Lan Tỏa Tình Thương Đầu Năm – Thiền Phát Triển Tâm Từ Kết Hợp Với Thiền Quán Cùng Ni sư Pháp Hỷ Dhamananda

26/01/20225:50 SA(Xem: 4083)
Lan Tỏa Tình Thương Đầu Năm – Thiền Phát Triển Tâm Từ Kết Hợp Với Thiền Quán Cùng Ni sư Pháp Hỷ Dhamananda
LAN TỎA TÌNH THƯƠNG ĐẦU NĂM 
THIỀN PHÁT TRIỂN TÂM TỪ KẾT HỢP VỚI THIỀN QUÁN
CÙNG NI SƯ PHÁP HỶ DHAMMANANDA

Quí vị Phật tử thương mến,

Chúng ta đã trải qua gần hai năm trong lo lắng, bất ansợ hãi vì dịch bệnh và phải tuân thủ các qui định chung để được lành mạnh. Năm nay, 2022, những hiện tượng tiêu cực do dịch bệnh gây ra sẽ giảm thiểuchấm dứt. Mặc dù khoa học, y tế và nỗ lực của trí thông minh nơi loài người có thể tạm thời khống chế các nguy hiểm trong đời sống, nhưng chúng ta không chắc chắn lại không gặp các nguy hiểm khác. Nay đã có vacin và các thuốc đặc trị hữu hiệu, chúng ta lại có thể đi ra ngoài, gặp gỡ, và cùng nhau đàm đạo, tu học.

Theo Đạo Phật, cách tốt nhất để ngăn chặn các pháp bất thiện, những điều xấu xa là Phát Triển Tâm (citta Bhāvanā), làm thành căn cứ địa, mạnh mẽ từ bên trong thì chúng ta mới có thể đối diện tốt hơn với các hiện tượng bất tường trong đời sống. Một trong những nhóm pháp tu mà đức Phật thường dạy các hàng Phật tửTứ Vô Lượng Tâm, bắt đầu bằng tâm Từ - tình thươngđiều kiện. Trong khóa tu học này, NS sẽ hướng dẫn và cùng với quí vị Phật tử phát triển Tâm Từ vô lượng (Mettā Bhāvanā) kết hợp với thiền quán.

Khi ngài A nan hỏi đức Thế Tôn sau khi ngài Nhập Diệt, chúng con biết nương tựa vào đâu; đức Từ Phụ dạy: Hãy nương tự vào Pháp và Luật, hãy lấy Pháp làm ngọn đèn soi sáng trong đời sống này. Pháp đó chính là Thiền Quán (Tứ Niệm Xứ) (Kinh Đại bát Niết bàn). Khóa tu học của chúng ta sẽ tuân theo tinh thần này.  

Chương trình khóa tu học từ Thứ Bảy, Feb 5 th đến Thứ 5, Feb 10, 2022 như sau:

Thứ bảy, Feb. 5th  bắt đầu từ 8 h ngồi thiền đến 9 am.
9:00 – 10 am sáng Tụng Kinh Tam Bảo, Ưng Hành Trì Từ Bi Kinh .
Sau đó xin giới, NS sẽ giảng về bốn Pháp Thiền tự Hộ Trì.
10 – 10:15 thiền hành
10:15 - 11 Tọa thiền có hướng dẫn
11- 13 h độ thực, nghỉ ngơi
13 – 14 Tọa thiền có hướng dẫn
14 -14:30  Thiền hành
14:30 - 15:30 Tọa thiền
15:30 – 17 Vấn đáp Phật pháp

Ngày CN,  Feb 6th cũng bắt đầu lúc 8:00 am – 9:00 Ngồi thiền

9:00 – 10 Tụng KinhGiảng Pháp (Bát Thánh Đạo)
10 – 10:15 thiền hành
10:15 - 11 Tọa thiền có hướng dẫn
11- 13 h độ thực, nghỉ ngơi
13 – 14 pm Nghe Giảng pháp về lợi ích của tâm từ.
14 - 14:30  Thiền hành
14:30 - 15:30 Tọa thiền
15:30 – 17 Vấn đáp Phật Pháp

