Tổng giám đốc cũng bật khóc trong hạnh phúc khi cùng được wake up

10/07/20143:01 SA(Xem: 6474)
Tổng giám đốc cũng bật khóc trong hạnh phúc khi cùng được wake up
1
TỔNG GIÁM ĐỐC CŨNG BẬT KHÓC

TRONG HẠNH PHÚC KHI CÙNG ĐƯỢC WAKE UP
Nguyễn Mạnh Hùng

Thai Ha Books và chữ W biểu tượng của Wake Up t ức tỉnh thức...Thường người ta nghĩ rằng đàn ông không khóc. Nhưng tôi đã thật sự không cầm được nước mắt trong buổi chiều cuối cùng của khóa tu 5 ngày tại Thái Lan. Ai cũng cho rằng những nhà lãnh đạo như Chủ tịch Hội đồng Quản trị hay Tổng giám đốc rất cứng rắn, không rơi nước mắt nhưng tôi đã bật khóc thật sự trước khi khóa tu “Wake Up Asia” 2014 kết thúc. Và tôi không thể không viết ra đây những cảm xúc của mình trong chuỗi 7 bài về những ngày đặc biệtchúng tôi may mắn được có mặt bên nhau.

Thật sự rằng tôi không có ý định tham gia khóa tu “Tỉnh thức Á châu” 2014 tại Thái Lan lần này bởi tôi khá bận bịu cho các chương trình nhân dịp sinh nhật Thái Hà Books lần thứ 7. Nào là việc đổi tên nhà sách Bản quyền của công ty thành nhà sách Thái Hà. Nào là 2 chương trình lớn giao lưu với bạn đọc trong đó có một chương trình của tác giả Chân Pháp Đăng của cuốn sách quan trọng “Trị liệu ung thư bằng chánh niệm”. Nào là chuyến du lịch cho hơn 50 thành viên cả 2 miền nam bắc đi đảo Cô Tô và vịnh Hạ Long nghỉ mát thường niên. Rồi bộ sách kinh điểnvô cùnggiá trị mang tên “Tứ thư lãnh đạo” với lời giới thiệu của chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình để mỗi doanh nhân biết cách lãnh đạo bằng tâm, bằng trí tuệ, bằng thương yêu… Hơn nữa, khóa tu này dành riêng cho các bạn trẻ, tuổi từ 18 đến 30, trong khi tôi đã quá tuổi này lâu rồi.

Nhưng tôi quyết định đi để đưa theo 16 thành viên gia đình Thái Hà đến khóa thiền này để các bạn trẻ được nếm vị ngọt của Phật Pháp, của thiền. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi không chỉ có những Thaihabookers đã đi làm và một số sinh viên, học sinh tham gia. Có 3 thành viên nhí mới chỉ tám đến mười tuổi theo tôi tham gia khóa tu không hề có cha mẹ đi kèm. Đưa các bạn trẻ tham gia khóa tu ở nước ngoài thật hấp dẫn và có lẽ là cách “dụ” hấp dẫn nhất. Tôi vẫn luôn tin rằng cần mang đạo Phật đến với giới trẻ, rằng chúng ta cần tu tập càng sớm càng tốt.

Năm ngày của khóa tu tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Thật khó tin nổi khi tổng số thành viên tham dự là 450 nhưng trong đó có đến 160 quý sư thầy và sư cô lo toan chăm sóc. Điều đó có nghĩa là cứ 2 tu sinh là có 1 quý nhà sư kèm cặp, giúp đỡ và hướng dẫn. Tỷ lệ này thật hiếm đối với các khóa tu trong nước và ngay cả trên toàn thế giới.

Không bật khóc sao được khi tôi chứng kiến các quý sư ăn cùng, sinh hoạt cùng, ngồi thiền cùng, thiền hành cùng, thiền ăn cùng, pháp đàm cùng,… với chúng tôi. Tất cả giản dị và gần gũi đến khó tin.

