Matthieu Ricard
THE HABITS OF HAPPINESS
Translated by Tung Do Hoang
Reviewed by Dang Trang Nguyen
Tôi đoán là nhờ kết quả của toàn cầu hóa mà bạn có thể tìm thấy các lon Coca-Cola trên đỉnh Everest và nhà sư Phật giáo tại Monterey. (Cười) Và vì vậy tôi chỉ đến đây hai ngày trước, từ Himalayas theo lời mời của các bạn. Vì vậy, tôi cũng muốn mời các bạn, chỉ một lúc thôi, đến Himalayas. Và để xem nơi mà một thiền giả, như tôi, người đã bắt đầu sự nghiệp là một nhà sinh học phân tử tại Viện Pasteur, và đã tìm thấy con đường của mình ở vùng núi tuyết.
Đây là một vài hình ảnh mà tôi đã may mắn có mặt ở đó và chụp được. Đây là núi Ngân Sơn (Kailash) ở miền Đông Tây Tạng - một cảnh tượng thật tuyệt vời. Đây là từ đất nước Marlboro. (Cười) Đây là hồ Ngọc Lam. Một thiền giả. Đây là ngày nóng nhất trong năm ở đâu đó tại miền Đông Tây Tạng vào ngày mồng một tháng 8. Và đêm trước đó, chúng tôi cắm trại, và các bạn người Tây Tạng của tôi nói rằng, "Chúng ta sẽ ngủ ở ngoài trời." Và tôi nói, "Tại sao lại thế? Chúng ta có đủ chỗ ở trong lều mà." Họ nói, "Đúng, nhưng bây giờ đang là mùa hè." (Cười)
Vâng, còn bây giờ, chúng ta sẽ nói về hạnh phúc. Vì là một người Pháp, tôi phải nói rằng có rất nhiều trí thức Pháp nghĩ rằng hạnh phúc chẳng có gì thú vị cả. (Cười) Khi tôi viết một tiểu luận về hạnh phúc, và đã có một cuộc tranh cãi nổ ra. Và ai đó đã viết trong một bài báo nói rằng, đừng có lợi dụng chúng tôi bằng công trình nghiên cứu dơ bẩn về hạnh phúc. (Cười) "Chúng tôi không quan tâm đến hạnh phúc Chúng tôi cần sống với niềm đam mê. Chúng tôi thích những thăng trầm của cuộc đời. Chúng tôi thích những nỗi đau khổ của mình bởi vì thật tuyệt vời khi nó ngừng lại một lúc." (Cười)
Đây là những gì tôi nhìn thấy từ ban công tại nơi ẩn tu của mình ở dãy Hymalayas. Bạn chỉ cách nơi này khoảng hai ba mét, và tất cả các bạn luôn được chào đón vào bất cứ lúc nào. (Cười)
Bây giờ, hãy đến với chủ đề hạnh phúc hay niềm vui sống. Và trước hết, bạn biết đấy, cho dù những gì các nhà trí thức Pháp nói, có vẻ như là không có ai thức dậy vào buổi sáng suy nghĩ, "Liệu tôi có thể khó chịu cả ngày sao?" (Cười) Có nghĩa là dù gì đi nữa - dù ý thức hay không, trực tiếp hay gián tiếp, trong ngắn hạn hay dài hạn, bất cứ điều gì chúng ta làm, bất cứ điều gì chúng ta hy vọng, bất cứ điều gì chúng ta ước mơ - dù gì đi nữa, cũng đều liên quan đến một ước muốn sâu sắc, có được hạnh phúc hay niềm vui sống. Như Pascal đã nói, thậm chí là một người treo cổ tự vẫn, dù gì đi nữa, cũng đang tìm cách chấm dứt đau khổ -- anh ta không tìm ra cách nào khác. Nhưng sau đó, nếu bạn nhìn vào nền văn học Đông Tây, bạn có thể tìm thấy sự đa dạng đến khó tin trong định nghĩa về hạnh phúc. Một số người nói, tôi chỉ tin vào những gì mình nhớ trong quá khứ, tưởng tượng ra trong tương lai, không bao giờ là hiện tại. Một số người nói rằng hạnh phúc là ngay bây giờ; đó là phẩm chất tươi mới của thời điểm hiện tại. Và điều đó đã dẫn ta đến với Henri Bergson, triết gia Pháp, người đã nói, "Tất cả những nhà tư tưởng lớn của nhân loại đã bỏ lại khái niệm hạnh phúc trong mơ hồ để họ có thể định nghĩa - mỗi người bọn họ có thể định nghĩa theo cách của riêng mình."
