Thiên lý chi hành, thuỷ ư túc hạ

18/01/20159:25 SA(Xem: 10749)
Thiên lý chi hành, thuỷ ư túc hạ

Thiên lý chi hành, thuỷ ư túc hạ !

Khóa thiền cuối cùng trong năm nay hẳn dành cho những người can đảm. Mùa đông ở đây dường như lạnh nhất Hà Nội, nhưng không khắc nghiệt, chỉ lạnh đơn sơ và rét dung dị lạ thường. Cỏ cây gượng mình bóc hết lớp áo xanh để thay màu áo vàng thơ mộng... Bạn có muốn thay áo không ?

Không hiểu sao cây bích đào trước cửa thiền đường đã sớm nở hồng, chỉ một sáng mùa đông. Kỳ lạ thật, cây cối không cần ai chăm sóc mà tự vươn mình xanh biếc, một sức sống diệu kỳ, sức sống mà bất cứ kẻ nào mang trong mình một niềm tự trọng đều phải nhìn lại những ngày yếu đuối đã đi qua. 


Khi dám bỏ lại sau lưng mọi dự định, toan tính, hoài nghi, bận rộn, tiện nghi, oán hờn, tranh chấp, xót xa, phiền muộn...ra đi chỉ một manh áo vải, chỉ một cõi lòng chân thành không tìm cầu hưởng thụ, chỉ màn đơn, chiếu chiếc, chăn sơ, chỉ cơm chay trà nhạt mỗi ngày... và không cần nói năng gì cả. Chỉ vậy thôi, hãy luôn trở về để thấy, một cái thấy thật rộng lớn và mênh mông trước trời mây... Để thấy lòng người vì sao phải chật hẹp, vì sao phải muộn phiền, vì sao cứ mãi phải chất cho thật đầy bức tường ngăn cách... khi mà sự sống này quá màu nhiệm... Và hạnh phúc có mặt thật đơn sơ trong từng hơi thở đều, từng bước chân chánh niệm, từng ngụm trà thảnh thơi, và từng chiếc tọa cụ nơi ta ngồi xuống thật yên lúc bắt đầu một ngày mới. Màn sương đêm ướt đẫm...



Nghe tiếng chuông xả thiền cũng là một hạnh phúc. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ ngồi thiền, làm sao bạn có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy, thứ hạnh phúc không bám víu vào bất kỳ một điều gì, nhẹ nhàng như nhiên...đi về như nhiên... !

Và rồi bạn nhìn thấy nỗi buồn bé nhỏ ngày nào chợt tan đi trong gió, thấm đẫm vào hư vô, xanh mướt đến tuyệt cùng...

Hạnh phúc thật sự - vốn chỉ giản đơn như thế ! Ta tích cóp thật nhiều suốt một đời và để rồi cả một đời học cách từ bỏ...

Cuối năm, nhớ lại một câu văn thấm thía của thầy Nhiên... " Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Thiên lý chi hành, thuỷ ư túc hạ”, hành trình đi xa ngàn dặm bắt đầu bằng bước chân thứ nhất. Trên con đường tu học cũng thế, khổ đau có thể sâu dày nhưng sự chuyển hóa cũng bắt đầu bằng một ý thức sáng tỏ. "

01. 12 .2013
Trích Hồi ký phục vụ khoá thiền Vipassana lần 4 tại Hà Nội 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :