Nhân Quả

04/02/20206:01 CH(Xem: 14785)
Nhân Quả

Lời giới thiệu: Một số người đặt câu hỏi: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường. Nạn kim thương là chân Ngài bị mũi kiếm đâm lủng. Nạn mã mạch là Ngài phải ăn lúa ngựa hết ba tháng. Phật nói rõ lý do tại ngày xưa Ngài đã từng gieo nhân khổ cho người nên bây giờ tuy đã thành Phật nhưng cũng vẫn phải trả quả cũ. Đệ tử lớn của Ngài là Mục-kiền-liên nổi tiếng thần thông đệ nhất, khi già đi khất thực bị một số ngoại đạo vây đánh nhừ tử. Lúc bị đánh Ngài không dùng thần thông vì muốn trả hết nợ cũ, sau đó đau nặng rồi tịch luôn. Nội dung bài ca nói lên luật nhân quả không phân biệt, tất cả muôn người, muôn loài chúng sinh, đều chịu sự chi phối của nhân quả.


NHÂN QUẢ
Lời: Thích Huyền Châu | Nhạc: Phương Nguyễn
Thể hiệnCa sĩ Nguyên Khang
(Trích từ Liveshow Pháp Nhạc Âm Xuân Canh Tý- Theo Dấu Chân Phật
do Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc tổ chức tại Sài Gòn Performing Arts Center
ngày 1 tháng 2 năm 2020)

Lời:

Sóng có khi còn mất
Biển cả nào đầy vơi
Thiện ác qua bao đời
Nhân quả vẫn còn đây.

 

Dấu mình trong biển thức
Vọng khởi theo sóng tâm
Đủ duyên sinh báo ứng
Không phân biệt thánh phàm.

 

Thế Tôn hành bố thí
Phước trí chẳng ai bằng
Sao còn ăn lúa ngựa
Suốt ba tháng mùa mưa?

 

Vì xưa buông lời ác
Gieo đau khổ cho người
Nghiệp nhân giờ kết trái
Thành quả báo hôm nay.

 

Như mưa rơi xuống biển
Lớn lên cùng đại dương
Hóa thân thành con sóng
Đưa thuyền ngàn khơi xa.

 

Người đi trong tĩnh lặng
Nghe sóng nghiệp lao xao
Đủ duyên sinh báo ứng
Một tơ hào không sai.


Xem thêm:
Thuyền về bến mộng (Ca sĩ: Mai Thiên Vân)
Quét sạch (Ca sĩ: Thiên Tôn)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/11/2020(Xem: 5206)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :