NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 187
ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
THUYỀN SEN QUA CHỐN BỤI HỒNG
Chân Hiền Tâm
Con có chồng...Đó là điều mẹ không nghĩ tới, cũng không phải là điều mẹ mong muốn. Bởi cuộc sống
hôn nhân không như cuộc sống
độc thân. Khỏe, con làm việc và
vui chơi. Mệt, con xin nghỉ, vác ba lô lên tận Bà Ná ngắm non nhìn núi. Con
thoải mái và
vô tư, không có gì để bận lòng.
Vậy mà...
Hai chữ nhân duyên! Một cái nhân được gieo, giờ đủ duyên này mầm sinh quả. Một cái quả, bị
chi phối bởi
quá khứ và sẽ được tưới tẩm trong hiện đời. Vui hay buồn,
hạnh phúc hay
đau khổ, cũng tự mình mà ra...
Niềm tin mang lại hạnh phúc Mẹ lấy chồng hơn ba mươi năm. Đủ thứ mặn ngọt chua cay ở đời, không chỉ với đời
mà cả với chồng. Người xưa nói, sống được
với nhau nhất định có gì giống nhau, nhưng thời non trẻ, mẹ và cha hình như chẳng có thứ gì giống nhau. Mẹ
lãng mạn,
ướt át. Cha
thực tế, khô khan. Mẹ muốn những ngày lễ, cha tặng mẹ một thứ gì đó thơ mộng, một nhành hoa, một quyển sách... nhưng cha thì không. Vì lễ một năm chỉ có vài lần, trong khi phải có một thứ gì đó cho mẹ khi cha về nhà, lại là
thói quen muôn thuở của cha. Quà thì
vô số nhưng thường thì một gói cốc, một miếng bánh mì, hay một bịch kẹo, cho
phù hợp với một
con người đơn giản và
thực tế. Chắc cha nghĩ mẹ không thể nói yêu cha khi bụng kêu ột ột...
Suy tư cũng không như nhau. Mỗi lần có việc xảy ra, cha và mẹ nghịch nhiều hơn thuận. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. Nhưng thuận thì ít mà nghịch thì nhiều. Biển đông vẫn cứ
mênh mông. Mẹ muốn để cái ghế bên này, cha lại muốn bên kia. Mẹ kỹ tánh, cha thì không. Đa phần thuận, là do một ổ bánh mì, cha thích ăn đầu này, mẹ thích ăn đầu kia, nhờ đó thành thuận.
Sống như thế không thể gọi là
hạnh phúc. Đó
nhất định không phải là
tiêu chuẩn hạnh phúc của lớp trẻ tụi con bây giờ. Nhưng ai hỏi mẹ: “Mày lấy chồng có
hạnh phúc không?” Mẹ luôn
trả lời “có”. Không phải mẹ muốn
che đậy. Mẹ nói một cách thực lòng. Nhưng
lý do, phải đến giờ này, sau ba mươi năm, mẹ mới hiểu ra. Đó là
niềm tin. Mẹ thấy
hạnh phúc vì cha cho mẹ
niềm tin. Không phải chỉ chuyện tình cảm
mà cả trong việc tiền bạc.
Cái nhân mẹ gieo trong
tiền kiếp khá vuông tròn, nên dù không đẹp, không khéo,
ngang tàng,
dữ tợn... cha vẫn chỉ mình mẹ mà thôi. Cha không yêu ai vì
bản thân cha là thế,
đạo đức và
trách nhiệm. Cha nghĩ đến sự an vui của
gia đình hơn là những vui thú của
bản thân. Cha mạnh mẽ, nên không cần tìm chỗ tránh lũ khi bão về. Cha không phản bội, bởi
tiền kiếp mẹ rất
thủy chung. Còn mẹ, dù lắm
thuận duyên và nhiều
lãng mạn, vẫn không có ý rời cha nửa bước. Bởi cái nếp ông bà hun đúc cho mẹ
ngày xưa hay từ lâu nữa, không để mẹ làm những gì chỉ vì ý thích riêng mình. Mẹ còn
trách nhiệm bổn phận với cha. Mẹ còn
tình thương với lũ con nhỏ. Mà tìm ở đâu một sự
an tâm như ở với cha để mà thay đổi? Một phút
buông lung, ngàn năm
đọa lạc.
Giáo pháp Phật Đà…Kịp đến cái lúc quả tốt hết duyên, nhân xấu như muốn nảy mầm,
giáo pháp Phật Đà xuất hiện.
Xem ra duyên tốt của mẹ vẫn còn, giúp mẹ chuyển mình để mà...
Sư Hưng dạy mẹ: “Phật nói
gia đình muốn có
hạnh phúc, con phải phụ chồng chăm sóc lo toan trong ngoài.
