Bài 4

07/04/201112:00 SA(Xem: 15356)
Bài 4

ĐẠO VÀ ĐỜI TRONG 24 NGÀY TRÊN ĐẤT PHẬT
CHUYẾN HÀNH HƯƠNG 03-2011
Hoàng Thị Bích Ti
Bài 4

Lời người viết:

Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dỡ và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.

Va 19/03/2011

Hoàng thị Bích Ti.

"Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ,
phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành".

Bồ Tát không nhớ chổ ngồi.

Buổi trưa, ba chiếc xe buýt chở cả đoàn gần một trăm người đi về hướng Bồ Đề Đạo Tràng. (Bodh Gaya).. Xe chạy gục gật, ngoằn ngoèo trong phố. Đường nhỏ, xe lách qua trái rồi lại lách qua phải. Tài xế liên tục bấm còi inh ỏi.Qua một chặng đường gồ ghề, cơn chóng mặt và buồn nôn đang dần dần kéo tới. Tôi thường hay bị chóng mặt khi ngồi xe, máy bay, tàu thủy. Mỗi lần chóng mặt là mặt mày xanh lè, vã mồ hôi và…ói thảm thiếtĐã vậy, phía sau xe lại đầy kín muỗi. Con nào con nấy tròn lẵng với cái vòi dài ngoằn mang đầy mầm móng của West-nile và vô số vi trùng khác. Bầy muỗi bu trên mấy tấm rèm,…gầm gừ, và đang hăm he …cắn tui.

Càng lúc càng cảm thấy khó chịu vì tầm mắt bị che khuất bởi những hàng ghế, vội vàng đứng lên khỏi chổ ngồi, tôi chăm chú nhìn thẳng ra phía trước cho đỡ chóng mặt. Sư cô H.B ngồi hàng ghế bên kia nhìn thấy bèn nói: “Sao đứng vậy? Lên trên cho đỡ chóng mặt. Còn một chổ ngồi trống bên cô G kìa, lên đó ngồi với cô G. đi!” Tôi lắc đầu từ chối. Một phần vì cảm thấy thất lễ. Phần khác là vì mấy ngày qua, chuyện chổ ngồi trở thành một mối mâu thuẩn càng lúc càng…bự, khiến cho vài người trong đoàn chì chiết, lớn tiếng với nhau. Người thì nằng nặc đuổi người kia, đòi.. trả chổ ngồi mà mình…đã ngồi lần trước. Kẻ thì cho là ghế không có tên ai, trừ qúy tăng, ni ra, ai lên trước thì ngồi trưóc. Thấy cuộc chiến tranh chổ ngồi ngày càng không thể nghĩ bàn; tôi ngậm ngùi, nghẹn ngào,…tự suy nghĩ, và bèn có …lời than rằng: “Trời quơi, ngó xuống mà coi! Trên chuyến xe qua cõi đời ô trọc này, cái mông mãi lo nhớ cái ghế xe buýt hôi rình này thì cái tâm trong sáng (nếu có) và cái trí..(chắc chưa có)…thì nhớ cái gì? Và cái chổ ngồi nơi toà sen của mình thì bỏ cho ai vậy, trời quơi ?!!” 

Thấy tôi quyết liệt từ chối, sư cô H.B cũng quyết liệt bước ra khỏi chổ ngồi và nói lớn: “ Cô G. ơi! Chổ bên cô không ai ngồi, cho cô này lên, cổ bị chóng mặt.” Lời qua tiếng lại, cô G. bỏ khỏi ghế ngồi của mình, đi xuống bảo tôi: “Cô lên trển đi, tui xuống đây!” Thấy ni cô rời chổ rồi đi xuống, tôi càng hoảng, lắc đầu: “Dạ không, con đứng một lát là sẽ hết chóng mặt ngay.” Ni cô G. nói lớn: “ Cô lên trển đi! Tui ngồi đây! Cô ngồi gần tui mà lát nửa cô ói là cô biết tay tui!” Nghe xong, hồn vía lên mây. Tôi vội vàng xách ba lô, chân thấp chân cao lò mò lên ghế trước,.. ké né ngồi xuống. 

