Thăm Vương Đường Phật Giáo Tại Hyogo, Nhật Bản

07/12/20144:18 CH(Xem: 20878)
Thăm Vương Đường Phật Giáo Tại Hyogo, Nhật Bản
THĂM VƯƠNG ĐƯỜNG PHẬT GIÁO TẠI HYOGO, NHẬT BẢN
Ảnh & Video: Chùa Hoằng Pháp (click video / full screen)

Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2013 (nhằm ngày 12 tháng 3 năm Quý Tỵ) đoàn ký sự thăm chùa Vô Lượng Thọ (Vương Đường Phật Giáo) tại Kobe và thuyết giảng tại chùa Phước Viên Himeji, chùa Hòa Lạc.

10h đoàn có mặt tại Vương Đường Phật Giáo ở Hyogo. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Toyida và các Phật tử của chùa, đoàn tuần tự đi vào lãnh địa của thế giới Phật đà. Đây là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất Nhật Bản, do ngài Kyuse Enshinjoh, người sáng lập giáo phái Phật Giáo Nenbutsushu (Niệm Phật tông). Và sự kiện hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ năm đã diễn ra tại Hyogo, thành phố Kobe, Nhật Bản, từ ngày 1-5 tháng 11 năm 2008. Hội nghị đã đón tiếp sự tham dự của trên 300 đại biểu lãnh đạo Phật giáo thế giới đến từ 33 quốc gia thành viên và 10.000 Phật tử của Niệm Phật tông, Nhật Bản.

blankTọa lạctrung tâm Nhật Bản với 200ha đất được vây bọc chung quanh bởi các ngọn núi. Đây được xem như là một ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất Nhật Bản, với nhiều công trình được sách kỷ lục thế giới UNESCO ghi nhận: đôi đèn bằng đá cao 12m trước chính điện, đỉnh chóp nóc chùa lớn nhất với 9m bề cao và 8.8m bề rộng.

Đoàn được thầy Toyida dẫn qua chiếc cầu Chân Như dài 141m, bắc ngang qua Ánh Nguyệt Đàm đến cổng chính cao 35.7m, ngang 34.5m để đi vào Tịnh Độ Viên. Tại cổng chính là hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng nhắc nhở mọi người khi bước chân đến nơi tôn nghiêm hãy để tâm thanh tịnh, làm lành và tránh xa những điều ác. Từ ngoài nhìn vào pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở ra, trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở vào.

Dọc theo con đường dẫn đến chính điện, nép mình giữa vườn cây xinh tươi là điện thờ Thánh Đức thái tử có hình bát giác, đây được xem là điện thờ bát giác lớn nhất Nhật Bản hiện nay.

Gần đó là một bảo tháp 5 tầng, cao 32.7m, kết cấu bằng gỗ với những màu ngũ sắc truyền thống được vẽ từ tay của 30 nghệ nhân chọn lọc từ ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong vòng hai năm mới hoàn thành.

Ngôi Chính Điện ấn tượng nhất nằm trên đỉnh đồi được trang trí với những mẫu hoa văn chạm khắc tinh xảo, các tác phẩm khắc chạm mô phỏng theo kinh Vô Lượng Thọ gồm 108 vị Bồ tát và 1.008 hóa thân Đức Phật. Đoàn chúng tôi được vào trong khu trung tâm, tụng kinh niệm Phậtchiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật. Được biết chánh điện chỉ mở cửa vào những ngày quan trọng hay tiếp đón những vị nguyên thủ quốc gia. Hôm nay là ngày đặc biệt, đoàn được tận mắt ngắm nhìn dung nghi tượng Phật A Di Đà cao 19m bằng gỗ dát vàng mà ban lãnh đạo đã ưu ái cho đoàn được chiêm ngưỡng. Chúng tôi được thầy Toyida dẫn đến nơi tôn trí tượng Phật do các vị lãnh đạo tinh thần cũng như hoàng tộc của 33 nước tặng chùa.

Bên ngoài ngôi chùa là hai tháp chuông, mỗi tháp đều có quả chuông đồng lớn. Đại hồng chung, cũng được xem là lớn nhất, nặng 50 tấn, bề dày 35cm. Đoàn ký sự được các thầy hướng dẫn cách đánh đại hồng chung. Tiếng chuông được vang lên giữa núi rừng làm cho lòng người lữ khách lắng đọng tâm tư.