Vâng, điều đó sẽ tốt nếu hạnh phúc chỉ là mối bận tâm thứ hai trong cuộc sống. Nhưng bây giờ, nếu hạnh phúc là một cái gì đó sẽ xác định chất lượng của mỗi phút giây trong cuộc đời chúng ta, thì tốt hơn chúng ta nên biết nó là gì, chúng ta nên có một số ý tưởng rõ ràng hơn. Và có lẽ, thực tế là chúng ta không biết lý do tại sao, rất thường xuyên, mặc dù chúng ta tìm kiếm hạnh phúc, có vẻ như chúng ta luôn quay lưng lại với nó. Mặc dù chúng ta muốn tránh đau khổ, có vẻ như chúng ta đang chạy đến với nó. Và điều đó cũng có thể đến từ một số nhầm lẫn.
Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất là người ta thường đồng hoá niềm vui với hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào các đặc tính của cả hai điều này, bạn sẽ thấy niềm vui thì phụ thuộc vào thời gian, vào đối tượng của nó, vào nơi chốn. Nó là cái gì đó có bản chất thay đổi. Chiếc bánh sô-cô-la đẹp đẽ: thưởng thức chiếc đầu tiên rất ngon miệng, nhưng đến chiếc thứ hai thì đã không còn ngon lắm, sau đó chúng ta cảm thấy phát sợ. (Cười) Đó là bản chất của cuộc sống: chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Tôi từng là một người hâm mộ nhạc của Bach. Tôi đã từng chơi nó trên guitar, bạn biết đấy. Tôi có thể nghe nó hai, ba hay năm lần. Nhưng nếu tôi phải nghe nó 24 giờ, không ngừng nghỉ, thì sẽ rất mệt mỏi. Nếu bạn đang cảm thấy rất lạnh, bạn đến gần đống lửa, sẽ rất tuyệt vời. Sau đó một lúc, thì bạn phải lùi lại một chút, vì nó bắt đầu cháy lan ra. Nó thiêu cháy bạn khi bạn trải nghiệm nó. Và lại nữa, nó có thể - là một cái gì đó mà bạn - nó không phải là cái gì đó đang lan toả ra bên ngoài. Giống như, bạn có thể cảm thấy niềm vui mãnh liệt và một số người khác xung quanh bạn thì lại có thể đang rất đau khổ.
Vậy thì bây giờ, hạnh phúc là gì nhỉ? Và "hạnh phúc", tất nhiên, là một từ mơ hồ, vì vậy chúng ta hãy nói "niềm vui sống." Và như vậy, tôi nghĩ rằng định nghĩa tốt nhất, theo quan điểm của Phật giáo, là niềm vui sống không phải chỉ là một cảm giác vui thú đơn thuần. Hạnh phúc là một ý thức sâu sắc về sự thanh thản và mãn nguyện, một trạng thái thực sự tỏa khắp và làm nền tảng cho tất cả các trạng thái cảm xúc khác và tất cả những nỗi vui buồn có thể đến với cuộc đời của một con người. Đối với bạn, điều đó có thể thật đáng ngạc nhiên. Liệu chúng ta có thể có được loại hạnh phúc này trong khi đang buồn đau không? Theo một cách nào đó, tại sao lại không nhỉ? Bởi vì chúng ta đang nói về một đẳng cấp khác.
Nhìn vào những con sóng đang xô vào bờ. Khi bạn đang ở dưới đáy của sóng, bạn chạm đáy biển. Bạn đâm vào khối đá. Khi bạn đang lướt trên đầu ngọn sóng, tất cả các bạn đều phấn chấn. Vì vậy, bạn đi từ hứng khởi đến phiền muộn, không có chiều sâu. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào biển sâu, hẳn là nó rất đẹp, đại dương yên bình như mặt gương. Có thể có bão tố, nhưng chiều sâu của đại dương vẫn còn đó, nó không hề thay đổi. Vì thì hạnh phúc là thế nào vậy? Nó chỉ có thể là một trạng thái sống, không phải chỉ là một cảm giác, cảm xúc thoáng qua. Ngay cả niềm vui cũng có thể là mùa xuân của hạnh phúc. Nhưng có những niềm vui cũng xấu xa, bạn có thể vui mừng trước đau khổ của ai đó.