Monday, 7th Feb. 2022

Thời khóa giống như những ngày trước, đề tài: Giảng về Tứ Niệm Xứ

Tueday, Ngày Feb. 8th Thời khóa giống như những ngày trước;

 Đề tài Giảng pháp về các pháp chướng ngại

Weday, Ngày Feb. 9th Thời khóa giống như những ngày trước;

Giảng về các thiền chi

Thurday Ngày 10th Thời khóa giống như những ngày trước;

Giảng về Ngũ cănNgũ lực và cách cân bằng các yếu tố giác ngộ


phap-hy (2)Về Ni sư Pháp Hỷ Dhammananda

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ- Ayya Dhammanandā, thế danh Phạm Thị Minh Hoa, sinh năm 1970 tại Miền Trung, VN. Năm 1994, sư cô xuất gia trong phái thiền Lâm tế đời 42 với sư bà Diệu Niệm. Những năm đầu mới xuất gia, cô chăm sóc thầy lúc đó đã già yếu, nuôi dạy trẻ mồ côi trong chùa và công phu tạo phước thiện như một người sơ cơ vào đạo với tâm hồn cởi mở muốn học hỏitu tập đúng đắn.

Trong nỗ lực tìm kiếm một pháp môn tu hành thích hợp, sư cô đã gặp pháp thiền quán Vipassanā. Sư cô đã vào thọ giáo với thiền sư Viên Minh tại chùa Bửu Long, Sài Gòn. Niềm đam mê học hỏi giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật Gotama và các phương pháp tu tập giúp chuyển đổi tâm tánh đã đưa sư cô đến Myanmar và Sri-Lanka học hỏitu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thiền sưhọc giả của hai quốc gia Phật giáo đó.

Sau 12 năm miệt mài học và tu, khi thì trong giảng đường đại học, khi thì ở trong những tu viện trong rừng núi xa xôi hoang dã, sư cô đã thỏa nguyện được đầy đủ cả Pháp Học và Pháp Hành. Sau khi hoàn thành luận án Tiến sĩ Phật học tại viện nghiên cứu Phật học & Kinh điển Pali thuộc đại học Kelaniya, sư cô đã được mời sang hoằng pháp ở Úc châu. Tu tập, viết & dịch tại Tu viện Santi FM, và giảng dạy & hướng dẫn thiền Phật giáoNi viện Sanghamittarama, Melbourne, và tại Buddhist Summer School, Victoria, Australia.

Năm 2013 Thiền Viện Bồ Đề đã mời Ni sư Pháp Hỷ sang Hawaii chia sẻ Phật pháp với các Phật tử ở vùng Honolulu. Với hạnh nguyện tu tập pháp vô ngã và không dính mắc vào trú xứ, cộng đồng, Ni Sư đã đi nhiều nơi chia sẻ pháp và tu tập cùng những cộng đồng Phật tử khác nhau ở Việt Nam và trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hiện tại Ni Sư đang có mặt ở Texas, thường trú tại chùa Sitagu Buddha Vihara, 9001 Honeycomb Dr. Austin TX 78737

Sách đã xuất bản:

1.     Vẻ Đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế (NXB Tôn Giáo, VN)
2.     Phật Pháp Trong Đời Sống (Amazon)
3.     Metta-Bhavana – Thiền Phát Triển Tâm Từ (HN- VN
Nhiều bài khảo cứu và viết ngắn đăng trong các Tập San Nghiên Cứu Phật Học (Sri Lanka và VN), Nguyệt San Giác Ngộ, Thư Viện Hoa Sen.
https://thuvienhoasen.org/author/about/4333/phap-hy-dhammananda
https://thuvienhoasen.org/a28470/phat-phap-trong-doi-song
https://thuvienhoasen.org/author/post/4333/1/phap-hy-dhammananda





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.