Hành hương

14/10/20148:53 SA(Xem: 6928)
Hành hương

HÀNH HƯƠNG
Toại Khanh

blankNgày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản. Những bóng người hiếm hoi, những con trâu Yak lúc ẩn lúc hiện, vài cánh chim lẻ loi giữa một bầu trời xám xịt lạnh buốt. Quanh tôi cơ hồ chỉ còn lại hai thứ gió và đất. Đất mênh mông và gió thổi tràn. Tôi lại bất ngờ nghĩ về những cánh đồng chiêm ở quê tôi mùa nước lũ. Một phương trời chỉ toàn nước và gió.

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng hầu hết dân Việt đã lớn lên trong bối cảnh sông nước, nên văn hóa Việt có cái gì đó thấm đẫm cái hồn của nước: Phiêu linh, trôi dạt, đẩy đưa và trầm luân. Thơ nhạc của dân Việt từ đó cứ mênh mang cái hồn của nước, của thủy triều lớn ròng, của những dòng sông con rạch. Bất trắc, cuồng bạo mà cũng lẻ loi, âm thầm. Tôi muốn gọi đó là thứ văn minh của Thủy ĐạiPhong Đại. Còn ở Shangri-la, đó là cõi riêng của thứ văn minh Địa ĐạiPhong Đại. Xin các nhà A-tỳ-đàm học đừng giải thích cho tôi rằng trong mỗi giọt nước hay hạt bụi cũng có đủ Tứ Đại. Cách nói đó là của người muốn đi mà chẳng muốn về. Còn cách nói của tôi, là cho người tạm thời chỉ muốn về mà chưa muốn đi.

blank
Om mani padme hum | Flickr - Photo

Tôi đã yêu thấu tim cái hồn của đất và gió trên Shangri-la. Cái tình đó đến với từng thứ bắt gặp trên đường: Những ngôi tháp làm nên từ những hòn cuội mà khách đường nhặt được ở đâu đó rồi thành tâm góp lại thành khối. Những ngôi tháp ngó giản bạc đơn sơ mà có ai ngờ là công trình của bao thế hệ, bao kiếp người. Tôi đã bàng hoàng khi nhìn lên lưng núi sau ngôi đền Tiểu Lhasa để thấy hàng mật chú Om Mani Padme Hum được tạc trên đá. Hoành tráng và linh thiêng gấp triệu lần hàng chữ Hollywood trên một ngọn đồi ở California.

Tôi lang thang mươi câu chữ chỉ để quay về với một chuyện nhỏ. Người Phật tử Việt Nam vẫn nghĩ gì về khái niệm Tứ Đại? Tôi nhớ ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) từng lấy Tứ Đại để nói về Tâm Pháp một cách ảo diệu. Tôi lại nhớ đôi điều về Dịch Học của Tàu. Ở đó, Ngũ Hành được hiểu rộng lắm, cứ xem lại 64 quẻ Dịch thì biết. Thậm chí âm luật (cung, thương, giốc, chủy, vũ) trong cổ nhạc Trung Hoa cũng từng được hình thành từ nguyên tắc Ngũ Hành. Rồi thì phương pháp ăn kiêng Oshawa của Nhật Bản. Qua đó, khái niệm Âm Dương được mở rộng và dẫn đến một phương trời rất lạ cho người ăn kiêng. Họ nhìn đâu cũng thấy nguyên tắc Âm Dương.

Bằng dăm thứ học lóm được từ giáo lý A-tỳ-đàm, tôi mơ hồ thấy ra vài chuyện nhỏ có liên quan đến điều vừa nói. Chẳng hạn hạnh nghiệp của chúng sinh sẽ đưa người đến những môi trường sống tương thích; và từ bối cảnh đó, những tâm thái tương ứng sẽ được hình thành và củng cố. Người mang hồn đất sẽ về với đất, kẻ mang hồn gió sẽ về với gió. Đại khái là vậy. Dĩ nhiên hành giả không thể lẫn lộn hai thứ Tâm và Vật, nhưng một triển khai hay liên tưởng kiểu đó có lẽ cũng là cần thiết.

