Gương sáng 4: MC. diễn viên Đại Nghĩa

15/10/20163:40 SA(Xem: 8189)
Gương sáng 4: MC. diễn viên Đại Nghĩa
GƯƠNG SÁNG 4: MC. DIỄN VIÊN ĐẠI NGHĨA
Bài giới thiệu: Giác Hạnh Hoa

Đến với chương trình Gương sáng kỳ thứ 4 toàn bộ các khóa sinh đã được chào đón một vị khách mời mà phương châm sống của anh là: “cuộc sống không nằm ở cách tiêu xài phung phí mà nằm ở việc sống làm việc, phụng sự giúp ích cho xã hội” cũng như những đóng góp của anh trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu đó là MC. Diễn viên Bùi Đại Nghĩa là một diễn viên sân khấu - truyền hình Việt Nam, anh được biết đến nhiều với lối diễn hài hước, nhất là trong lĩnh vực hài kịch dành cho thiếu nhi. Ngoài ra Anh đang là gương mặt MC, Diễn viên hài đắt show, phủ sóng nhiều gameshow truyền hình.

Qua sự dẫn dắt duyên dáng của MC. Xuân Hiếu, các bạn trẻ được biết thêm về người diễn viên đa tài này từ khi anh còn là cậu bé 7-8 tuổi đã có thiên hướng thích các môn nghệ thuật,  đến 15 tuổi thì sớm bộc lộ và yêu thích môn nghệ thuật  và rất hứng thú đi tìm hiểu về nghề diễn viên.

Con đường nghệ thuật của MC. Diễn viên Đại Nghĩa đến với nghề diễn lại vô cùng khó khăn, khó khăn ngay từ khi mon men đến với nghệ thuật  và khi đã tốt nghiệp rồi thì cũng chỉ bắt đầu là một vai nhắc tuồng. Anh cũng đã kể cho các tu sinh biết câu chuyện vui buồn, những khó khăn trên con đường làm nghệ thuật  của người nghệ sĩ, nó không quá nhiều hào quang như mọi người nhìn thấy mà đằng sau nó đôi khi là cả một mảng tối, một nỗi niềm trăn trở của một người làm nghề mà đôi khi nếu không đủ ý chí, nghị lực cũng như lòng đam mê theo đuổi thì sẽ không thành côngchúng ta cũng được biết đến cơ duyên làm MC của anh cũng rất thú vị.

Qua buổi trò chuyện các khóa sinh cũng rất thú vị khi được  MC. Đại Nghĩa kể về việc khi còn rất nhỏ đã trốn đi quy y và lập bàn thờ Phật trong ngăn tủ đựng quần áo, rồi việc đốt nhang trong ngăn tủ. Anh cũng cho biết là mặc dù thích đi chùa từ nhỏ, cũng làm từ thiện, công quả nhưng chưa có ý thức sâu sắc về việc áp dụng chân lý của Phật vào trong cuộc sống. Mãi đến 2009 khi có cơ duyên nghe được bài giảng qua dĩa, từ đó anh mới tìm hiểu sâu thêm về đạo Phật và mới nghĩ rằng từ trước đến giờ mình cứ cho là mình tốt rồi, thánh thiện ghê lắm, mình không hại ai là được, lâu lâu đi làm từ thiện, lâu lâu biết đi chùa là sắp thành chánh quả rồi. Nhưng khi nghe nhiều bài giảng pháp, mới thấu hiểu rất nhiều những sai lầm, những chuyện xấu mà mình không biết. Vì vậy, khi đã biết rồi thì cần phải tu tập hàng ngày, không cần việc gì phải to tát, quá lớn lao mà ngay trong lời ăn tiếng nói, trong suy nghĩ trong hành động từ việc nhỏ nhất hàng ngày  cũng phải chánh niệm để kiểm soát mình.

Anh cũng cho biết đã ăn chay trường từ lâu. Theo anh ăn chay rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể sau khi tiếp nhận quá nhiều năng lượng từ thịt, cá. Lâu nay ai cũng nghĩ an chay tổn hao sức khỏe, khiến người ta gầy gò, hom hem. Nhưng thực phẩm chay rất phong phú và nếu biết cách chế biến, các bạn sẽ thấy sức hấp dẫn của nó. Anh lấy ngay ví dụ bản thân mình một ngày, Đại Nghĩa cũng có 24 tiếng như tất cả mọi người nhưng lượng công việc mà anh làm thì có thể gấp đôi, gấp ba người bình thường. Anh vừa tập kịch, đóng phim, làm MC, quay game show... có khi đi quay từ sáng đến 1-2 giờ đêm, 2-3 giờ sáng mới ngủ sáng sớm lại đi nhưng anh vẫn khỏe mạnh, nhiều lúc mải làm quên cả ăn, nhưng có sao đâu!

Kết thúc buổi trò chuyện, MC. Diễn viên Đại Nghĩa đã trực tiếp biểu diễn đàn tranh qua hai bản nhạc mà anh rất thích cho các tu sinh nghe.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2020(Xem: 14206)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.