Nhập Trung Quán Luận (2022) - Ngày Thứ Hai Ngày 16 Tháng 9, 2022

11/11/20224:17 SA(Xem: 4969)
Nhập Trung Quán Luận (2022) - Ngày Thứ Hai Ngày 16 Tháng 9, 2022
NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN (2022)
NGÀY THỨ HAI NGÀY 16 THÁNG 9, 2022
(Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ, ngày 16 tháng 9 năm 2022. Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến sân sáng nay trên đường đến chùa, Ngài dừng lại để chú tâm đến một loạt các khay lớn mà mọi người đã đặt trên bàn để được ban phước gia trì. Sau đó, khi đi tiếp, Ngài liên tục nhìn về hai phía của con đường để mỉm cườivẫy tay chào các thành viên của công chúng.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào những người vân tập trên đường phố bên dưới khi đi vòng quanh Điện Kalachakra ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 16 tháng 9, 2022. Ảnh của Tenzin Choejor

Khi đi vòng quanh Điện Kalachakra, Ngài dừng lại để tựa vào lan can, nhìn xuống và vẫy tay với những người đang vân tập trên đường phố bên dưới. Tương tự như vậy, từ phía sau của Chùa Chính, Ngài mỉm cườivẫy tay chào những người đang cung chờ để được nhìn thoáng qua Ngài từ đường lên McLeod Ganj. Vào bên trong chùa, trước khi an toạ, Ngài đã chào hỏi và cúi lễ chư Tăng Thái Lan đang ngồi xung quanh Pháp Toà.

Bài ‘Bát Nhã Tâm Kinh’ được xướng lên đầu tiên bởi Chư Tăng Ni Việt Nam với tốc độ đều đặn vững chãi theo nhịp điệu của chiếc mõ có hình con cá gỗ. Tiếp theoTâm Kinh được tụng lại bởi một nhóm đến từ Indonesia.

Trước đám đông thính chúng ước tính lên tới 6100 người đến từ 57 quốc gia, bao gồm cả những người bảo trợ cụ thể của Pháp Hội, 650 Phật tử đến từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, Đức Ngài nhận xét rằng đây là ngày thứ hai của Pháp Hội.

“Tất cả chúng ta đều giống nhau ở điểm khát khao được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Ngài tiếp tục: trên hành tinh này, đã có một số vị thầy sáng lập của các truyền thống tôn giáo khác nhau, nhưng theo nhận định của Đức Phật thì đau khổ không phải là không có nguyên nhân. Những nguyên nhân này phát sinh từ hành động và phiền não tinh thần của chúng ta. Ngài khuyên rằng chúng ta cần phải nhận biết đau khổ, thoát khỏi nguồn gốc của nó, đạt được sự chấm dứttu luyện con đường để đạt được sự chấm dứt đó.

“Chúng ta cần hiểu được bản chất và mức độ của sự đau khổ. Có những thứ có vẻ là thú vị, nhưng thực sự về bản chất của nó là đau khổ. Sự đau khổbất như ý không nằm ở bên ngoài chúng ta, chúng là những thứ mà chúng ta trải nghiệm bên trong. Tuy nhiên, chúng tathể đạt được sự chấm dứt chúng bằng cách trau dồi con đường bao gồm ba sự rèn luyện cao hơn (Tam Vô Lậu Học) - Giới, Định, Tuệ.

blankMột nhóm từ Indonesia tụng ‘Bát Nhã Tâm Kinh' bằng tiếng Indonesia vào lúc bắt đầu ngày thuyết giảng thứ hai của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại chùa Tây Tạng Chính Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 16 tháng 9, 2022. Ảnh của Tenzin Choejor

“Đức Phật dạy rằng đau khổ cần phải được biết, nhưng không có gì để biết cả. Nguồn gốc của nó phải được khắc phục, nhưng chẳng có gì để khắc phục. Và điều này cũng đúng với sự chấm dứtcon đường đưa đến sự chấm dứt ấy. Bốn chân lý cao quý này (Tứ Diệu Đế) là nền tảng của Giáo lý Đức Phật, mấu chốt của nó là, nguyên nhân cuối cùng của đau khổ là một trạng thái tâm thức phiền não, lệch lạc. Phương pháp để đối trị lại điều này là Tứ Pháp Ấn:

Tất cả các pháp duyên sinh đều là vô thường
Tất cả pháp nhiễm ôđau khổ.
Tất cả các pháp đều rỗng không và vô ngã.
Niết bàn là thực sự yên bình, tịch tịnh.

“Lời dạy của Đức Phậthợp lýdựa trên quy luật nhân quả. Thực hành lời dạy ấy không phải là vấn đề cầu nguyện với Đức Phật; mà là khắc phục sự thiếu hiểu biết (vô minh) và những quan điểm méo mó sai lầm, bằng cách đi theo con đường chân chính. Khi quý vị đạt đến “gia hành đạo”, thì quý vị đã đạt được một số chấm dứt (diệt đế), và trên con đường “kiến đạo”, thì quý vị đã hiện thực hóa sự chấm dứt ấy.

