Do Thiền sư S.N.Goenka và các Thiền sưphụ tá giảng dạy theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin
Do Trung tâm UCENLIST – VMA tổ chức tại Sóc Sơn, Hà Nội (Với sự chấp thuận của Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương phápđơn giản và thực tiễn để đạt đượcan lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức PhậtThích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
Tuyệt đối không có sự cải đạo. Mặc dù Vipassana là phương pháp do Đức Phậttìm ra, sự thực hành không chỉ giới hạn cho Phật tử. Nhiều người từ nhiều tôn giáo khác nhau đã hưởng được những lợi ích nhờ thiền Vipassana và thấy không có gì xung khắc với tín ngưỡng của họ.
Đây là một khóa thiền nội trú 10 ngày hoàn toànmiễn phí. Phương phápthực hành sẽ được hướng dẫn tuần tự, tỉ mỉ trong suốt khóa thiền. Mọi phí tổn ăn ở đều do sự đóng góp thiện nguyện của những thiền sinh cũ. Sau khi đã hoàn tấtít nhất một khóa thiền 10 ngày và hưởng được những lợi ích an vui từ khóa thiền, các thiền sinh cũ có thể đóng góp để giúp cho những người khác cũng có được cơ hội tương tự.
Trong suốt trong thời gian của khóa thiền:
Thiền sinh sống trong phạm vi của trung tâm, không liên lạc với thế giới bên ngoài.
Thiền sinh tránh không đọc hoặc viết, tạm ngưng những lễ nghitôn giáo hoặc các phương pháp thiền khác.
Hằng ngàythiền sinhtuân theo một thời khóa biểu nghiêm túc gồm 10 giờ ngồi thiền, 1 giờ nghe pháp thoại, xen lẫn với những giờ nghỉ.
Thiền sinh phải giữ im lặngtuyệt đối và không liên lạc với những người đồng khóa (chỉ trao đổi những điều cần thiết với thiền sưphụ tá và ban quản lý).
Để không lỡ mất cơ hội tham dự khóa thiền, xin vui lòng:
Trước khi gởi đơn: điền đầy đủ thông tin và trả lời tất cả các câu hỏi (kèm giải thíchrõ ràngnếu cần) để đơn ghi danh hợp lệ.
Sau khi gởi đơn:thường xuyênkiểm tra email để nhận hồi âm, thư báo, thông báo kịp thời của ban ghi danh và ban tổ chức khóa thiền.
Được sự chấp thuận của Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam và thiền sư S.N. Goenka (Ấn Độ), các khóa thiền Vipassana (phi tôn giáo) sẽ được Trung tâm UNESCO Bồi dưỡng Kỹ năng sống và Ứng dụng Thiền Vipassana (UCENLIST – VMA) tổ chức tại Hà Nội với các chi tiết như sau:
Danh sách các khoá thiền trong năm 2015
THỨ TỰ
KHOÁ
THỜI GIAN
TÌNH TRẠNG
Khóa I
10 ngày
03/06/2015 - 14/06/2015
Bắt đầu nhận đơn ghi danh từ ngày 10 Tháng ba
Khóa II
10 ngày
01/07/2015 - 12/07/2015
Bắt đầu nhận đơn ghi danh từ ngày 15 Tháng ba
Khóa III
10 ngày
05/08/2015 - 16/08/2015
Bắt đầu nhận đơn ghi danh từ ngày 05 Tháng tư
Địa điểm dự kiến:
Đường 35, Dốc Dây Diều, Khu dân cư Lâm Trường xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Cách 1: Đăng ký qua hệ thống ghi danh trực tuyến cho tất cả thiền sinh và người phục vụ (Đây là cách tiện lợi nhất và nhanh nhất để trực tiếp đưa thông tin vào hệ thống dữ liệu ghi danh)
Lựa chọn một khoá thiền phù hợp từ danh sách các khoá đang nhận đơn và bấm vào nút “Ghi danh” để mở phần đơn ghi danh trực tuyến.
Điền đầy đủ thông tin bằng tiếng Việt có dấu (định dạng unicode) vào các phần được yêu cầu trong đơn ghi danh và nhấn nút gửi đơn. Tất cả các khoá thiền đều cần đăng ký bằng đơn ghi danh.
Chờ thông tin từ Ban ghi danh. Tất cả các trao đổi giữa Ban ghi danh và quý vị sẽ được thực hiện qua email, nếu quý vị cung cấp email trong phần đơn ghi danh của quý vị. Do số lượng lớn các đơn đăng ký, có thể quý vị sẽ chỉ nhận được thông báo từ phía Ban ghi danh sau một vài tuần.
Nếu đơn ghi danh của quý vị được chấp thuận, Ban ghi danh sẽ yêu cầu quý vị xác nhận thêm một lần nữa để giữ chỗ cho quý vị.
Cách 2: Đăng ký qua email, thư bưu điện hay trực tiếp tại văn phòng Ucenlist (Cách này cần nhiều thời gian hơn vì Ban ghi danh phải nhập lại thông tin của quý vị vào hệ thống dữ liệu, do đó có khả năng đơn quý vị sẽ bị đưa vào danh sách chờ nếu khóa thiền đã hết chỗ trong hệ thống dữ liệu. Để giúp tăng tiến độ xử lý đơn, sau khi có thông tin đầy đủ, quý vị nên nhờ người thân giúp ghi danh trực tuyến theo hướng dẫn như “Cách 1″ bên trên.)
Trong trường hợp quý vị không thể sử dụnghệ thống ghi danh trực tuyến nói trên, vui lòng tải đơn ghi danh (định dạng Word hoặc PDF) phía dưới đây, điền đầy đủ các thông tin và gửi tới địa chỉ email: registration@vn.dhamma.org
Ngoài ra, quý thiền sinh có thể gửi bản in của đơn qua bưu điện, hay trực tiếp tại văn phòng Ucenlist.
Lưu ý:
Việc đăng ký trước thời điểm chính thức nhận đơn được xem như không có giá trị, xin quý vị vui lòng nộp đơn ghi danh vào thời điểm chính thức nhận đơn theo thông báo hướng dẫn.
Trong đơn ghi danh hay đăng kýphục vụ, thiền sinh cần ghi rõ chi tiếttình trạngsức khỏethể chất và tinh thần, các thuốc uống có toa bác sĩ, và các thức ăn bị dị ứng.
Nếu đơn không ghi đầy đủ, khi phát sinh vấn đề, thiền sinh có thể bị từ chối nhập khóa hoặc được yêu cầu rời khóa thiền.
Nếu thiền sinh đã có hoặc thay đổi địa chỉ, email, số điện thoại đi động mới, xin vui lòng nhắn tin cho Ban ghi danh biết để tiện việc liên lạc.
Trước ngày nhập khóa, ban ghi danh sẽ yêu cầu quý vị xác nhận lại việc tham dự khóa thiền, xin vui lònghồi đáp đúng thời gianquy định, nếu ban ghi danh không nhận được hồi âm, tên của quý vị sẽ được xóa khỏi danh sách chính thức để bổ sung vị khác trong danh sách dự bị.
Liên hệ với Ban Tổ Chức tại Hà Nội
Nếu cần biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: 0904.540.778 Email: registration@vn.dhamma.org – (Ban ghi danh) dhamma-service@vn.dhamma.org – (Ban tổ chức) info@ucenlist.org – (các thông tin chung)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.