Vậy làm thế nào để chúng ta bước vào hành trình truy tìm hạnh phúc? Thường thì chúng ta nhìn ra bên ngoài. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta có thể tích luỹ được thứ này thứ nọ, tất cả các điều kiện, kiểu như chúng ta nói, "[Khi có] tất cả mọi thứ [tôi sẽ] hạnh phúc -- có được tất cả mọi thứ thì [tôi sẽ] hạnh phúc." Đó chính là câu nói đã tuyên án tử hình Hạnh Phúc. Có tất cả mọi thứ. Nhưng nếu chúng ta bỏ lỡ một cái gì đó, thì nó sẽ sụp đổ. Và cũng có thể, khi có chuyện đó xảy ra, chúng ta sẽ cố gắng thay đổ bên ngoài nhiều hơn, nhưng sự kiểm soát của chúng ta với thế giới bên ngoài thì rất hữu hạn, mang tính tạm thời, và thường là, viển vông. Vậy nên bây giờ, bạn hãy nhìn vào những điều kiện bên trong. Chẳng phải chúng mạnh mẽ hơn sao? Chẳng phải là tâm thức đã phiên dịch điều kiện bên ngoài thành hạnh phúc và đau khổ hay sao? Chẳng phải nó mạnh mẽ hơn hay sao? Chúng ta biết, bằng kinh nghiệm của mình, rằng chúng ta có thể là những gì chúng ta gọi tên "trong thiên đường bé nhỏ" nhưng trong lòng lại cảm thấy vô cùng bất hạnh.
Đạt Lai Lạt Ma đã từng ở Bồ Đào Nha, và đã có rất nhiều công trình xây dựng đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Vì vậy, trong một buổi tối, Ngài nói, "Hãy nhìn xem, các bạn đang làm tất cả những điều này, nhưng chẳng phải cũng đẹp đẽ sao, nếu chúng ta xây dựng một cái gì đó trong lòng mình?" Và Ngài nói, "Nếu không có điều đó - ngay cả khi bạn sở hữu một căn hộ công nghệ cao trên tầng thứ 100 của một tòa nhà siêu hiện đại và thoải mái, nếu trong sâu thẳm trái bạn bạn cảm thấy không hạnh phúc, tất cả những gì các bạn sẽ tìm kiếm là một chiếc cửa sổ để nhảy xuống từ đó." Vậy nên bây giờ, ngược lại, chúng ta biết rất nhiều người đang ở trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn đã giữ được sự bình an, sức mạnh nội tâm, tự do nội tâm, sự tự tin. Vậy nên bây giờ, nếu các điều kiện bên trong nội tâm được mạnh mẽ hơn - tất nhiên, các điều kiện bên ngoài cũng có ảnh hưởng, và cũng rất tuyệt vời nếu có thể sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, có thể tiếp cận thông tin, giáo dục, để có thể đi du lịch, có tự do, chúng thật đáng mong muốn. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, những điều này chỉ mang tính phụ trợ, mang tính điều kiện. Kinh nghiệm truyền đạt lại, mọi thứ đều nằm trong tâm. Vì vậy, sau đó, khi chúng ta tự hỏi bản thân làm thế nào để có thể nuôi dưỡng các điều kiện cho hạnh phúc, các điều kiện nội tâm, và đâu là những điều sẽ làm suy yếu hạnh phúc. Điều này cần có một số kinh nghiệm.
Chúng ta phải biết về bản thân mình, có những tâm trạng có lợi cho tâm trạng an lạc, hạnh phúc này, điều mà trong tiếng Hy Lạp gọi là eudaimonia, niềm an lạc Nhưng có một số tâm trạng lại có hại hạnh phúc này. Và vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào kinh nghiệm của bản thân -- giận dữ, căm ghét, ghen tị, nóng nảy, ham muốn, tham lam -- chúng không để lại ta một tâm trạng tốt đẹp gì sau khi ta đã trải qua nó. Và chúng cũng không có ích lợi gì cho hạnh phúc của những người khác. Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng các tâm trạng này càng xâm chiếm tâm trí chúng ta bao nhiêu, giống như một chuỗi phản ứng, chúng ta càng cảm thấy khổ sở, dằn vặt bấy nhiêu. Ngược lại, tận trong sâu thẳm trái tim mình, mỗi người đều biết rằng một hành động với lòng rộng lượng vị tha tới một nơi xa xôi, mà không một ai biết chút nào về nó, chúng ta có thể cứu được cuộc đời một đứa trẻ, khiến cho ai đó hạnh phúc. Chúng ta không cần sự công nhận. Chúng ta không cần sự biết ơn. Chỉ đơn thuần là làm việc đó, đem đến cảm giác thăng bằng cho tâm hồn chúng ta. Và chúng ta luôn muốn như thế.
