Thông Báo Khai Giảng Chương Trình Cùng Nhau Tu Học

20/02/20246:06 CH(Xem: 1338)
Thông Báo Khai Giảng Chương Trình Cùng Nhau Tu Học
THÔNG BÁO KHAI GIẢNG

CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC
Lớp Tìm HiểuỨng Dụng Kinh NGUYÊN THỦY Niên Khóa 2024 do TUỆ HUY phụ trách
Khóa học khai giảng lúc 6:30pm ngày thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

 

hoi thien tanh khongDẨN NHẬP
Năm 2024 đánh dấu năm thứ ba của Lớp Tìm HiểuỨng Dụng Kinh Nguyên Thủy, một chương trình đã nhận được sự hưởng ứng đáng khích lệ từ nhiều Đạo Hữu khắp nơi trong Niên Khóa 1 và 2. Lớp học này mở ra cho tất cả những ai đang tìm kiếm sự hiểu biếtứng dụng thực tiễn về Kinh Nguyên Thủy trong đời sống hàng ngày. Ban Tổ Chức lớp khuyến khích mọi người, từ những người mới bắt đầu cho đến những người đã có kinh nghiệm, hãy tham gia và ghi danh để cùng chia sẻ hành trình khám pháthực hành đạo Giải Thoát của Phật một cách chân thực và sâu sắc.

MỤC TIÊU
Mục tiêu của Lớp Tìm HiểuỨng Dụng Kinh Nguyên Thủy, Niên Khóa 2024 bao gồm hai phần:

  • Mục tiêu 1: Thiết lập nền tảng cho người tham dự Kiến thức căn bản Phật học. Người tham dự sẽ có được chánh kiến về đạo Phật, biết rõ việc cần làm. Phá bỏ các tà kiến, mê tín.
  • Mục Tiêu 2: Khảo sát sâu về lý thuyết và cách thực hành của Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ, đặc biệt chú trọng vào bài Kinh Anapanasati (MN 118).

PHƯƠNG PHÁP
Phương Pháp Tu Học của Lớp là Phương Pháp Văn-Tư-Tu trong đó Người tham dự cần phải:

  • Nghe thiệt kỹ, thuộc lòng tất cả các định nghĩa, cần có tập vở ghi chép các định nghĩa căn bản trong đạo Phật. Tất cả các định nghĩa quan trọng đều được phân tích tỉ mỉ từ gốc Pali, kèm theo khảo sát sâu sắc về các ẩn dụ trong Nikaya nhằm giúp người đọc nắm bắt thật vững chắc từng khái niệm khó trong Phật Học.
  • Suy nghĩ thiệt kỹ, cần lên tục tu duy về điều được nghe, mở tập vở ghi chép ra coi lại nếu cần thiết.
  • Thực hành thiệt kỹ: cần lên thời khóa thực hành đều đặn mỗi ngày.

VĂN BẢN
Toàn bộ lớp học sử dụng 4 bộ Kinh Nikaya làm văn bản chính.

NỘI DUNG KHÓA HỌC
Các chủ đề chính sẽ được tuần tự khảo sát trong Khóa Học:
A. Phần 1: Phật Học Căn Bản

 1.    Tứ Thánh Đế: Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi, Kinh Chuyển Pháp Luân

 2.    Ngũ Uẩn: Kinh Bọt Nước, và Kinh Tương Ưng Uẩn

 3.    Tam Pháp Ấn

 4.    Lý Duyên KhởiPháp Duyên Sanh

 5.    Mô tả và các nét đặc thù của các tầng thiền

6.    Các chủ đề đặc biệt:
    a. Samsara, Nibana & Câu chuyện về một con đường
    b. Niệm Chánh Niệm và Kỹ Thuật An Trú Chánh Niệm Trước Mặt
    c. Thân, Tự Thân, Hải Đảo Tự Thân
    d. Hành, Hành Khổ, và Sự Tịnh Chỉ Tất cả Hành
    e. Tất cả Pháp Lấy Thế Tôn làm Căn Bản
    f. Các Điều Kiện Cần và Đủ của Quả Dự Lưu