Mím chặt môi lại tôi vẫn bật khóc khi trực tiếp chứng kiến quý thầy và sư cô nấu ăn từ mờ sáng, lo sửa toilet bị hỏng, lấp đất đá làm đường đến tận 22 giờ đêm để chúng tôi có lối đi thiền hành.

Tôi không thể quên hình ảnh những quý sư nhường nón, nhường mũ cho quý tu sinh cư sỹ chúng tôi đội khi đi thiền hành. Các thầy lo cho cư sỹ không quen cái nắng của đất Thái khi mới sang. Rồi những hình ảnh đẹp của quý sư khi nắm tay các em nhỏ, cười với các con, vui với các con để các con nhận được sự ân cần và chăm sóc hơn cả từ cha mẹ mình.

Nói thật nhé, tôi đã tham gia rất nhiều khóa tu ở nhiều nước trên thế giới nhưng ít ở đâu có nhiều nụ cười và cười tươi như thế này. Những nụ cười rất tươi không chỉ từ các quý sư mà từ mỗi thiền sinh. Ai cũng mang những nụ cười đẹp để tặng cho bạn đạo của mình và cả cho chính mình nữa. Cả một rừng nụ cười giữa khu rừng 15 héc ta của tu viện.

Tôi thấy xúc động khi biết trong khóa tu có những vị chủ tịch doanh nghiệp, tổng giám đốc các công ty, các giáo sư đại học, bác sỹ, kỹ sư, tiến sỹ, thạc sỹ,… nhưng tất cả cùng màu áo nâu, áo lam, cùng ăn mặc rất giản dị để hòa đồng và bên nhau. Tôi giật mình nhận ra rằng họ cũng đã dám hy sinh quỹ thời gian ít ỏi của mình để rời văn phòng, xa công ty, quyết đầu tư cho khóa tu này. Để thay đổi chính mình. Để được thức tỉnh và nạp năng lượng.
Tôi đứng lặng người ngắm những Phật tử tý hon mới học những lớp đầu của tiểu học mà tự mình lấy thức ăn cho vừa đủ, tự ăn trong chánh niệm, tự rửa bát. Tôi giật mình khi thấy các bé này (chứ không chỉ các anh chị trung học cơ sở hay trung học phổ thông và sinh viên) tự giác ngủ dậy sớm để tham gia thiền hành giữa núi rừng tràn ngập tiếng chim hót và cây xanh.

Tôi không thể không khóc khi chứng kiến tận mắt 2 học trò của mình xuất gia. Trước giờ phút này, em Thuận quê Nam Định và em Thu Nhi là sinh viên của tôi mấy năm trước khi còn là sinh viên của Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng, thành viên CLB yêu sách Thái Hà còn gọi tôi là thầy. Còn sau khi xuất gia, các em chính thức trở thành sư chú Thích Quảng Hà với pháp tự Chân Trời Pham Trú và sư cô Chân Trăng Chí Nguyện. Từ nay tôi gọi các em là thầy là cô thay cho các em vẫn gọi tôi là thầy trước đây. Tôi nhớ rằng trong những ngày trước của khóa tu tôi mặc đồ nâu còn các em mặc áo tràng lam, còn ngày xuất gia tôi quyết định mặc áo lam trong khi các em chuyển sang mặc bộ đồ nhật bình nâu và được nhận y vàng để đắp khi có khóa lễ. Xúc động lắm khi đổi vai. Xúc động lắm khi thấy các trò tiến bước xa hơn, nhanh hơn thầy.

Tôi đã khóc khi thấy sự thay đổi mỗi ngày của tất cả những ai có mặt trong khóa tu. Đặc biệt là 16 thành viên của gia đình Thái Hà Books đã thay đổi nhanh đến bất ngờ. Tôi xúc động khi các em khóc trong các buổi pháp đàm và sẻ chia bởi đã ngộ ra vấn đề của mình, bởi đã biết mình phải làm gì, bởi các em biết tận dụng mỗi ngày và giờ, mỗi phút và giây để thực hành lời Phật dạy. Đạo Phật không phải là để học mà để hành!