Vậy thì liệu chúng ta có thể thay đổi cách sống của mình? Chuyển hoá tâm thức của một người? Chẳng phải những cảm xúc tiêu cực, hay những cảm xúc phá hoại, là cố hữu trong bản chất của tâm hay sao? Có thể nào thay đổi cảm xúc, tính cách và tâm trạng của chúng ta? Để làm được điều đó buộc chúng ta phải tự hỏi, bản chất của tâm là gì? Và nếu chúng ta nhìn từ quan điểm thực nghiệm, có một phẩm chất nguyên thuỷ của ý thức, đó chỉ đơn thuần là sự nhận biết, nhận thức, Ý thức giống như một tấm gương cho phép mọi hình ảnh khởi lên trên nó. Bạn có thể có những khuôn mặt xấu xí, khuôn mặt xinh đẹp trong gương. Tấm gương cho phép điều đó, nhưng tấm gương thì không bị ô nhiễm, không bị biến đổi, không bị thay đổi bởi những hình ảnh này. Tương tự như vậy, đằng sau mỗi suy nghĩ có một ý thức, một sự nhận biết thuần khiết Đó là bản chất của tâm. Về bản chất, nó không thể bị ô nhiễm bởi lòng căm thù hay ghen tị bởi vì, nó đã luôn có đó - giống như thuốc nhuộm sẽ thấm sâu vào từng thớ vải của toàn bộ tấm vải -- nó sẽ luôn được tìm thấy, ở đâu đó. Chúng ta biết rằng không phải lúc nào mình cũng giận dữ, ghen tị, hào phóng
Bởi vì chất liệu cơ bản của tâm thức là năng lực nhận thức thuần khiết này, khiến nó khác biệt với một hòn đá, có khả năng thay đổi bởi vì tất cả những cảm xúc đều đang trôi đi. Đó là nền tảng của sự rèn luyện tâm thức. Sự rèn luyện tâm thức dựa trên ý tưởng rằng hai nhân tố tinh thần đối nghịch không thể cùng xảy ra một lúc. Bạn có thể đi từ yêu sang ghét. Nhưng bạn không thể, cùng một lúc, vừa muốn làm hại lại vừa muốn đối xử tốt, với cùng một đối tượng, với cùng một người được. Bạn không thể, trong cùng một cử chỉ, vừa bắt tay lại vừa cúi đầu được. Vậy nên có những phương thuốc đối trị cho các cảm xúc phá hoại sự an lạc nội tâm. Đó là cách để tiếp tục. Hoan hỉ so với ghen tị. Một ý thức về tự do nội tâm trái ngược với sự bám chấp và ám ảnh đầy căng thẳng. Lòng nhân ái, yêu thương thì trái ngược với hận thù. Nhưng tất nhiên, mỗi cảm xúc sẽ cần một phương thuốc đối trị phù hợp.
Một cách khác là cố gắng tìm ra một phương thuốc đối trị chung cho tất cả các cảm xúc. và đó là bằng cách nhìn vào chính bản chất của chúng. Thông thường, khi chúng ta cảm thấy khó chịu, căm hận hay bực mình với ai đó, hay bị ảm ảnh về điều gì đó, tâm trí cứ trở đi trở lại với đối tượng đó. Mỗi lần tiếp cận đối tượng, nó lại gia tăng thêm nỗi ám ảnh hay sự khó chịu đó. Và vì vậy, đó là một quá trình không ngừng lặp đi lặp lại. Bây giờ những gì chúng ta cần nhìn, không phải là hướng ra bên ngoài, mà là hướng vào bên trong nội tâm của mình. Hãy nhìn vào chính sự giận dữ; nó trong có vẻ rất hăm doạ, giống như một đám mây đen đang vần vũ hay một trận bão tố sấm chớp. Chúng ta nghĩ mình có thể ngồi trên mây, nhưng nếu bạn tới đó, nó chỉ là một làn sương mù. Tương tự như vậy, nếu bạn nhìn vào những tư tưởng giận dữ, nó sẽ biến mất giống như giọt sương tan biến dưới ánh nắng bình minh. Nếu bạn làm điều này nhiều lần, cái khuynh hướng, xu hướng giận dữ tiếp tục khởi lên sẽ ít dần đi sau mỗi lần bạn làm nó tan biến. Và, cuối cùng thì, dù nó có thể khởi lên, nó sẽ chỉ lướt qua tâm trí, như một con chim bay lượn trên bầu trời xanh mà không để lại dấu vết. Đây là một nguyên tắc để rèn luyện tâm thức.