B. Phần 2: Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ và Kinh Anapanasati

7.    Tổng quan về Thiền Tứ Niệm Xứ

8.    Trú, Quán và Tùy Quán

9.    Về Ý Nghĩa của Sabbakayapatisamvedi

10. Khảo sát về tình trạng bị ném vào của Sabbakayapatisamvedi

11. Khảo sát về giải pháp tối ưu Sabbakayapatisamvedi

12. Anapanasati – Bước 1-4, Thân

13. Anapanasati – Bước 5-8, Thọ

14. Anapanasati – Bước 9-12, Tâm

15. Anapanasati – Bước 13-16, Pháp

16. Giải luận về Phần II của Kinh Anapanasati

 

THỜI GIAN & ĐỊA DIỂM:
Khóa học khai giảng ngày thứ Hai 4 tháng 3, 2024 và được

TỔ CHỨC tại
THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG 13071 Brookhurst St. #197 Garden Grove, CA 92843 và trên mạng Zoom toàn cầu


THỜI GIAN: Mỗi tối Thứ 2 hằng tuần từ 6:30pm đến 8:30pm (giờ Cali)
     6:30 - 6:45 Thiền Tịnh Tâm
     6:45 - 7:45 Lý Thuyết
     7:45 - 8:30 Câu Hỏi và Thảo Luận

GHI DANH:
Để tham dự lớp cần phải ghi danh
Xin Email về: timhieuvaungdungkinhnguyenthuy@gmail.com
     Họ tên hoặc pháp danh: …………………………………….…….
     Thành phố, quốc gia nơi cư ngụ: ……………………………….
     Email: …………………………………………………………..……..

Để nhận các cập nhật thông tin lớp học, các Thông Báo, các tài liệu học tập, các bài viết.
Để nhận Link video mới, để nhận Link, passcode vào Zoom mỗi khi có lớp,
Xin Email GHI DANH về
timhieuvaungdungkinhnguyenthuy@gmail.com

Xin giúp chuyển thông tin này đến thân hữu của quý anh chị có cùng quan tâm.

 

VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TUỆ HUY (TÔ ĐĂNG KHOA)

Là người sẽ phụ trách chương trình CÙNG NHAU TU HỌC"Tìm Hiểu và Ứng Dụng Kinh Nguyên Thủy Niên Khóa 2024", Tuệ Huy (Tô Đăng Khoa) mang đến sự kết hợp độc đáo giữa trí tuệ Phật học trong tạng Nikaya, và kỹ năng phân tích văn bản hiện đại để phơi bày những ý nghĩa sâu kín trong tiếng Pali. Với hơn 20 năm nghiên cứuđào sâu vào Kinh Nguyên Thủy, ông không chỉ là một học giả về Pali mà còn là một cư sĩ tận tâm với việc khôi phục Phật Giáo Nguyên Thủy; Tuệ Huy đã quy y với Hòa Thượng Thích Thông Triệt và đang giữ chức vụ trưởng ban giáo thọ tại Hội Thiền Tánh Không Nam Cali. (Sunyata Foundation)

Tốt nghiệp hạng danh dự ngành Kỹ Sư từ Đại Học UC Berkeley, Tốt nghiệp Thạc sỹ từ UCI và hiện làm việc với vai trò là Senior Manager of Data Analytics, Tuệ Huy áp dụng phương pháp tiếp cận khoa học trong việc phân tích và diễn giải giáo lý Phật Đà. Cùng với sự hiểu biết sâu rộng của ông về triết học Heidegger, khả năng kết hợp hài hòa giữa triết lý phương Đông, Tây và Phật học, làm cho ông có phong cách truyền đạt các tư tưởng thâm sâu của đạo Phật một cách mới mẻ, sâu sắc, nhưng lại dễ tiếp thu

 

BTC thay mặt mời mọi người tham gia khóa học này, không chỉ để học hỏi mà còn để chuyển hóa tri thức thành hành động, hướng tới một cuộc sống ý nghĩahạnh phúc hơn.

 

VỀ CHỦ TRƯƠNG KHÓA HỌC:  Đạo PHẬT là Đạo GIẢI THOÁT qua TRÍ TUỆ

Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bảncần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật. Nói một cách khác, người tu theo Đạo Phật cần phải thấu triệt ba câu hỏi này:

  1. Mục đích của người tu là gì?
  2. Phương Pháp nào cần phải được sử dụng để tu?
  3. Trên con đường tu tập, lấy gì là thước đo để biết rõ mình đang tu đúng Pháp?

