Hành Hương Phật TíchẤn Độ Và Nepal - Tuyết Mai

05/11/201012:00 SA(Xem: 79939)
Hành Hương Phật Tích Ở Ấn Độ Và Nepal - Tuyết Mai

HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCHẤN ĐỘ VÀ NEPAL
Tuyết Mai

hanhuong001Những phật tử thuần thành, đọc nhiều kinh sách, biết nhiều địa danh trong kinh điển, chắc ai cũng muốn đi hành hương những phật tíchẤn Độ và Nepal một lần để biết nơi Đức Phật Đản Sinh, nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, nơi Đức Phật Thành Đạo dưới gốc bồ đề, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn vv…nhưng được đặt chân đến những thánh tích này hẳn phải có đầy đủ phước duyên. Nhờ ơn Chư Phật, Chư Bồ Tát gia hộ, một phái đoàn gồm 67 phật tử đã hành hương nhiều Phật tíchẤn Độ, Nepal và đến Dharamsala tu học với Ngài Đức Lạt Lai Lạt Ma bốn ngày, nơi đây phái đoàn được Ngài tiếp kiến riêng. Chuyến hành hương bắt đầu từ 20 Tháng 9 đến 10 Tháng Mười, được thành công viên mãn, đem lại cho phật tử nhiều lợi lạc tâm linh, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể diễn tả bằng ngôn ngữ.


Phái đoàn gồm 67 người, khá đông, việc tổ chức rất khó khăn nhưng chuyển hành hương được thành công tốt đẹp là nhờ vào công đức lớn lao của hai vị trưởng đoàn, trưởng ban tổ chức và ba vị sư VN đã tu nhiều năm ở Ấn Độ hướng dẫn, giới thiệu lịch sử các Phật tíchẤn Độ và Nepal. Đây là một chuyến hành hương vô cùng hiếm quý, có một không hai trong đời người, không phải là chuyến du lịch thường để kỳ thú thưởng ngoạn những di tích lịch sử cổ xưa, hoang tàn đổ nát bởi thời gian.

 
Trưa ngày 20 Tháng 9, 2010, hai vị sư, Trưởng đoàn và Trưởng Ban Tổ Chức cùng sáu mươi bảy phật tử từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như Alabama, Ohio, Cali, Nevada, Louisiana, Maryland, Virginia… đã đáp phi cơ về phi trường Chicago. Sau đó tất cả cùng đáp phi cơ đi New Delhi, Ấn Độ. Ngày hôm sau phái đoàn dùng phi cơ nội địa đi Varanasi.

 
hanhuong002Sau một thời gian dài, 15 giờ trên phi cơ xuyên lục địa, từ Hoa Kỳ đến Ấn Độ, và phi cơ tới Varanasi, phái đoàn được đưa về nghĩ ngơi tại một khách sạn rất khang trang ở Sarth. Ngày hôm sau phái đoàn bắt đầu tham quan, địa điểm đầu tiên là Sông Hằng. Đây không phải là Phật tích, nhưng là một dòng sông nổi tiếng trên thế giớiẤn Độ. Phái đoàn đến đây sớm, dùng thuyền ngắm cảnh rạng đông trên sông. Mặc dầu sông này rất dài nhưng chỉ có một đoạn chảy ngang qua thành phố Varanasi chừng vài cây số được người Ấn Độ cho là khúc sông linh thiêng. Theo tín ngưỡng Hindu (Ấn Độ Giáo), tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành. Nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu ở dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu xác của họ rải xuống dòng sông. Thuyền bè du khách, người hành lễ tôn giáo, tắm gội, cầu nguyện đã tạo ở đây một khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp. Những phật tử VN cũng góp lời cầu kinh trên khúc sông thiêng này.