Cảnh trí quanh chùa là một tổng thể hoa viên được xem là một trong những Thiền Viên Nhật Bản đẹp nhất với nhiều giống cây hiếm quý, trong đó có những cây cổ tùng 800 năm tuổi. Khu Công Viên Ngũ Bách La Hán được trang trí với 500 tượng đá A La Hán bằng kích cỡ người thật. Công viên này cũng có thể là độc nhất vô nhị hiện nay.

Để hoàn thành công trình vĩ đại này, đã có rất nhiều công nhân, kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Hàn Quốc và Trung quốc làm việc miệt mài trong suốt bảy năm trời ròng rã.

Sau khi chia tay Vương Đường Phật Giáo, đoàn dùng cơm trưa vào lúc 16h00. Tiếp đó, đoàn di chuyển xuống vùng Himeji, chùa Phước Viên của đại đức Thích Quảng Niệm. Tại đây, thượng tọa Thích Chân Tính đã có thời thuyết giảng với quý Phật tử. Thượng tọa chia sẻ: “Khi đi qua những ngôi chùa Nhật Bản, chúng tôi thấy rất nhiều các học sinh được nhà trường đưa đến để tìm hiểu lịch sử, tiếp xúc với Phật giáo nhằm giáo dục các em sống theo tinh thần đạo Phật, tu dưỡng thân tâm. Chúng ta là người Phật tử cần phải giáo dục con em của mình hướng về Phật pháp để có lối sống tốt hơn.” Đồng thời, thượng tọa khuyên các Phật tử nên phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng ngôi Tam Bảo để làm nơi tu tập, học hạnh bố thí ba-la-mật và chánh niệm trong từng hành động của mình.

19h15 cùng ngày, đoàn trở về chùa Hòa Lạc. Sau khi nghỉ ngơi, thượng tọa Thích Chân Tính đã có thời nói chuyện với thầy trụ trì chùa Hòa Lạc cùng quý Phật tử tại bổn tự. Thượng tọa thay mặt cho đoàn ký sự tri ân đại đức trụ trì cùng quý Phật tử đã ngày đêm hộ trì đoàn trong suốt những ngày qua và nói lời chia tay với Phật tử chùa Hòa Lạc.

Sáng ngày 22 tháng 4 năm 2013 (nhằm ngày 13 tháng 3 năm Quý Tỵ) đại đức Thích Nhuận Phổ cùng một số Phật tử chùa Hòa Lạc tiễn đoàn ra phi trường Kansai về lại Việt Nam, kết thúc chuyến Phật sự tại đất nước hoa anh đào.

Đoàn làm ký sự Phật giáo Nhật Bản lần này xin tri ân ni sư trụ trì chùa Nam Hòa, đại đức trụ trì chùa Hòa Lạc cùng qúy Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản đã tận tình giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất trong thời gian 21 ngày qua. Kính chúc chư tôn đức, quý liệt vị thân tâm thường lạc, kiết tường như ý.

 

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận:

 Vương Đường Phật Giáo 15Vương Đường Phật Giáo 14Vương Đường Phật Giáo 13Vương Đường Phật Giáo 12Vương Đường Phật Giáo 11Vương Đường Phật Giáo 10Vương Đường Phật Giáo 09Vương Đường Phật Giáo 08Vương Đường Phật Giáo 07Vương Đường Phật Giáo 06Vương Đường Phật Giáo 05Vương Đường Phật Giáo 04Vương Đường Phật Giáo 03Vương Đường Phật Giáo 02Vương Đường Phật Giáo 01

 

 


BÀI ĐỌC THÊM
VƯƠNG ĐƯỜNG PHẬT GIÁO 
Một công trình kiến trúc Phật Giáo đồ sộ 

(Bài: Thích Minh Trí, Ảnh: Tổng hợp)

XEM VIDEO HD:
Ký Sự Hành Trình Trên Đất Nhật (3 phần) Chùa Hoằng Pháp thực hiện
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/12/2015(Xem: 14079)
13/10/2015(Xem: 10923)
24/08/2015(Xem: 12981)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.