Ba câu hỏi quan trọng này, nếu chưa được rõ ràng tường tận, thì con đường giải thoát sẽ còn rất mơ hồ. Ngược lại, khi đã thông suốt ba câu hỏi này, vấn đề giải thoát chỉ còn tùy thuộc vào sự tinh tấn và lòng quyết tâm dõng mãnh của người tu.

Trong bài viết ngắn này, để người đọc dễ ghi nhớ, người viết tạm mượn một câu ngắn gọn, nhưng nội dung hàm chứa câu trả lời cho cả ba câu hỏi trên; và hơn thế nữa, câu ngắn gọn này cũng có thể xem như là định nghĩa về Đạo Phật:

“Đạo Phật Là Đạo Giải Thoát Qua Trí Tuệ”

Như vậy, ngay trong câu định nghĩa này chúng ta nhận ra ngay:

  1. Mục đích của người tu theo Phật là Giải ThoátGiải Thoát khỏi cái gì?  -Khỏi sanh tử luân hồi, khỏi sanh, già, chết, khỏi Khổ Uẩn tập khởiĐức Phật là người tìm ra con đường, tìm ra phương pháp đưa tới sự giải thoát này. Tu theo Phật có nghĩa là tìm hiểu về con đường này, về phương pháp này và tự mình chứng ngộ trạng thái giải thoát này.
  2. Phương pháp của đạo giải thoát là qua Trí Tuệ.  Trong đạo Phật, Trí Tuệ vừa là điều kiện tiên quyết (chánh kiến) vừa là kết quả khi viên mãn (minh-giải thoát), vừa là phương pháp tu học trên suốt đoạn đường tu: Trí Tuệ khai triển rộng ra thành tam tuệ: Văn Tuệ, Tư Tuệ, và Tu Tuệ.

Chính vì thế, đối với người Tu thì Trí Tuệ chính là sự nghiệp (Duy Tuệ Thị Nghiệp). Phương pháp Văn-Tư-Tu cần phải được ứng dụng một cách triệt đểcụ thể như sau:

  • Văn Tuệ: Nghe thiệt kỹ những gì do chính bậc Đạo Sư Thuyết (không phải do những Luận Sư Thuyết) Đối với một số thuật ngữ quan trọng cần đối chiếu với văn bản gốc Pali đễ tránh lỗi dịch thuật
  • Tư Tuệ: Suy nghĩ thật kỹ về những gì được nghe, được học, cho đến khi nào không còn nghi với Pháp và con đường giải thoát cùng với việc cần làm trở nên rõ ràng rốt ráo trong tâm tríNếu cầnthể tham vấn các bậc Thiện Tri Thức để phá nghi.
  • Tu Tuệ: Nếu như hai tuệ trước được viên mãn, người tu sẽ kinh nghiệm Tu Tuệ một cách không khó khăn, không mệt nhọc.
  1. Sau khi đã thiết lập rõ ràng mục đíchphương phápngười tu cần có một thước đo để thỉnh thoảng tự kiểm chứng xem ta có đi đúng đường hay không. Với người tu, chánh kiếnđiều kiện tiên quyết. Khi chánh kiến có mặt điều kiện tiên quyết là người tu nhận rõ vai trò của tham, sân, si trong tiến trình sanh tử luân hồi bất tận của chính mình, việc cần làm là sử dụng phương pháp văn-tư-tu để chế ngự tham-ưu ở đời.  Như vậy, thỉnh thoảng quán lại bản tâm xem mình có đoạn giảm tham sân si hay không chính là thước do căn bản của người tu.

Chính vì lý do trên, khi nói “Đạo Phật Là Đạo Giải Thoát Qua Trí Tuệ” là bao gồm cả mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu. 

Đó là một con đường cụ thể là BÁT THÁNH ĐẠO (do một Đấng Giác Ngộ cụ thể trong lịch sử),

với một mục đích cụ thể là GIẢI THÓAT khỏi Samsara,

qua một phương tiện cụ thể là VĂN-TƯ-TU.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.