Bây giờ, nó đòi hỏi thời gian bởi vì chúng ta - cũng đã mất thời gian để tích tập những tất cả những điều sai trái này trong tâm thức mình, vậy nên cũng sẽ đòi hỏi mất thời gian để chúng lộ diện. Nhưng đó là con đường duy nhất [mà chúng ta phải] đi qua. Sự chuyển hoá tâm thức, đó là chính là ý nghĩa của thiền tập. Nó có nghĩa là làm quen với một cách sống mới, một cách nhận thức mới mẻ về sự vật, gần gũi hơn với thực tại. với sự tương thuộc, với dòng chảy và sự chuyển hoá liên tục chính là bản thể và ý thức của chúng ta.
Vì vậy: điểm chung với khoa học nhận thức, khi chúng ta cần nói tới nó, và tôi cho rằng, đó là chủ đề về -- chúng ta phải trao đổi trong một thời gian ngắn như thế này -- sự mềm dẻo của não bộ. Người ta từng nghĩ rằng não bộ ít nhiều ổn định hơn. Trong 20 năm qua, người ta từng nghĩ rằng tất cả những kết nối trên danh nghĩa, cả về số lượng và chất lượng, ít nhiều ổn định, người ta nghĩ rằng nó ít nhiều ổn định khi chúng ta đến tuổi trưởng thành. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng nó có thể thay đổi rất nhiều. Một nghệ sĩ violin, như chúng ta biết, đã trải qua 10.000 giờ tập luyện, một số vùng trong não bộ kiểm soát những hoạt động của các ngón tay đã thay đổi rất nhiều, tăng cường sự củng cố của những kết nối khớp thần kinh. Liệu chúng ta có thể làm điều đó với những phẩm chất của con người? Với tình yêu thương, với sự nhẫn nại và sự cởi mở?
Đó chính là những gì mà các thiền giả vĩ đại đã và đang làm. Một vài người trong họ đã đến các phòng thí nghiệm, như ở Madison, Wisconsin hay ở Berkeley, họ đều là những người đã hành thiền từ 20 đến 40.000 giờ. Họ đã hành thiền 12 giờ mỗi ngày giống như khoá tu nhập thất ba năm. Và rồi, trong phần đời còn lại, họ sẽ hành thiền ba hay bốn giờ mỗi ngày. Họ là những nhà quán quân Olympic đích thực trong bộ môn rèn luyện tâm thức. (Cười) Đây là nơi mà những thiền giả ở - bạn có thể thấy nó thật truyền cảm hứng. Còn đây là với 256 điện cực trên đầu. (Cười)
Vậy họ đã tìm thấy điều gì? Dĩ nhiên, cùng một thứ. Vùng cấm trong khoa học -- đã từng chịu sự quy định của "Tự nhiên," hy vọng rằng nó sẽ được chấp nhận. Đề cập đến tâm từ, lòng yêu thương vô điều kiện. Chúng tôi đã yêu cầu các thiền giả, những người đã thực hành như thế trong rất nhiều năm, đưa tâm họ vào trạng thái nơi mà chỉ có tình yêu thương -- hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Dĩ nhiên, trong quá trình rèn luyện, chúng tôi đã làm điều đó với các đối tượng cụ thể. Chúng tôi đã nghĩ về những người đang phải chịu đau khổ, chúng tôi nghĩ về những người mà mình yêu thương, nhưng đôi khi, nó có thể là một trạng thái bao trùm tất cả [chúng sinh]. Đây là kết quả ban đầu, đây là điều tôi có thể cho các bạn xem vì gần đây nó đã được công bố. Đường cong đồ thị chỉ ra 150 điểm kiểm soát, và những gì chúng ta đang nhìn cho thấy sự khác biệt giữa thuỳ trán bên phải và bên trái. Nói một cách ngắn gọn, những người có nhiều hoạt động hơn ở phần vỏ não trước trán bên phải sẽ buồn phiền, lãnh đạm hơn -- họ không thể hiện nhiều tình cảm tích cực. Đối diện là phần vỏ não bên trái: có xu hướng vị tha hơn, hạnh phúc, thể hiện, tò mò... hơn. Vậy nên có một giới hạn chung cho mọi người. Và nó cũng có thể được thay đổi. Nếu bạn xem phim hài, bạn sẽ kích hoạt phần vỏ não trước trán bên trái. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc về điều gì, bạn sẽ kích hoạt vỏ não trước trán bên trái nhiều hơn Nếu bạn buồn phiền, bạn sẽ kích hoạt vỏ não trước trán bên phải. Còn ở đây, độ lệch chuẩn là -0.5 của hành giả đang thiền về lòng từ bi. Nó là điều gì đó hoàn toàn ở ngoài đường cong của đồ thị.