“Khắc phục vô minh bao gồm việc hiểu được đau khổ là gì và nguyên nhân của nó là nghiệp và phiền não về mặt tinh thần. Nó đòi hỏi sự hiểu biết rằng mọi thứ không tồn tại như chúng trình hiện. Không có gì tồn tại mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Mọi thứ chỉ đơn thuần là được gán danh chỉ định. Để đạt được sự chấm dứt đòi hỏi phải có sức mạnh của tâm thức. Khi quý vị hiểu rằng có thể đạt được sự chấm dứt (diệt đế), thì quý vị sẽ đi theo con đường để thực hành (đạo đế).”

Vào lúc này, Đức Ngài đã đọc một câu trong bài ‘Xưng Tán Duyên Khởi’ của Jé Tsongkhapa:

“Trở thành bậc xuất gia trên con đường của Đức Phật
Không giãi đãi trong việc nghiên cứu giáo lý của Ngài
Và bằng cách thực hành Du già với quyết tâm vĩ đại
Tu sĩ này đã phụng sự cho bậc Vĩ nhân truyền tải chân lý ấy!”

Và Ngài đã áp dụng những lời dạy ấy vào kinh nghiệm của chính mình. Ngài đã thọ giới sa dithọ giới cụ túc khi còn trẻ mà không có vấn đề gì cả. Kể từ thời điểm đó, Ngài đã trở thành một người xuất gia, Ngài đã học Giáo lý của Đức Phật. Bản chất của việc này là nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm và sự hiểu biết về tính Không. Ngài nói rằng giống như Ngài Tsongkhapa:

Bằng cách thực hành Du già với quyết tâm vĩ đại
Tu sĩ này đã phụng sự cho Bậc Vĩ Nhân truyền tải chân lý ấy - Đức Phật!”

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước Tăng đoàn tại Chùa Chính Tây Tạng Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 16 tháng 9, 2022. Ảnh của Tenzin Choejor

Đức Ngài đã thông báo rằng Ngài rất vui khi được trả lời những câu hỏi của khán thính giả. Khi trả lời vấn đáp, Ngài giải thích rằng, vì việc bám chấp vào sự tồn tại thực sự của các hiện tượng (pháp) là cơ sở để bám chấp vào sự tồn tại thực sự của một con người (ngã), nên sẽ khó có thể hiểu được sự “vô ngã” của một con người nếu không nhận ra sự thiếu vắng sự tồn tại thực sự của các pháp.

Ngài nói thêm rằng các truyền thống và các trường phái tư tưởng khác khẳng định một linh hồn hoặc bản ngã không phụ thuộc vào các uẩn tinh thầnthể chất, trong khi Đức Phật thì phủ nhận sự tồn tại của một bản ngã như thế.

Đức Ngài làm rõ rằng, mặc dù việc phát triển sự thiền định nhất tâm là quan trọng, nhưng qua phân tích có thể hiểu rằng các pháp vốn không có sự tồn tại cố hữu. Ngài kể lại rằng Vị đại sư Ấn Độ - Liên Hoa Giới - học trò của Ngài Tịch Hộ , được mời đến Tây Tạng bởi Đức Vua lúc bấy giờ - Trisong Detsen. Ngài đã tham gia Cuộc tranh luận Samye với các Đạo Sư Trung Quốc - những người ủng hộ tầm quan trọng của thiền tập trung định tĩnh - vô niệm. Nhưng nhà vua đã quyết định chọn phương pháp phân tích sẽ phù hợp hơn với người dân Tây Tạng.

Đức Ngài nhận xét rằng, bằng cách áp dụng lý luận bảy phần, có thể tập trung vào bản thể Không tánh của một đối tượng, mà sau này cũng sẽ hữu ích khi ta phân tích tâm thức đã thực hiện sự phân tích ấy.

Ngài nói với một người phụ nữ đã nói về giấc mơ của cô ấy về những người đã chết rằng, đôi khi những giấc mơ như vậy xảy ra do những mối liên hệ trong quá khứ và những hoàn cảnh khác. Tuy nhiên, Ngài khuyên rằng những giấc mơ thì không đáng tin cậy, không nên đặt quá nặng vào đó.

Đức Ngài nhận xét rằng, tất cả chúng ta đều có ý thức chung về cái ‘tôi’, nhưng đó là khi chúng ta nghĩ về cái ‘tôi’ ấy không phụ thuộc vào các uẩn; và là chủ sở hữu; hoặc là người điều khiển của các uẩn - mà chúng ta bám chấp vào cái “ngã” của một con người. Một mặt chỉ có cái ‘tôi’; và mặt khác là sự bám chấp vào một “cái tôi độc lập”.

blankMột thành viên của khán giả hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi trong ngày thuyết pháp thứ hai tại Chùa Chính Tây Tạng Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 16 tháng 9, 2022. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngài khuyến nghị sự tương tác nhiều hơn giữa các truyền thống tôn giáo sẽ dẫn đến sự hiểu biết rõ ràng hơn về các cách suy nghĩ và những sự thực hành khác. Ngài lưu ý rằng Đức Phật không đơn độc chấp nhận cuộc sống vô gia cư, những người theo các truyền thống khác cũng làm như vậy.