Xin nhớ lại xem, có phải kinh xưa vẫn từng nói đến những người – mà từng chuyện buồn vui trong đời dễ dàng hằn sâu trong tâm khảm như chữ khắc trên đá, như chữ viết trên nước hay chỉ một thoáng vu vơ như vệt sóng nhạt nhòa. Có phải trên đời này vẫn tồn tại những tâm hồn tục lụy như nước ở thể lỏng để suốt đời chỉ nhắm chỗ thấp để tìm về, hay lại những tâm hồn như nước ở thể khí sẵn sàng bốc hơi để bay cao. Có phải từng người trong chúng ta vẫn ngày ngày có riêng một cách để sống đời nặng nề như đất, len lỏi linh động như nước, bạo liệt như lửa và thanh thản như gió. Chưa hết, gió, nước trong định nghĩa của A-tỳ-đàm không như gió nước trong thi ca từ phú. Tùy chỗ mà nói đến những khía cạnh khác nhau để qua đó thấy ra sinh phong của mỗi người.

blank
Napahai-lake-shangri-la

Trên đường vào thăm một hồ nước ở Shangri-la hôm đó, tôi đã tình cờ gặp được một thiếu nữ Tây Tạng. Cô lặng lẽ như đất và nhẹ nhàng như gió. Nhìn cô, tôi chợt hiểu vì sao đạo Phật đã có được cội rễ vững chắc ở đây. Cô gái Tây Tạng có lẽ không từng đọc về ngài Xá-lợi-phất, nhưng cô đã sống như một phần lời dạy của ngài. Đi nhờ một đoạn đường, cô đã biết điều như một người có học. Xe dư chỗ trống, cô vẫn nhấp nhỏm không dám ngồi thoải mái, lượm hết rác trên xe như một cách sống sòng phẳng không muốn nợ nần và phong cách tự trọng như một bà chủ trước những khách lạ đến thăm vùng đất của mình. Ai dám tự cho mình là văn minh trước những con người hồn hậu mà sâu thẳm đó. Ai đành lòng bảo người Tây Tạngthiểu số và dốt nát khi họ đã giữ được một Phật giáo cận nguyên thủy hơn cả người Tàu. Và giữa khi người Tàu đang đánh vật với những Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chống trái nhau thì người Tây Tạng lặng lẽtrầm tĩnh đọc kỹ từng trang Trung Quán, Câu Xá, Duy Thức để khỏi phải tự giam mình vào những biên kiến trẻ con. Họ trưởng thành từ thế kỷ thứ bảy, đón Phật giáo về quê hương mình, để rồi từ đó có riêng một cõi văn minh của chữ viếttư tưởng.

Chính biến 1959 đã xóa sổ một Tây Tạng hành chính, nhưng một Tây Tạng tâm linh đã mang cái hồn của đất và gió mà lên đường sang trời Tây, rồi thì khắp thế giới. Tôi từng có dịp ghé thăm một tu viện Tây Tạng ở Thụy Sĩ. Thảo nguyên và gió cát Tây Tạng vẫn phảng phất ở đó như một Shangri-la phiêu dạt. Trong khi đó, người Việt cũng vì một chính biến mà biệt xứ và cái hồn sông nước của Việt Nam cũng từ đó mà nổi trôi mấy phương trời. Bốn Đại có đi đâu cũng tìm về những góc riêng tương thích. Ta có là ai thì cũng là một hạt bụi sẵn sàng trở về với đất, một giọt nước sẵn sàng về sông, một chút gió sẵn sàng về lại trời rộng và một chút lửa để tự hủy mình cho những hóa thân trùng trùng.

Bỗng dưng muốn dừng lại ở đây vì một chút chạnh lòng hồi nhớ Shangri-la. Tôi lại muốn trở lại cái lặng lẽ của đất và bời bời của gió để khép lại bài viết dù tự biết mình vẫn chưa nói hết những điều phải nói. Một bài viết ngắn ngủi như chút lòng thay một lá thư xa để gửi về một Shangri-la lặng lẽ cuối trời.