 
hanhuong003Phái đoàn đi thăm bốn thánh địa chính của Phật giáo là Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật Đản Sinh (Lumbini, nay thuộc nước Nepal); Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi Đức Phật thành đạo; Vườn Lộc Uyển (Sarnath), nơi Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên và Tháp Niết BànCâu Thi Na (Kushinara/ Kushinagar), nơi Ngài nhập Niết Bàn. Bên cạnh những phật tích đó, phái đoàn cũng đến viếng thăm nhiều phật tích khác như: Khổ Hạnh Lâm (Nơi Đức Phật tu khổ hạnh trong rừng); Núi Linh thứu (Nơi Đức Phật trú ngụ và giảng kinh Pháp Hoa…); Tinh xá Trúc Lâm (nơi Đuúc Phật và tăng đoàn trú ngụ và thuyết giảng kinh); Đại học cổ Na lan đà (Đại học Phật giáo thế kỷ thứ năm); Thành cổ Ca-tỳ-la-vệ (Kinh Đô của Bộ Tộc Thích Ca ngày xưa); Tinh xá Kỳ Viên, (Nơi Đức Phật thường trú trong hai mươi lăm mùa an cư kiết hạ)… Ngoài ra phái đoàn cũng viếng thăm nhiều chùa quốc tế nổi tiếng xung quanh các Phật tích như: Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Thái Lan, Chùa Nhật Bản, Chùa Trung Hoa, Chùa Tây Tạng, Chùa Miến Điện, … Bảo Tàng Viện Quốc Gia Ấn Độ ở New Delhi, có tôn trí xá lợi Phật trong tháp nạm vàng do Hoàng gia Thái Lan tặng. Phái đoàn cũng gieo duyên lành viếng thăm và tặng hiện kim giúp đỡ nhiều trường học nghèo ở vùng quê trên đường đi tới các thánh tích và Cô nhi viện Siddhartha Compassion Trust do sư cô Từ Tâm trông nom… 

 
Vì những địa điểm Phật tích cách nhau rất xa, để tiện cho chuyến đi chiêm bái, lộ trình được ấn định đến viếng thăm nơi Đức Phật chuyển pháp luân tại Vườn Lộc Uyển trước. Mặc dầu đã vào mùa thu, thời tiếtẤn Độ vẫn còn rất nóng, trên 90F, nắng chói chan, nhưng để tỏ lòng tôn kính Đức Thế Tôn, tất cả phật tử luôn mặc áo tràng, giữ tâm thanh tịnhchánh niệm, thành kính trong từng bước kinh hành, vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật ba vòng, quanh các bảo tháp ở mỗi Phật tích viếng thăm. Sau đó mọi người kính cẫn đảnh lễ Phật và cầu nguyện, vô cùng trang nghiêm, dưới sự hướng dẫn nghi lễ của vị sư trưởng đoàn. Do đồng phát khởi tín tâm, chí thành hoan hỷ, mọi người đều cảm nhận được năng lực gia hộ, một sự cảm ứng đạo giao thiêng liêng, sâu xa với Chư Phật, Chư Bồ Tát. Nhiều phật tử cảm động, xúc động ứa nước mắt.

 
Vườn Lộc Uyển là một khu vườn rộng với cây cảnh xanh tươi, trong đó có tháp Chuyển Pháp Luân (Dhamekh stupa) rất lớn. Sau khi kinh hành ba vòng quanh tháp, các phật tử được Thầy Trưởng đoàn hướng dẫn trang nghiêm đảnh lễ Phật và cầu nguyện. Sau đó mọi người ngồi xuống, giữ tâm thanh tịnh, lắng nghe một vị sư tu ở Ấn Độ nhiều năm kể lại lịch sử của thánh tích này.

 
Địa điểm quan trọng thứ hai của chuyến hành hươngBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi Đức Phật thành đạo. Ở Bồ Đề Đạo TràngĐại tháp Giác Ngộ rất cao, chung quanh có nhiều tháp nhỏ do những vị vua đến đây chiêm bái và xây tháp để tưởng niệm. Ở mặt trước của Đại Tháp có cửa vào một chánh điện nhỏ, thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, đơn sơ nhưng rất trang nghiêm, thiêng liêng. Phía sau Đại Thápcây Bồ Đề thật to và nơi được ghi nhận là nơi Đức Phật đã ngồi thiền định suốt bốn mươi chín ngày đêm và chứng đắc đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác ở đây. Khu vực nhỏ này được bảo vệ kiên cố bằng những trụ đồng thật to.

 
Lối đi chung qua Đại tháp được lót bằng đá hoa cương trắng, hoa tươi cúng dường khắp nơi, chung quanh tháp. Ngày thường không khí ở đây rất thanh tịnh, trang nghiêm, kẻ kinh hành, người thiền định. Chiều Chủ Nhật có nhiều phật tử đi lễ, đông đảo, khó chen chân, lúc nào cũng có tiếng tụng niệm kinh kệ vang vang. Như hòa cùng niềm vui với phật tử tứ phương về đây, chim chóc cũng bay về đất lành này nghe kinh kệ, ca hót líu lo rền trời, tạo một không khí thật an lành nơi đất Phật.
Trong khuôn viên của Bồ Đề Đạo tràng có bảy đài tuởng niệm nhỏ, ghi lại những nơi Đức Phật đã lưu lại đây bảy tuần sau khi thành đạo. Năm 2002, Đại tháp Giác ngộ được UNESCO công nhậnDi sản thế giới. Phía ngoài Bồ Đề Đạo Tràng có nhiều gian hàng bán quà cho du khách, nhiều nhất là tượng Phật và chuổi bồ đề, rất đông vui. Dọc đường có rất nhiều người ăn xin.

 


Địa điểm kế là Núi Linh Thứu (Gridhakuta/ Vulture’s Peak), theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, nơi đây Đức Phật thuyết giảng nhiều kinh điển Đại thừa, nổi bật như kinh Pháp HoaPhật tử đảnh lễ Phật trên đỉnh núi và chiêm bái những hang động, nơi Đức Phật, Ngài A Nan, Ngài Xá Lợi Phất cư trú khi xưa….. Kế đến là Trúc Lâm Tinh Xá (Venuvana), đây là khu rừng trúc do vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) dâng cúng cho Đức PhậtTăng đoàn trú ngụ và giảng pháp….. Trong ngày này phật tử cũng viếng thăm Đại Học Na Lan Đà là trường đại học Phật giáo Quốc tế đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào thế kỷ thứ năm Tây lịch. Trường ốc rộng mênh mông, đã bị người Hồi giáo tàn phá vào cuối thế kỷ thứ 12 Tây lịch, nay chỉ còn nền gạch đổ nát ghi dấu.

 
Ngày hôm sau phái đoàn tiếp tục đi về hướng Câu Thi Na (Kushinara). Khoảng giữa hành trình, đoàn viếng thăm vùng Tỳ Xá Ly (Vaishali). Vào thời Phật tại thế, Vaishali là một xứ Cộng hoà Dân chủ đầu tiên trên thế giới của 2 dòng tộc Vajji và Lichchavi. Nơi này có Trụ đá vua A Dụctháp thờ Xá Lợi Phật, đánh dấu hai sự kiện quan trọng. Đó là:
1.- Đức Phật chấp thuận cho nữ giới xuất gia, thành lập Ni đoàn;
2.- Vào kỳ an cư kiết hạ cuối cùng, Đức Phật tuyên bố sau 3 tháng nữa sẽ nhập niết bàn.

 
hanhuong004Rời Vaishali, đoàn đi tiếp đến Kushinara. Sáng sớm hôm sau, đoàn vào chiêm bái Tháp Trà Tỳ (Ramabhar stupa) nơi mà khi xưa diễn ra lễ hỏa táng Kim Thân Đức PhậtXá lợi của Phật được phân chia làm tám phần, chia cho tám quốc gia đem về xây tháp tôn thờ.
Sau đó phật tử thăm viếng Chùa và Tháp Niết Bàn (Mahaparinirvana Temple & Parinirvana stupa). Trong Tháp Niết Bàn, phía trước có Chánh điện, tôn trí duy nhấttượng Phật Thích Ca nằm trong tư thế kiết tường (nằm nghiêng). Cũng như ở những thánh tích trước, Phật tử đã chí thành, giữ chánh niệm trong từng bước chân, vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật ba vòng quanh tượng Đức Bổn Sư , rồi đấp y cho Đức Phật, rất cảm động.
Phía sau Chánh điện là tháp chính được gọi là Tháp Niết Bàn (Tháp Nirvana). Đây là nơi Đức Thế Tôn thị hiện Niết Bàn giữa hai cây Sala. (Tháp Niết Bàn và Tháp Trà Tỳ cách nhau chừng một cây số).

 
Ngày hôm sau phật tử được đưa đi thăm Vương Thành Ca-tỳ-la-Vệ, ở Nepal, Kinh đô của Bộ tộc Thích Ca. Kinh sách viết lại sau khi Thái Tử Tất Đạt Đa đi ra bốn cửa thành, thấy người già, bệnh, chết, cảnh khổ của kiếp người nên có ý định đi tầm đạo để giải thoát. Phật tử lần lượt đến xem cửa thành phía Tây, rồi cửa thành phía Đông, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đi từ bỏ ngai vàng điện ngọc, xuất gia. Bây giờ Vương thành này là một khu đất rộng lớn, cỏ hoang mọc cao, bao quanh bởi một hàng rào. Bên trong còn nền gạch của những đền đài vua chúa ngày xưa.

 
Ngày kế tiếp phái đoàn đi thăm Vườn Lâm Tỳ-Ni, ở Nepal, nơi Đức Phật Đản sinh. Theo lịch sử, Hoàng Hậu Ma-Da trở về quê mẹ để sinh con đầu lòng. Lúc dừng chân nghĩ ngơi ở Vườn Lâm Tỳ Ni, trong khi đang đứng vịn tay vào nhánh cây Vô Ưu đang nở hoa thơm ngát, Hoàng Hậu đã hạ sinh Thái Tử Tất Đạt Đa.
Được biết sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 300 năm, Vua A Dục thân hành đến đây chiêm bái, cho dựng trụ đá có khắc một bia ký bằng tiếng Phạn để ghi dấu nơi này chính là nơi Đức Thế Tôn đản sinh. Bia ký khắc trên trụ đá này được xem như bản khai sinh của Đức Bổn Sư. Ngài xuất hiện trong cuộc đời đích thực là một con người bằng xương bằng thịt. Trãi qua quá trình kiên trì tinh tấn tu tập, những năm tháng sau đó, cuối cùng Ngài đạt được đạo quả, cứu cánh giải thoát giác ngộ hoàn toàn. Điều này xác chứng khả năng thành Phật của con người. Cho nên Đức Phật đã tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.

 
Sau đó phái đoàn đi vào trong ngôi đền Mayadevi phía trước trụ đá. Khoảng giữa những nền móng khai quật, có một phiến đá có dấu ấn của một bàn chân nhỏ mà các nhà khảo cổ xác định đây là nơi đầu tiên Đức Phật đặt chân xuống mặt đất. Phiến đá được lồng kiếng với dòng chú thích: “Maker Stone: The Exact Birth Place of Buddha”. Ngay phía trên phiến đá có một bức phù điêu minh họa cảnh Hoàng Hậu Ma-Da đang đứng vịn tay vào nhánh cây Vô Ưu.