Tôi không còn thời gian để đi vào chi tiết tất cả các kết quả nghiên cứu khoa học khác. Hy vọng rằng, sắp tới chúng sẽ được công bố. Nhưng họ phát hiện ra rằng - đây kết quả sau ba giờ rưỡi ở trong máy chức năng cộng hưởng từ (fMRI), trông giống như là đi vào một con tàu không gian. Một số phòng thí nghiệm khác cũng đã công bố, chẳng hạn, phòng thí nghiệm của Paul Ekman tại Berkeley -- rằng một số thiền giả cũng có khả năng kiểm soát các phản ứng cảm xúc nhiều hơn người ta tưởng, Chẳng hạn như những thí nghiệm giật mình. Nếu bạn đặt một chàng trai vào ghế với tất cả các loại máy đo lường chức năng sinh lý của bạn, và có một quả bom phát nổ, người ta sẽ có một phản ứng thuộc về bản năng đến nỗi mà, trong 20 năm qua, họ chưa bao giờ thấy ai không giật mình. Một số thiền giả, không cố gắng ngăn chặn điều đó, mà chỉ đơn giản là ở trong thại thái hoàn toàn cởi mở, nghĩ rằng tiếng nổ chỉ là một sự kiện nhỏ như một ngôi sao chổi đang bay qua, họ có khả năng không giật mình chút nào.
Vậy nên toàn bộ vấn đề ở đây không phải là, kiểu như, biểu diễn một trò xiếc để trưng ra những con người đặc biệt có thể không giật mình hay gì đó. Mà điều quan trọng hơn là sự rèn luyện tâm thức. Đây không phải chỉ là một điều xa xỉ. Đây không phải là một loại vitamin bổ sung cho tâm hồn; đây là thứ sẽ xác định chất lượng mỗi giây phút trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta sẵn sàng bỏ ra 15 năm để hoàn thành giáo dục phổ thông. Chúng ta thích chạy bộ, tăng cường sức khoẻ. Chúng ta làm đủ mọi thứ để duy trì nhan sắc. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là chúng ta lại dành ra quá ít thời gian để chăm lo cho điều quan trọng bậc nhất: thể cách mà tâm trí chúng ta hoạt động. Điều này, một lần nữa, lại là điều tối hậu xác định chất lượng kinh nghiệm sống của chúng ta.
Giờ đây, lòng từ bi của chúng ta cần phải được biến thành hành động. Đó là những gì chúng tôi đã cố gắng làm ở những nơi khác nhau. Chỉ một ví dụ này là xứng đáng cho rất nhiều việc [mà chúng tôi đã làm]. Người phụ nữ này bị bệnh lao, bị bỏ lại một mình cô độc trong lều, đang chuẩn bị chết với cháu gái duy nhất, Một năm sau, giờ thì bà ấy trông như thế này. Những ngôi trường và bệnh viện chúng tôi đã làm ở Tây Tạng.
Và đây, tôi sẽ cho các bạn xem vẻ đẹp của những hình ảnh này chúng sẽ nói cho bạn biết về hạnh phúc nhiều hơn những gì tôi có thể nói. Và đây là những nhà sư Tây Tạng đang nhảy. (Cười) Nhà sư đang bay. Cám ơn các bạn rất nhiều.
Ricard Mathieu
- Từ khóa :
- The habits of happiness