 

TOẠI KHANH
XEM THÊM BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY NÓI VỀ SHANGRI-LA

Shangri-La

From Wikipedia

Shangri-La là một nơi hư cấu được mô tả trong cuốn tiểu thuyết Lost Horizon 1933 của tác giả người Anh James Hilton. Hilton mô tả Shangri-La là một bí ẩn, thung lũng hài hòa, nhẹ nhàng hướng dẫn từ một lamasery, kèm theo ở cuối phía tây của dãy núi Côn Lôn. Shangri-La đã trở thành đồng nghĩa với bất kỳ thiên đường trần thế, và đặc biệt là một điều không tưởng Hymalaya huyền thoại - một vùng đất hạnh phúc vĩnh viễn, cách ly với thế giới bên ngoài. Trong cuốn tiểu thuyết Lost Horizon, những người sống ở Shangri-La gần như bất tử, năm sau tuổi thọ bình thường và sống rất chậm lão hóa xuất hiện. Từ cũng gợi lên hình ảnh của huyền của Phương Đông. Trong kinh điển Tây Tạng cổ đại, sự tồn tại của bảy bậc như được nhắc đến như Nghệ-Beyul Khembalung. [1] Khembalung là một trong những "vùng đất ẩn" tương tự như Shangri-La, cho là đã được tạo ra bởi Padmasambhava trong thế kỷ thứ 8 như bình dị, nơi thiêng liêng của nơi trú ẩn cho các Phật tử trong thời gian xung đột (Reinhard 1978).

Một số học giả tin rằng câu chuyện Shangri-La là một món nợ văn chương Shambhala, một vương quốc huyền thoại trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, được tìm thấy bởi các nhà thám hiểm phương Đông và phương Tây. [2]

Trung Quốc, nhà thơ Đào Uyên Minh (陶淵明) của triều đại Jin (265-420) mô tả một loại Shangri-La trong tác phẩm của mình “The Tale of Peach Blossom Spring". Chuyện kể rằng có một ngư dân ở Wuling, người đã đi qua một khu rừng đào đẹp, và ông phát hiện ra những người đã sống hoàn toàn tách rời khỏi những rắc rốithế giới bên ngoài từ khi nhà Tần (221-207 trước Công nguyên). [4] Hiện nay ở Trung Quốc, quận Zhongdian được đổi tên thành Xiānggélǐlā (香格里拉, Shangri-La tiếng Trung) vào năm 2001, để thu hút khách du lịch. Huyền thoại dãy núi Kun Lun (崑崙 山) cung cấp một nơi khác cho các thung lũng Shangri-La.

blank
Hunza Valley from Eagle Point

Một nguồn cảm hứng về thể chất phổ biến tin cho Hilton của Shangri-La là thung lũng Hunza ở miền bắc Pakistan, gần biên giới Trung Quốc, trong đó Hilton đã đến thăm một vài năm trước khi Lost Horizon đã được công bố. [5] Được một thung lũng xanh cách ly bao quanh bởi các dãy núi, kèm theo trên phía tây của dãy Himalaya, nó chặt chẽ phù hợp với mô tả vật lý trong tiểu thuyết. Các thung lũng Hunza, tuy nhiên, thiếu văn hóa Tây TạngPhật giáo, do đó không thể có được nguồn cảm hứng văn hóa cho Hilton dành cho tác phẩm cho Lost Horizon.

Các đại diện văn hóa của Shangri-La thường được trích dẫn nhiều nhất là Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nơi nhà thám hiểm địa lý quốc gia Joseph đá sống và đến đây trong những năm 1920 và đầu những năm 1930 và đã viết một số bài báo trên tạp chí National Geographic được minh hoạ phong phú với những tấm ảnh tuyệt vời. Điều này trùng hợp với thời điểm James Hilton có thể đã được viết tác phẩm Lost Horizon, nhưng không có bằng chứng trực tiếp để hỗ trợ cho việc này. Các bằng chứng chỉ ra một nhóm những nhà thám hiểm. Trong một cuộc phỏng vấn tờ New York Times vào năm 1936, Hilton nói rằng ông sử dụng "tư liệu Tây Tạng" từ Bảo tàng Anh, đặc biệt là travelogue của hai linh mục Pháp, Évariste Regis Húc và Joseph Gabet, để cung cấp nguồn cảm hứng tinh thần văn hóaPhật giáo Tây Tạng cho Shangri- La. [6] [7] Húc và Gabet đến khoảng giữa Bắc Kinh và Lhasa năm 1844-1846 trên một tuyến đường hơn 250 km (160 dặm) về phía bắc của tỉnh Vân Nam. Travelogue nổi tiếng của họ, xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1850, [8] đã trải qua nhiều phiên bản trong nhiều ngôn ngữ. [9] Một phiên bản dịch cô đọng được xuất bản ở Anh vào năm 1928, [10] tại thời điểm đó sẽ Hilton đã nhận được cảm hứng cho - hoặc thậm chí bằng văn bản - Lost Horizon.

