Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

14/12/20201:00 SA(Xem: 18525)
Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)
TƯỢNG PHẬT NGỒI
CHÙA LINH PHONG QUY NHƠN BÌNH ĐỊNH

LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á

chua-ong-nui-linh-phong 1
Tượng Phật Thích Ca ngồi tại Chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) thuộc Xã Cát Tiến, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Có chiều cao là 69m, đường kính chân tượng là 52m và Chùa Linh Phong được thiết kế xây dựng bên trong Tượng Phật, đây là Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Và đây cũng là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tập đoàn Vingroup xây dựng cho tỉnh Bình Định.

Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự – một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.

Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra.

Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông.

Năm 1733, chúa Nguyễn Phúc Chú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”. Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện.

Chùa Ông Núi không rộng lớn lắm nhưng phong cảnh quanh chùa rất đẹp. Chùa nằm trong rừng cây cổ thụ tĩnh mịch âm u. Nhiều cây sống lâu đời, hình thù phong phú đa dạng, có cây vút bóng mây đứng sừng sững giữa trời, lại có cây nằm ngả nghiêng trong sắc cỏ quanh chùa. Đá chồng chất thành những hòn giả sơn, có chỗ lại dựng đứng như vách tường hoặc nằm rải rác như một bầy voi nằm giấu vòi vô cùng đẹp mắt.

Chùa được xây dựng trên núi, nhưng sau lưng vẫn có núi cao, nước khe chảy xuống đến chùa thì chia ra làm 2 nhánh lớn chảy bọc quanh thềm. Hai nhánh lớn lại chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, chảy vào sân sau, chảy vào khu vực gần bếp ăn, quanh co róc rách rồi cuối cùng nhập lại nơi sân trước, chảy xuống Hồ Sen suốt ngày đêm, từ mùa này sang mùa khác, quanh năm theo hệ tuần hoàn, không bao giờ ngớt.

Đứng trên chùa Ông Núi, nhìn xuống hướng Tây Nam là đồng lúa bát ngát xa tít tận chân trời. Nhìn về hướng Đông thì biển xanh mênh mông. Phía Đông Nam thì đầm Thị Nại gợi sóng long lanh, rừng dương liễu chạy từ Cách Thử đến Gò Bồi quãng thưa – quãng dày, chập chờn trên bãi cát nửa vàng – nửa trắng. Xa xa là thành phố biển Quy Nhơn thấp thóang trong sương khi ẩn, khi hiện và gió biển thổi từ rừng dương liễu dưới bãi, thổi vào rừng cổ thụ trên non. Tiếng tàu đánh cá ào ào hòa lẫn tiếng sóng vỗ gành xa bãi vắng, tạo ra phong cảnh thật hữu tình. Vào những ngày lễ hội diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, du khách bốn phương tấp nập về thăm chùa Ông Núi rất đông.

Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá âm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.
(Theo Du Lịch Quy Nhơn)
Xem video do Nếm TV thực hiện:



Tượng Phật Chùa Ông NúiTượng Phật Chùa Ông Núi


.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14040)
19/05/2014(Xem: 7777)
13/05/2014(Xem: 8974)
28/12/2013(Xem: 7476)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.