 

Chính phủ Nepal đã có kế hoạch, trong tương lai Thánh địa Lâm Tỳ Ni sẽ là một Trung tâm Quốc tế của Phật Giáo và cũng là Trung tâm Hội nghị Hoà bình của Thế giới. Dự án sẽ thành lập một phi trường Quốc Tế tại đây. Khuôn viên Lâm Tỳ Ni rất rộng. Nhiều Quốc gia Á Châu đã xây chùa ở đây, phô trương nét văn hóa phật giáo nước mình, trong đó có hai chùa VN, Tây Tạng, Miến Điện, Đại Hàn, Nhật, Trung Hoa…
Ngày hôm sau, phái đoàn trở về Ấn Độ viếng thăm Thành Xá Vệ (Sravasti): Kỳ viên Tinh xá (Jetavana), nơi Đức Phật thường ngự trong 25 mùa an cư kiết hạ, vì thế rất nhiều pháp thoạikinh điển đại thừa cũng như Nam truyền được tuyên thuyết ở đây. Gần ngay cổng vào Tinh xá có một cây bồ đề thật to, được gọi là cây bồ đề của Ngài A Nan. Cây bồ đề ở đây lấy giống từ cây bồ đềBồ Đề Đạo Tràng. Vào thời Phật, cây bồ đề này là biểu tượng để lễ bái thay thế Đức Phật trong khi Ngài đi vắng.
Sau đó phái đoàn vào viếng thăm hương thất của Đức Phật, nơi đây luôn có rải hoa tươi. Chung quanh còn nhiều nền móng của các giảng đường. Bên cạnh đó có phòng của Tôn giả A Nan. Rời Kỳ Viên Tinh Xá, phái đoàn đi thăm Tháp Vô Não (Angulimala Stupa) và Tháp Cấp Cô Độc (Anathapindika Stupa). 


Ngày hôm sau phái đoàn đi Thánh địa Dharamsala, vùng biên giới Ấn, nơi Đức Lạt Lai Lạt Ma cư ngụ, để nghe thuyết giảng 4 ngày (bảy thời pháp). (Sẽ viết bài tường thuật sau). Sau đó phái đoàn về Delhi, du ngoạn thắng cảnh ở đây.
Trong kinh có ghi, Đức Phật nói với Ngài A Nan:
“Này A Nan, có bốn thánh tích kẻ thiện tín cần chiêm ngưỡngtôn kính. Thế nào là bốn? Đó là chỗ Như Lai đản sinh; Đó là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác; Đó là chỗ Như Lai chuyển pháp luân vô thượng; Đó là chỗ Như Lai diệt độ nhập vô dư y niết bàn. Và này A Nan, những ai trong khi chiêm bái những thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh về cỏi lành, cảnh giới chư thiên”.
Đây là một trong những lời dạy về giá trị của bốn thánh tích của Đức Thế Tôn trước khi nhập vào niết bàn.

 
Chuyến hành hương Phật tíchẤn Độ và Nepal này không phải là một chuyến du lịch để kỳ thú thưởng ngoạn những đền đài, bảo tháp lịch sử hoang tàn đổ nát bởi thời gian, mà đây là một chuyến hành hương đặc biệt đã đem lại nhiều lợi lạc cho phật tử, có một không hai trong đời người.


Hình ảnh NHỮNG PHẬT TÍCH trong:

1. Vườn LâmTỳ Ni , nơi Đức Phật Đản Sinh

http://www.youtube.com/tuyetmai45#p/u/3/jQWmjhVnzo0

2. Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo

http://www.youtube.com/tuyetmai45#p/u/5/_iT4UfRxvEo

3. Tháp Trà Tỳ và Tháp Niết Bàn, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn

. http://www.youtube.com/watch?v=4bEzlCMbcYg

4. Sông Hằng, Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân đầu tiên

http://www.youtube.com/tuyetmai45#p/u/6/dgdgmtBqlqc

Và nhiều hình ảnh Phật tích trong

 www.youtube.com/tuyetmai45

Kính nhờ chuyển,

Cám ơn,

Tuyết Mai

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.