Hôm nay, nhiều nơi đã dành đặc quyền danh hiệu, chẳng hạn như các bộ phận của miền Nam Kham ở tỉnh Vân Nam phía tây bắc, bao gồm cả các điểm đến du lịch của Lệ Giang và Zhongdian. Những nơi như Tứ XuyênTây Tạng cũng tuyên bố thực Shangri-La ở trong lãnh thổ của họ. Năm 2001, khu tự trị Tây Tạng đưa ra đề xuất rằng ba khu vực tối ưu hóa tất cả tài nguyên du lịch Shangri-La và thúc đẩy họ là một. Sau khi nỗ lực thiết lập một khu du lịch sinh thái Shangri-la Trung Quốc trong năm 2002 và 2003 không thành công, đại diện chính phủ của tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam và khu tự trị Tây Tạng đã ký một tuyên bố hợp tác trong năm 2004 Cũng trong năm 2001, Trung Điện hạt ở tây bắc Vân Nam chính thức đổi tên thành Shangri bản thân -La County.

Một nơi khác cũng đã được lấy cảm hứng từ khái niệm về Shangri-La là Yarlung Tsangpo Grand Canyon.

Chương trình truyền hình và các nhà sử học Michael Wood, trong "Shangri-La" tập phim của loạt phim tài liệu của BBC. Trong tìm kiếm của thần thoạianh hùng, cho thấy huyền thoại Shangri-La là thành phố bị bỏ rơi của Tsaparang trong thung lũng Satluj trên, và rằng hai tuyệt vời của nó ngôi đền đã từng quê hương của vua Guge ở Tây Tạng hiện đại. Người ta suy đoán rằng Sang-la, Chitkul trong thung lũng Sangla gần biên giới Ấn Độ-Tây Tạng là Shangri-la. La ở Spiti / Kinnauri như trong tiếng Tây Tạng là một từ cho một ngọn đèo. Kamru làng Sangla là thủ đô cổ xưa của Bushahr đó là một quốc gia Phật giáo cho đến khi chinh phục bởi Gurkhas.

Nhà thám hiểm người Mỹ Ted Vaill và Peter Klika đến thăm khu vực Muli tỉnh phía nam Tứ Xuyên vào năm 1999, và tuyên bố rằng tu viện Muli ở vùng sâu vùng xa này là mô hình cho James Hilton của Shangri-La, mà họ cho Hilton học từ các bài viết về lĩnh vực này trong một số bài viết trên tạp chí Địa lý Quốc gia vào cuối năm 1920 và đầu những năm 1930 được viết bởi nhà thám hiểm người Mỹ gốc Áo Joseph rock. [11] Michael McRae đã khai quật được một cuộc phỏng vấn James Hilton mơ hồ từ một tin đồn cột New York Times, nơi ông cho thấy nguồn cảm hứng văn hóa của mình cho Shangri-La và , nếu nó là bất cứ nơi nào, nó là hơn 250 km về phía bắc Muli trên tuyến đường đi du lịch bằng Thê Húc và Gabet. [6] [7] Vaill hoàn thành một bộ phim dựa trên nghiên cứu của họ, "Tìm Shangri-La", được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes năm 2007.

Ngày 2 tháng 12 năm 2010, OPB truyền hình một trong những bí ẩn Trung Quốc của Martin Yan "Cuộc sống ở Shangri-La", trong đó Yan nói rằng "Shangri-La" là tên thực tế của một thành phố thực sự trong khu vực đồi núi ở tây bắc Vân Nam, thường xuyên của cả Hàn và người dân địa phương Tây Tạng. Martin Yan đến thăm nghệ thuật và cửa hàng thủ công, nông dân địa phương khi họ thu hoạch cây trồng, lấy mẫu và ẩm thực của họ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.