Về vấn đề thực hành tâm linh, Ngài gợi ý rằng, nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi - thì không mang lại hạnh phúc. Thay vào đó, nó làm phát sinh sự lo lắngnghi ngờ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến hạnh phúc của chúng sinh rộng lớn như không gian, thì bạn sẽ thấy mình định tĩnh và thoải mái hơn. Ngài trích dẫn lời khuyên của Ngài Tịch Thiên:

“Đối với người không thực sự hoán đổi hạnh phúc của mình
Cho những khổ đau của bao nhiêu người khác;
Thì chắc chắn cảnh giới Phật họ sẽ không bao giờ đạt;
Mà ngay cả trong luân hồi cũng sẽ chẳng thể nào vui."
 (8/131)

Đức Ngài thừa nhận rằng, việc cầu nguyện cho sư phụ của mình được trường thọ có thể có một số lợi ích, nhưng hiệu quả hơn nhiều là thực hành lời dạy mà Sư Phụ đã ban truyền, trong trường hợp là một Phật tử, liên quan đến Bồ Đề Tâm và sự hiểu biết về tính Không, thì món quà thực hành này là thứ thực sự sẽ kéo dài tuổi thọ của vị Thầy.

Đức Ngài nhận xét rằng, bước đầu tiên đơn giản khi đối mặt với đau khổ là nhìn nó từ một góc độ rộng lớn hơn. Một mặt hãy nghĩ rằng mình chỉ là một trong số rất nhiều người đang sống trên trái đất này, mặt khác nó có thể giúp ích cho việc giải quyết những trường hợp khác không lường trước được. Bao lâu chúng ta còn chìm đắm trong thái độ ái trọng tự thân, thì bấy lâu chúng ta sẽ gặp phải những phiền não xáo trộn, nhưng nếu phát triển sự hiểu biết về vô ngã thì có thể giúp chúng ta đối trị được với những cảm xúc tiêu cực của mình.

Ngài nhắc lại rằng, khi chúng ta bám chấp vào “cái tôi” với sự tham luyến hay sân hận, như một thứ gì đó rắn chắc hữu hình; có vẻ như sở hữu các uẩn, thì đó là đối tượng bị phủ định.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời câu hỏi của một thành viên của khán giả vào ngày thuyết pháp thứ hai tại Chùa Chính Tây Tạng Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 16 tháng 9, 2022. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngài khuyến nghị rằng một nhà trị liệu tâm lý có thể thấy hiệu quả khi chia sẻ kinh nghiệm của chính cô ấy hơn là kê đơn các phương pháp thực hành mượn từ Phật giáo cho bệnh nhân của cô ta. Khi được yêu cầu giải thích phương pháp dễ nhất để phát triển Bồ đề Tâm, Ngài đã đề cập đến cả phương pháp nhân quả bảy điểm và phương pháp bình đẳng hoán đổi giữa bản thân và người khác. Cuốn sách mô tả phương pháp thứ hai này một cách sống động nhất là cuốn “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên, Ngài đã trích dẫn những câu sau từ tác phẩm ấy:

"Những niềm hỷ lạc trên thế gian này
Đều xuất phát từ lòng khát khao mang lại niềm vui cho người khác
Và những nỗi khổ đau trên cõi đời này,
Đều đến từ lòng ích kỷ mong cầu hạnh phúc của riêng ta." 
(8/129)

"Cần gì phải nói nhiều?
Hãy xem sự khác biệt
Giữa hai người ngu - trí
Kẻ ngu sống ích kỷ
lợi lạc riêng mình
Bậc trí luôn phụng sự
phúc lợi tha nhân."
 (8/130)

Cũng chính cuốn sách này khuyến khích chúng ta đánh giá lại cách mà chúng ta nhìn nhận kẻ đã tìm cách làm hại chúng ta. Mặc dù họ tỏ ra thù địch với mong muốn làm hại ta, nhưng ta có thể coi họ là đối tượng của lòng từ bi. Bởi vì điều này làm thay đổi thái độ của chính chúng ta, cho nên ta có thể xem một ‘kẻ thù’ như vậy như một bậc thầy.

Cuối cùng, một người mẹ muốn biết làm thế nào để đưa con trai mình trở thành một Phật tử. Đức Ngài nói với cô ấy, “Thay vì con cố gắng áp đặt điều này hoặc ý tưởng nọ cho con trai của con, tốt hơn hết là con nên cung cấp cho nó những cuốn sách để nó đọc, thậm chí có thể là những cuốn sách mà tôi đã viết,” và Ngài cười, “để nó có thể tự có những kết luận của riêng mình."
(dalailama.com)

Nhập Trung Quán Luận (2022) - Ngày Đầu Tiên Ngày 15 Tháng 9, 2022
Nhập Trung Quán Luận (2022) - Ngày Thứ Hai Ngày 16 Tháng 9, 2022


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14007)
19/05/2014(Xem: 7733)
13/05/2014(Xem: 8933)
28/12/2013(Xem: 7404)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.