Nếu tính cả ngày đến và ngày rời tu viện, chúng tôi có đến 7 ngày ở Pakchong. Trên thực tế, có lẽ ngoài chùa Hoằng Pháp ra, chỉ có nơi đây mới tổ chức được khóa tu dài ngày cho số lượng tu sinh đông như vậy. Pháp môn mà các Phật tử thực tập ở đây là thiền, thiền trong mỗi phút mỗi giây. Mỗi thành viên tham dự khóa tu luôn nhắc mình và thực tập chánh niệm trong mỗi động tác, mỗi việc làm trong suốt những ngày này. Xúc động lắm khi nghĩ đến ban tổ chức, đến các quý thầy và quý sư cô, đến các tình nguyện viên (mà chủ yếu là các bạn Thái Lan) đã rất vất vảdày công chuẩn bị cũng như phục vụ để mỗi ai đến đây nhận được nhiều nhất năng lượng và niềm vui.

Tôi không nhớ trong đời mình đã bật khóc mấy lần. Tháng 4 năm ngoái tôi cũng đã bật khóc trong khóa tu “Giờ đây bên nhau”. Và lần này nữa, tôi đã khóc trong hạnh phúccảm động. Tôi nghĩ rằng mình đã khóc rất đẹp. Hai giọt nước mắt, chỉ 2 giọt thôi, lăn trên má tôi. Tôi cứ để nguyên như vậy mà không lau,.., để cho nước mắt ngấm vào mình. Hình như tôi muốn hạnh phúc xuất phát tử tâm tôi tràn qua 2 khóe mắt ra ngoài lan tỏa lên da thịt mình để hạnh phúc tràn ngập khắp cả tâm và thân.

Sao mà tôi lại không khóc khi mà chính mình được wake up, được thức tỉnh cùng các bạn tu khác trong suốt 7 ngày này. Để rồi tự nhắc mình sống trong tỉnh thức mỗi ngày khi khóa tu đã kết thúc.

Tôi ngồi gõ những dòng chữ này. Tôi không khóc. Chỉ cần nhớ lại 7 ngày ở Thái Lan thôi, 7 ngày của Wake Up Asia 2014 thôi tôi đã thấy hạnh phúcbình an lắm rồi. Hình như tôi đã nạp được một nguồn năng lượng lớn lắm thì phải. Tôi cũng muốn, thật sự muốn lan tỏa năng lượng và tình yêu thương này đến tất cả mọi người, nhất là những ai đang có may mắn đọc những dòng chữ này. Hãy mở tâm mình ra và đón nhận đi bạn. Và hơn thế nữa, nếu bạn muốn được thực tâp thiền hành, thiền làm việc, thiền buông thư, thiền tọa, thiền chơi,… thì hãy liên lạc với tôi và các bạn thiền sinh khác nhé.

blank
blank
Thầy Hùng và trò Thu Nhi trước khi xuất gia
Thai Ha Books và chữ W biểu tượng của Wake Up t ức tỉnh thức...
Thai Ha Books và chữ W biểu tượng của Wake Up t ức tỉnh thức...
Tác giả và sư thầy Chân Trời Phạm Trú sau khi xuất gia
Tác giả và sư thầy Chân Trời Phạm Trú sau khi xuất gia
Tác giả và sư cô Chân Trăng Chí Nguyện sau khi xuất gia
Tác giảsư cô Chân Trăng Chí Nguyện sau khi xuất gia
Cung tu tap ben nhau
Cùng tu tập bên nhau
Thầy Hùng và trò Thuận trước khi xuất gia
Thầy Hùng và trò Thuận trước khi xuất gia
TS Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà
Mời đón đọc các bài tiếp theo:
2, Hiểu đúng về chữ tu
3, Những hạt giống nảy mầm
4, Đã về, đã tới thật rồi
5, Đến bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội
6, Chọn cách lấp đầy các ngăn trống
7, Ta có là ta - Ta mới đẹp, Be beautiful – Be yourself




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :