Thật lạ kỳ, trong những giấc mơ của mình tôi vẫn thấy như còn lang thang trên những con đường của quốc gia Bhutan chênh vênh bên triền Hymalaya ấy. Khi biết chuyến đi với chi phí cao hơn cả một chuyến đi châu Âu hay đến Mỹ, bạn bè khuyên rằng với số tiền ấy hãy đi đến Paris , Roma, Amsterdam... Nhưng tôi biết mình không hề nhầm khi đã chọn Bhutan. Một xứ sở người dân không giàu, đời sống chưa tiếp cận nhiều với phương tiệnvăn minh, nhưng truyền thôngthế giới vẫn bình chọn đó là xứ sở hạnh phúc nhất địa cầu!
“Địa đàng nơi hạ giới”
Công trình kiến trúc tuyệt đẹp giữa thiên nhiên trong lành
Hạnh phúc là một khái niệm vô cùngtrừu tượng, chợt nhớ một câu thơ của Bằng Việt: Hạnh phúc ta cần, thực cũng giản đơn thôi/ Như chỉ ở trước ta thêm một tầm tay với/ Ngỡ rảo bước là sớm chiều đã tới/ Suốt một đời, sao vẫn giục mình đi?” Cuộc sống vần xoay chóng mặt, với người này hạnh phúc là có biệt thự to, ô tô xịn, với người kia chỉ là bữa cơm sum vầy ấm áp, với người nọ hạnh phúc là một giấc ngủ an lành. Còn với người Bhutan? Vì sao họ cảm thấyhạnh phúc khi mà những phương tiệnbình thường của các nước văn minh thì cho mãi đến năm 1999 ở Bhutan mới có chiếc ti vi đầu tiên (!), và chiếc điện thoại di động, bây giờ vẫn còn là một sản phẩm không phải ai cũng có thể sắm được.
Bhutan, thủ đô của họ không có đèn xanh đèn đỏ nhưng sự đi lại vẫn bình thường, trật tự. Một đất nước không có khói thuốc lá, không ngập tràn rượu bia, không mại dâm, ma túy, rừng được gìn giữ như là một phần cuộc đời với diện tích che phủ của rừng lên đến 70%, một đất nước mà để đạt đếndân chủ, đích thân nhà vua (quân chủ) phải “thúc giục” nhân dân tiến hành! Trong khi mọi quốc gia bằng mọi cách thúc đẩytăng trưởng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) thì Bhutan lại muốn lấy tổng hạnh phúcquốc gia (Gross National Happiness-GNH), lấy hạnh phúc người dân làm thước đo phát triển.
Hầu hết đồng ruộng Bhutan là những mảnh nương nhỏ giữa các thung lũng hẹp, không giàu có về tiềm năng nhưng người dân Bhutan vẫn an lạc Ảnh: L.Đ.Dục
Nhiều nhà nghiên cứu tới Bhutan đã nói rằng: “Nếu muốn, Bhutan sẽ trở thành bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhưng nếu muốn cũng không có quốc gia nào trên thế giới có thể trở thành Bhutan”. Thật lòng có tới Bhutan mới hiểu được cái câu nhận xétchí lý ấy. Đất nước hạn chế tối đa khai thác tài nguyên, ngoại trừ thủy điện. Với hệ thống nhà máy thủy điện của mình, bán cho Ấn Độ, Bhutan đã có một nguồn thu khá lớn cho GDP, sau thủy điện là du lịch. Trong khi nhiều quốc gia bằng mọi cách tăng số lượng du khách thì Bhutan lại khá... “chảnh”, nói theo ngôn ngữ lớp trẻ bây giờ. Với Bhutan, ngành du lịch “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, cần tinh chứ không cần nhiều. Số du khách quốc tế mỗi năm vào Bhutan đều có số lượng giới hạn, mỗi năm chỉ tầm 20-30 ngàn du khách. Và cứ mỗi ngày lưu trú ở đây phải nộp cho ngành du lịch nước này 250 USD, nếu bạn đi một tour chừng 8 ngày đã phải nộp 2.000 USD, cộng với vé máy bay khứ hồi từ Bangkok (Thái Lan) hoặc từ Cancuta (Ấn Độ) đến Bhutan chừng 1.000 đến 1.500 USD tùy thời điểm vậy là đã chi phí hơn 3.000 USD, chưa kể tiền vé bay từ quốc gia bạn sống đến cách thành phố cửa ngõ vào Bhutan như Bangkok hay Cancuta, bởi để bay vào Bhutan, chỉ có phi công Bhutan mới bay được, sân bay là một thung lũng dài và hẹp giữa núi đá, thậm chí khi phi công hạ cánh, do ngồi cạnh cửa sổ, chúng tôi cứ cảm giác như cánh máy bay chạm sát vào sườn núi.
Đội bay của Drukair- hãng hàng không quốc gia Bhutan vốn chỉ có vài chiếc máy bay này được mệnh danh là những phi công giỏi nhất thế giới. Những máy bay của các tỷ phú, nguyên thủquốc gia khác muốn hạ cánhthăm viếng Bhutan cũng phải nhờ vào họ, bởi việc “luồn lách” một chiếc phản lực giữa những vách núi không hề là chuyện dễ dàng. Và giờ đây, từ cái sân bay quốc tế bé nhỏ với duy nhất một đường băng ấy, hàng không Bhutan đã có đường bay tới Bangkok (Thái Lan), Dhaka (Bangladesh), Singapore, Kolkata, Delhi (Ấn Độ) Kathmandu (Nepal)... thế nhưng không một hãng hàng không nước nào lại có thể bay tới được Bhutan! Chính vì đến Bhutan gian nan như vậy nên giá cả cho tour đến Bhutan hơi… đắt đỏ. Và dù đắt đỏ như vậy song Bhutan vẫn hạn chếhoàn toàn khách “Tây balo”, những vị khách mà Bhutan lo rằng sự đông đúc của họ với khói thuốc lá, bia rượu…sẽ phá vỡ hình ảnh của một xứ sở bình yên. Và quả thực, đã đi du lịch kiểu “ba lô” thì khó có thể chi phí với cái mức hơn 5 triệu đồng (250USD) cho một ngày lưu trú. Vì thế dù giới hạn số lượng du khách, nhưng nguồn thu từ du lịch của Bhutan chỉ sau nguồn thu từ thủy điện và đây là hai nguồn thu chính của quốc gia này, trong khi với trữ lượng gỗ cao bậc nhất thế giới nhưng Bhutan không hề có chuyện xuất khẩu gỗ. Đất nước với diện tích gấp 10 lần diện tích Quảng Trị (47.500 km2) và có dân số tương đương Quảng Trị (600.000 người) đang là điểm đến khao khát của những ai muốn khám phálý do vì sao xứ sở bé nhỏ, nằm kẹp giữa hai quốc gia rộng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ mà vẫn an nhiênthênh thanghạnh phúc.
Nối con người với bầu trời
Tác giả và những nhà sư ở Bhutan
Cũng như ở Tây Tạng, đến Bhutan sẽ gặp tu viện (gọi là dzong) mọc lên khắp nơi, chênh vênh trên triền núi, kiêu hãnh hắt bóng lên nền trời Hymalaya xanh thẳm cùng những lá phướn đủ sắc màu tung bay trên triền núi. Ở Bhutan bạn có thể thấy khắp nơi những dây phướn bằng vải ngũ sắc như thế giăng quanh mái dzong hay từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác, từ bên này sông qua bên kia sông… Những lá phướn viết bằng thứ tiếng dzongkha của Bhutan với nét chữ nhảy múa như những vũ điệu tâm linh rất riêng của cư dân bên triền Hymalaya chứa đựng những ước mong và nguyện cầu của họ. Với nhiều nông dân Bhutan, sắm được chiếc máy điện thoại di động giờ vẫn là điều hơi xa xỉ, nhưng có lẽ hàng trăm năm trước khi điện thoại di động ra đời, những người Bhutan đã có cách để chuyển thông tin của họ lên đến thượng đế và đức Phật, những lá cờ phướn bằng vải chép đầy kinh nguyện ấy, trong cơn gió ào ạt trên núi xa sẽ tung bay và chuyển lên trời những điều họ muốn nói mà không cần đến chiếc điện thoại di độnghiện thân của văn minh thế kỷ 21 kia! Hạnh phúc từ chính tâm linh mình, an lạc từ bên trong tâm hồn mình chính là hành trình của những cư dân Bhutan.
Nhưng không thể nói về hạnh phúc chỉ với những khái niệm tâm linh mơ hồ như thế. Giữa cõi người đầy sân si, thực tế những câu chuyện về vật chất thông thường tác động vào thước đo hạnh phúc thì Bhutan vẫn điềm tĩnh giữ một sự quân bìnhhiện diện trên những giá trịvật chấtcụ thể, ví như chuyện xe cộ, nhà cửa. Chẳng cần nói đâu xa, ở xứ ta, nhìn vào ngôi nhà chủ nhân đang ở, nhìn vào chiếc ô tô đang đi, nhìn vào nhãn hiệu trên trang phục… người ta có thể phân biệt được sự giàu nghèo qua tài sản được thể hiện. Ở Bhutan thật khó mà nói được điều đó khi nhìn vào nhà cửa hay xe cộ. Kiến trúc nhà ở của Bhutan tuân thủ theo quy định riêng, cùng khuôn mẫu kế thừa như kiến trúc các dzong, có thể thấy nhà này to hơn nhà kia chút ít nhưng không thể nhìn vào đấy để đánh giá khoảng cách giàu hay nghèo, xấu hay đẹp.
Một góc thủ đô Thimphu của Bhutan, tuy tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng kiến trúc nhà cửa của thành phố vẫn sạch sẽ và hài hòa với thiên nhiên Ảnh: L.Đ.Dục
Cũng tương tự như thế, trên đường phố của các đô thị lớn ở Bhutan mà chúng tôi từng đến, chiếc xe ô tô gia đìnhthông dụng hầu hết là loại xe nhỏ 4 chỗ ngồi hiệu Maruti của hãng xe Suzuki (nhang nhác như Kia Morning ở Việt Nam), hiếm hoi lắm mới thấy những chiếc Toyota Prado hay Santa Fe...Ngay một người bạn mới quen của tôi, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Bhutan (Bhutan Broadcasting Service-BBS), anh Tashi Dorji khi đến khách sạn đón chúng tôi đi cà phê, anh và gia đình cùng đi trên một chiếc Huyndai i20 rất bình dân. Trang phục của người Bhutan thì ai cũng như ai, luôn là những chiếc gho và kira truyền thống. Hình như người Bhutan ít mắc phải hội chứng “phải hơn chúng nó” như nhiều xứ khác. Và với sự an lạcnội tâm ấy, họ hạnh phúc hơn nhiều những ai cứ suốt ngày loay hoay “sao nhà mình nhỏ thua nhà nó, sao xe nó đẹp hơn xe mình”…
Đạt đếnniềm tinan lạc, chứng ngộhạnh phúc trong mỗi khoảnh khắc cuộc đời, có lẽ vì người Bhutan luôn thường trực một đức tin trong thẳm sâu tâm thức. Nhiều khi chúng ta vì cứ trượt theo những clip quảng cáo trên truyền hình, học theo những tập phim xứ người dài lê thê mà không nhận ra chính ta đã đánh mất hạnh phúc ta đang có.
Sách xưa nói về hạnh phúc có câu: “Tri túc nhi túc”, biết đủ là đủ, nhưng rồi dân gian cũng có câu “lòng tham vô đáy”. Có khi nào đó chúng ta giật mình để biết rằng những ảo vọng phù phiếm kia rồi cuối cùng cũng chỉ là cát bụi. Bao nhiêu người quay cuồng trong cuộc vần xoay, mong có được cung vàng điện ngọc, mà không nhớ ra rằng, ngày xưa, một vị thái tử con Vua đã từ bỏ hết cung vàng điện ngọc để chọn cho mình một chỗ ngồi dưới một bóng cây bồ đề để chứng ngộ sự an lạc mà thành Phật! Những người dân Bhutan, họ hạnh phúc, có lẽ đơn giản là họ hiểu ra rằng cõi an lạc ở ngay dưới chân mình, và thẳm sâu trong chính tâm hồn họ!
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.