Than ôi! Từ hồi cha sanh mẹ đẻ đến giờ; tôi theo gia đình đi tị nạn bằng máy bay rồi bằng tàu chiến hạm,.. nguy hiểm biết là bao. Lớn lên, bôn ba ra đời nuôi con và cầm bút, nhưng rất…an toàn, chưa từng bị ai hăm với he. Không ngờ hôm nay lại bị ni cô..hăm. Tủi thân đến hết muốn ói! Suốt khoảng đường dài, tôi kéo nón trùm kín mặt mũi, ngồi nín thở mà sụt sùi nhớ…má. Má tôi mất đã lâu. Khi còn sống, má là bồ tát của tôi và của nhiều người chung quanh má. Má chưa từng biết ngồi thiền. Nhưng thiền ở trong lời ăn tiếng nói và giọng cười của má. Má không giàu. Nhưng má đi đến đâu là chia cơm, xẻ áo cho người ta đến đó. Nhà có nồi chè hay trái mít chín , má chia cho cả xóm cùng ăn. Khi tôi ốm đau, má dỗ dành, đút cho từng muỗng cháo. Có lần, tôi ói tháo. Má bụm hai tay lại, hứng cho. Và dĩ nhiên, má của tôi, bồ tát của tôi không bao giờ nói: “Cô ngồi gần tui mà cô ói là cô biết tay tui!!!”

Lòng từ bi và những con sâu cải.

Ra khỏi những khoảng đường bụi bặm, con đường trước mặt dẫn đến những cánh đồng cải rộng mở xuống tận chân trời. Tháng ba, cải ra bông, vàng óng. Người Ấn Độ trồng cải để làm dầu ăn, cho nên có nhiều cánh đồng cải dài tiếp nối đoạn đường chúng tôi đi qua. 

Xe rẻ vào một quán nước. Quán không lớn lắm, nhưng chổ đậu xe thì thênh thang, nằm kề bên những cánh đồng hoa cải xanh ngắt. Màu cải vàng non tiếp nối với màu xanh da trời làm nên một bức tranh êm đềm. Xa xa, một đám lều tranh nằm khuất sau những con đường đê uốn khúc quanh co. Mấy đám trẻ con đi từng tốp năm, ba đứa đang cắm đầu chạy băng băng qua những lối đi khô cằn. Chúng nó đang nhanh chân để nhập bọn với một bầy trẻ hơn hai chục đứa đang ngồi sẵn trên một rìa đất trống, đầy rác. Dưới ánh nắng chang chang, lũ nhỏ ngồi xếp hàng ngang. Đứa nào đứa nấy đen như cục đất. Một người đàn ông cầm cây chổi dài, la hét bọn nó. Một người đang ông khác thi’ đang lom khom làm gì đó.

Có ai nói, mấy người trong đoàn của hai chiếc xe buýt tới trước chúng tôi đã đưa tiền nhờ hai người đàn ông trong quán này phát cho tụi nhỏ. Dường như tiền đã phát hết rồi mà lũ nhỏ vẫn chưa chịu đi, người đàn ông hung hãn cầm chổi quơ đuổi. Mỗi lần cây chổi quơ lên, lũ trẻ chạy tán loạn. Nhìn những cái dáng nhỏ nhoi, hổn loạn của chúng chập chờn trong ruộng cải xanh, tôi không khỏi bàng hoàng. Sao mà giống quá! Y hệt một bầy châu chấu nhỏ đang bị người ta xua đuổi. Y hệt một bầy sâu đen, bám trên những đọt cải non. Y hệt như một bầy gì đó…, rất nhỏ nhoi,….rất không phải là con người…..

Tôi đã gặp nhiều đứa nhỏ như thế trong suốt cuộc hành trình. Từ New Dehli, Varanasi, Bodh Gaya, và Lumbini, Kushinaga. Mỗi lần xe ngừng lại, cả đám con nít và những người đàn bà ăn xin đứng bu ngay cửa, miệng niệm phật vang rền thay cho lời xin xỏ bố thí. Họ lẻo đẻo theo chúng tôi hay đứng quanh cửa xe mà xoè tay, niệm phật hoài cho tới khi xe lăn bánh. Trong đoàn, người nào cũng đổi sẳn cả trăm tờ giấy 20 rupees để cho ăn xin. Và trên xe tôi, có hai ni cô lúc nào cũng bố thí cho đám ăn xin. Một cô mặc áo xám, dáng người nhỏ bé. Cô kia cao hơn, mặc áo nâu. Cô mặc áo xám có giọng cười hoan hỉ, sảng khoái. Tôi nhớ mãi giọng cười dòn tan của cô mỗi khí lũ nhỏ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!”. Cô ngồi ngay lối lên xuống, nên mỗi lần cửa mở và lủ trẻ ăn xin ùa tới, chìa tay, niệm phậtni cô mau mau móc túi, chồm cái thân hình nhỏ bé xuống phát cho mỗi đứa một tờ 20 rupees. Cô vừa cười, vừa chỉ xuống đường: “ Coi kìa, coi kìa, coi cái anh nhỏ đó kìa! Giỏi dễ sợ, niệm phật vanh vách không vấp một chữ nào!...Ai dạy mà đứa nào cũng biết niệm phật dzậy? Mà còn biết niệm phật bằng tiếng Việt nữa chứ! Giỏi! Giỏi!Đã biết gieo duyên với Phật rồi! ”

 Cô áo nâu lớn tuổi hơn, dịu dàng, kín đáo hơn. Mỗi lần bố thí, cô rảo bước lẹ làng đến bên người đó, dúi nhanh tờ rupees rồi nhẹ nhàng bước thật nhanh. Trên môi cô lúc nào cũng nở một nụ cười thật hiền. Và đôi mắt nâu đen lúc nào cũng chan chứa một biển từ bi.

 Ông trưởng đoàn luôn nhắc nhở mọi người nên cẩn thận khi bố thí để tránh cảnh giành giựt, xô đẩy.đám ăn xin; một hôm, Đại Đức Thích Trúc Thông Phổ chủ lễ cho đoàn dạy: “Hãy dùng trí tuệ để mà bố thí. Bây giờ mình cứ cho tiền mấy đứa nhỏ này hoài, tụi nó sẽ không thèm đi học nữa. Nếu nó bỏ học, mình cũng chịu một phần trách nhiệm đó.” 

Sau đó, người bố thí cho đám ăn xin cũng vơi bớt đi nhiều. Hai ni cô áo xám, áo nâu vẫn tiếp tục bố thí nhưng lặng lẽ hơn. Có lần, ở Câu Thi Na, tôi vừa bỏ tờ giấy bạc vào bình bát cho một người mặc áo sư thì ni cô áo nâu bước tới sau lưng. Môi cô nở một nụ cười rạng ngời. Cô cũng bỏ tiền vào bình bát cho người đó. Tôi và cô nhìn nhau, cả hai cùng cười. Bước đi bên cô, tôi bày tỏ: “Con biết ông đó là giả, nhưng con vẫn cho cô ơi! Cho vì nghĩ tới hình ảnh của đức thế tôn, tay bưng bình bát ngày nào. Đối với con, hình ảnh đó là thật. Còn giả là chuyện của người ta!” Cô nhẹ mỉm cười, khoác tay tôi trong tay cô, bước từng bước chậm rải. Nắng chiều trải vàng bước chân. Cô vừa đi vừa đọc nho nhỏ bài kệ của Long Thọ Bồ Tát:

"Các pháp do nhân duyên sinh
Ta nói đó là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo".

Lòng đầy cảm khái, tôi muốn nhắc đến Tam Đế của Thiên Thai Trí Giả. Nhưng nhìn vào nét mặt an nhẫn của ni cô dưới những tia nắng chiều dịu dàng, tôi chẳng thấy một đế nào cả, nói gì đến ba nên lại thôi.

H.T.B.Ti
Va 04/06/2011
daovadoi-403

daovadoi-401

daovadoi-402
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?