khởi đầu cho sự sụp đổ của đế chế Nguyên Mông, giải thoát cho các quốc gia khác khỏi một ách thống trị tàn ác nhất nhì trong lịch sử.

 

Sau khi lãnh đạo toàn dân khuất phục xâm lược từ phương Bắc, Vua Nhân Tông đã bắt tay vào xây dựng đất nước bằng việc khởi xướng tinh thần yêu thương hoà giải. Ngài tâm niệm rằng những người bên cạnh mình là anh em thân thuộc, những người phải lưu lạc và lầm lỗi là những người con xa. Ngay sau khi về lại Thăng Long, vua đã ra lệnh đốt tất cả những bằng chứng có thể kết tội những người đã từng đồng lõa với giặc. Việc này được sử sách ca ngợi là tuy không phải mười phần đều đúng, nhưng có tác dụng an dân và định nhân tâm một cách sâu sắc và thành công, để rồi trong toàn bộ công cuộc mở rộng bờ cõi và xây dựng nền văn hóa, Ngài đã tụ hội được những người giỏi nhất giúp sức cho đại nghiệp.

Việc xoá bỏ mọi dấu tích về việc có những người trong lúc loạn lạc yếu lòng theo giặc, vua Nhân Tông đã dùng trí tuệ và sự nhân từ của đạo Phật kết hợp với tinh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc Việt để tập hợp mọi người vào một sự nghiệp chung. Sự hoà hợp đó trở thành nền móng căn bản nhất cho việc hình thành và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiêu biêu cho các giá trị nhân văn, cao cả và yêu thương giữa con người. Các giá trị này, kể từ thời điểm đó đã là những giá trị phổ quát chung của nhiều dân tộc trên thế giới, bất chấp khoảng cách địa lý, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.

Trí tuệtình thương không phân biệt của Ngài, đã trở thành điểm tựa cho sự phát triển tư duy dân tộc đạt đến một tầm vóc của một triết lý sống. 15 năm sau khi lên ngôi, vào thời điểm đang ở đỉnh cao của quyền lực, Vua Trần Nhân Tông đã quyết định nhường ngôi lại cho con trai để lùi vào hậu trường và sau đó một thời gian, Ngài đã quyết định xuất gia để trở thành một nhà tu hành. Dường như Ngài đã nhận ra chân lý rằng một dân tộc không nên chỉ được biết đến bởi những chiến thắng, những vị vua quyền lực hay những danh tướng tài ba. Thay vào đó, sức mạnh của một dân tộc còn được, và chủ yếu phải được thể hiện bởi những giá trị tinh thần khác như lòng nhân ái, tinh thần bác ái và khả năng hóa giải các mâu thuẫn để tạo nên sức mạnh đoàn kết. Nhận thức đó đã giúp Ngài kết hợp những tinh hoa của giáo lý Phật giáo với tư cách là một hệ tư tưởng, một hệ thống giáo dục lớn và những yếu tố căn bản nhất của nền văn hoá vốn có bề dày và được thử thách. Bắt đầu những ngày nhường ngôi, Trần Nhân Tông đã để tâm vào Phật giáo nghiên cứu những lẽ huyền vi để hệ thống các quan điểm. Cùng với những nhà tu hành có chung lý tưởng, Ngài đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng tư tưởng phản ánh một cách ưu tú nhất bản lĩnh tinh thầntrí tuệ của dân tộc Việt Nam. Nền tảng của phái Trúc Lâm do Ngài khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Từ đây, Vua Trần Nhân Tông đã vượt lên khỏi tầm vóc của một vị vua anh minh, một nhà quân sự lỗi lạc để trở thành một nhà tư tưởng có tầm vóc vượt thời đại.

Xã hội con người hiện tại đang chứng kiến vô số những mâu thuẫn, khác biệt và vẫn còn đó những hiềm khích, hận thù, xung đột tưởng như sẽ không bao giờ hóa giải được. Tất cả những yếu tố này đều tiểm ẩn những nguy cơ đẩy thế giới đến những cuộc chiến tranh có thể làm đổ vỡ hòa bình và tiêu tan tất cả sự sống. Trong bối cảnh đó, những giá trị từ di sản tinh thần của Vua Trần Nhân Tông từ cách đây nhiều thế kỷ phải chăng cũng chính là sự phản ánh giấc mơ nhân ái toàn nhân loại, khi các dân tộc, các quốc gia và mỗi con người sẽ chạy đua với nhau bằng tri thức, giao tiếp với nhau bằng sự hiểu biết văn hóa và sự tôn trọng đối với những điều khác biệt.

Và không còn nghi ngờ gì nữa, trí tuệ, lòng nhân ái và tinh thần hòa giải của một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất nhất của dân tộc Việt Nam cũng chính là những giá trị cao đẹp từng kết tinh trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc.

(Viện Trần Nhân Tông)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.