Thư Viện Hoa Sen

KHAI GIẢNG LỚP HỌC TIẾNG SANSKRIT NĂM 2017

12/02/201710:31 CH(Xem: 12236)
KHAI GIẢNG LỚP HỌC TIẾNG SANSKRIT NĂM 2017
THÔNG BÁO
KHAI GIẢNG LỚP HỌC SANSKRIT NĂM 2017

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni 
Kính thưa quý Thầy, quý Sư cô.

blankVăn hoá và giáo dục Phật giáovấn đề thiết yếu cần phải được lưu tâm hơn hết trong thời buổi hiện nay, khi nhu cầu tri thức con người tăng cao, đòi hỏi những người học tập và hoằng pháp cần phải am tường về những vấn đề kinh điển hay giáo nghĩa. Muốn được như vậy, thì trước tiên phải thông thạo về ngôn ngữ. Người học và nghiên cứu Phật pháp muốn đạt đến một mức độ khả dĩ chính xác về ngôn từ, thì phải thông thạo các thứ tiếng như: Sanskrit, Pali, Hán, Tây Tạng, ngoài ra để có tài liệu tham khảođối chiếu cần phảicăn bản về: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Đức. Do bởi sự giao thoa giữa các nền tư tưởng, văn hoá và triết học. Nếu không nắm vững ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận tư tưởng.
Tiếng Sanskrit hay tiếng Phạn là một loại cổ ngữ có niên đại gần như tối cổ, dùng để ghi chép lại các thánh điển Phật giáo tại Ấn độ, song song với tạng Pali hiện còn tương đối đầy đủ, là bộ Buddhist sanskrit text, gồm rất nhiều các thư tịch đại thừa bằng tiếng Sanskrit như: Bát-nhã, Hoa nghiêm, Pháp Hoa, Kim cang, Niết-bàn, v.v.. Các bộ Luật tạng và A-tỳ-đàm tạng. 

Hiện nay rất ít các bộ này được dịch ra tiếng Việt, ngoài trừ một số bộ Kinh, Luật, A-tỳ-đàm được các vị Trưởng lão tôn túc: Như thượng toạ Tuệ Sỹ, Thầy Mạnh Thát, Thầy Như Minh, Thầy Nguyên giác.... dịch ra tiếng việt, còn lại đa phần được dịch từ Hán tạng và một số ngôn ngữ khác.
Nhằm tạo điều kiện sơ khởi cho các Thầy, các sư cô trẻ có niềm đam mê cổ ngữ, được tiếp cận với bộ môn này, đầu tháng 9 năm 2016, tại Chùa Đa Bảo, đã có mở một lớp học thí điểm tiếng Sanskrit, để làm nền tảng cho năm học 2017, kết quả tương đối khả dĩ.

Cho nên, lớp học sẽ tiếp tục được duy trì và khai giảng trở lại vào cuối tháng 1 năm 2017, với thông tin và thời khoá biểu như sau:

1. Thời giang khai giảng: thứ 2 ngày 20 tháng 2 năm 2017 (Tức ngày 24 tháng giêng năm Đinh Dậu)
2. Địa điểm học: giảng đường chùa Đa Bảo, 51/6 Ông Ích Khiêm, P.10, Q.11, Sài Gòn.
3. -Thứ 2,6: Học môn ngữ pháp tiếng phạn của kinh Kim Cang, từ 2h30-4h pm

    -Thứ 3,5: Học môn ngữ pháp tiếng phạn của Duy thức học, từ 2h30 - 4h pm.
4-Học phí: miễn phí hoàn toàn, tài liệu học sẽ được thông báo khi nhập học.
*Ghi danh học, Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ Thầy Chúc Thịnh (Chùa Đa Bảo) để biết rõ (ĐT: 0938999427, email: [email protected])

Kính thông tin đến quý vị,
Nam mô Thường tinh tấn Bồ-tát ma-ha-tát

TM. Ban điều hành lớp học
Trưởng lớp

Tỷ-kheo Chúc Thịnh











Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: