THƯ MỜI Tham dự Lễ Vu LanBáo Hiếu năm 2017 Thu Bay 16 thang 9 2017

09/09/201710:07 CH(Xem: 5656)
THƯ MỜI Tham dự Lễ Vu Lan – Báo Hiếu năm 2017 Thu Bay 16 thang 9 2017

Kính thưa toàn thể Quý Phật tử gần xa!

Cứ mỗi độ Thu về, chúng ta lại có dịp cử hành Đại lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Hằng năm, Thuợng Sư Tây Tạng Lama Dawa đều long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan để Quý Phật tử có đầy đủ duyên lành bày tỏ lòng tri ânbáo ân của mình đến Ba Ngôi Tam Bảo, đến Cửu Huyền Thất Tổ, đối với Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp cũng như Cha Mẹ hiện tiền.      

Năm nay, Thuợng Sư Tây Tạng Lama Dawa trân trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan vào ngày Thu Bay 16 tháng 9 năm Đinh Dậu. Xin trân trọng kính mời Quý Bà con Phật tửĐại chúng gần xa quang lâm tham dự chương trình Lễ Vu-lan Báo hiếu của Thượng Sư Tây Tạng Lama Dawa

– Trong Đại Lễ năm nay, Lama Dawa sẽ ban Buổi Lễ Cầu Trường Thọ Bạch Quan Âm White Tara. Đây là cơ hội quý báu để Quý Phật tử gần xa có duyên lành cầu nguyện thể hiện thiết thực lòng tri ânbáo ân của mình đến Ba Ngôi Tam Bảo, đến Cửu Huyền Thất Tổ, đối với Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp cũng như Cha Mẹ hiện tiền. Mời quý Phật tử gần xa sắp xếp thời gian đến tham dự để buổi Đại lễ thêm phần long trọng.

 – Thời gian tổ chức: 01 giờ  chieu  ngày Thu Bay 16 tháng 9 năm 2017

 – Địa điểm: Chùa Phật Quang, 9452 Dewey Dr., Garden Grove, CA 92841, USA

 

Nhân dịp này, quý Phật tử gần xa gửi danh sách cầu antrường thọ về Chùa để Thượng Sư Lama Dawa sắp xếp cầu antrường thọ trong buổi trai đàn chẩn tế.

Xin thay mặt Thượng Sư Lama Dawa, trân trọng kính báo!

Ban Tổ Chức - Tinh Dung lamadawanimbus@gmail.com L/L: 714 369 0702

 

Tiểu Sử của Thuợng Sư Loppon Lama Dawa

Lama Dawa được sinh ra ở TâyTạng.  Dạo sư gốc của Lama DAWA là hóa than của Phật Kim CươngTrì Tai Situpa Rinpoche là vị Thượng sư cao nhất của dòng Truyền thừa KARMA KAGYU Đã tìm thấy Ngài Đại Bảo Pháp Vương KARMAPA 17, Ogyen Trinley Dorje được công nhận bởi Đức Dalai Lama. Đầu tiên Lama DAWA trú sứ tại tu viện Kalu Rinpoche,  sau đó Lama DAWA học 22 năm tại Phật Học Viện Tai Situpa Rinpoche,  có tên Sherab Ling và tham dự chương trình người TâyTạng gọi là Shedra trong 8 năm, đây cũng là nơi Lama DAWA hoàn tất 3 năm nhập thất. Lama DAWA có chức vị Tiến Sĩ về Phật Học. Năm 1998 Lama DAWA được mời đến tu viện có tên là Bodhisattva tại thành phố Tucson, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ,  một trong những trung tâm Phật giáo Kalu Rinpoche.  Ngay sau đó, Lama DAWA đã mở một trung tâm thiền định có tên là Chokor Ling ở ngoại ô Tucson.  Lama DAWA nói thong thạo tiếng Tây Tạng,  TrungHoa,  và Mỹ. Đại sư thường xuyên hoàng pháp ở Đài Loan, Hong Kong, Los Angeles, Santa Barbara, Arizona & Orange County.

 

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…