Thương yêu, chung thủy và biết
tôn trọng lẫn nhau...”. Phật nói giản đơn, nhưng ngẫm sự đời đâu có giản đơn. Mẹ cự: “Chồng con giỏi giang, nói con
tôn trọng không có gì khó. Nói con chung thủy con sẽ
thủy chung.
Giả như chồng con bết bát, suốt ngày lang thang say xỉn rượu chè, mọi thứ lo toan mình con gánh chịu, hỏi còn
tôn trọng nữa không? Con giun xéo lắm cũng quằn, huống là
con người hả Sư,
tôn trọng sao được”. Sư Hưng không nói gì thêm. Chỉ mẹ nửa đời nhọc nhằn để hiểu cho hết những gì mà Sư đã nói. Mềm người… gói gọn một câu: “Phải có
lòng từ...”. Chỉ có
lòng từ, mọi thứ mới yên. Chỉ có
lòng từ, mới chuyển cái
nhân không tốt hiện đời,
nhân duyên gặp gỡ mới đổi vuông tròn, khổ ải mới vơi.
Mẹ chẳng dạy con những thứ hơn chồng vì đó.
Mẹ thấy
an lòng khi con
thuận lòng vui vẻ thuận chồng. Hơn chi một chút để mà tổn đức về sau. Cứng chi một chút để mà
gãy đổ.
Hạn chế riêng tư
để mà hòa hợp Duyên phúc của con
hiện tại phải
nói đúng là phúc duyên. Khối người nhìn vào để mà mong muốn. Có người nói
hôn nhân là kết quả của tình yêu, nhưng với mẹ,
hôn nhân chỉ mới bắt đầu.
Con đường phía sau ngắn dài chưa biết,
vui buồn chưa hay... Bởi
cuộc đời được đúc kết bằng những móc
nhân duyên. Hoa nảy mầm, do cái nhân gieo từ
quá khứ. Hoa nở rộ, dài lâu, không thể thiếu sự chăm sóc hiện đời.
Saint Exupery nói: “Khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”. Yêu nhau thì nhìn cùng hướng, hay chính nhờ nhìn cùng một hướng mà thành yêu nhau? Vế nào cũng được.
Duyên khởi,
cho phép ta nhìn sự việc theo cả hai chiều bổ sung.
Cùng
sở thích và
suy nghĩ, con và chồng không phải đối mặt quay lưng, không phải rẽ ngang rẽ dọc theo những
sở thích riêng mình. “Ngôi nhà hạnh phúc” không có quá nhiều hai chữ “cố lên” để mà
mệt mỏi.
Điều kiện đồng nghiệp thật là quá tốt để mà
hòa hợp.
Nhưng mẹ và cha,
sở thích không đồng,
tư duy cũng khác. Không thể ngồi chung để coi tivi nói là chuyện khác. Mẹ thích xem phim, cha thích quần vợt. Nhưng rồi cũng xong.
Hiểu biết khiến ta dễ dàng
hạn chế mọi thứ riêng mình.
Sở thích không phải là thứ bất di bất dịch để nó buộc ràng
phá hoại hạnh phúc gia đình. Cái ngày còn trẻ, cha thích đá banh, mẹ đã theo cha hàng giờ. Cái thời mới về, mẹ ghét rượu chè, thuốc lào, bi da, cha bỏ ba lần mới xong. Bây giờ thì khỏe, tất cả
sở thích đều hòa trong bể
Phật pháp. Mẹ cha đã có cái chung để mà
hòa hợp.
Thương cả đường đi lối về
Lấy chồng, không chỉ có chồng. Còn gia đình chồng.Cha thương mẹ, mẹ
ngang tàng ngúng nguẩy bao nhiêu cha cũng ừ. Mẹ muốn đi thì đi, mẹ muốn về thì về, không ai cấm cản được. Nhưng như thế là dại. Mọi thứ vô tình hằn đó để vơi
thương yêu.
Mệt mỏi rồi, tay có lúc phải buông. Thành ra thương chồng thì phải thương luôn
thân thuộc của chồng. Mình thương thì người cũng thương.
Thuận thảo hiếu hạnh không chỉ giữ cho quan hệ hiện đời
tốt đẹp, mà là cái đức lớn nhất của mình, cho mình những duyên
tốt đẹp về sau. Không phải bỗng dưng mà được cha chồng mẹ chồng
thương yêu, không phải bỗng dưng mà làm điều gì cũng bị mẹ chồng ghét bỏ. Mọi thứ đều có
nhân duyên.
Không kiếp này thì từ
kiếp trước. Cái nhân đều tự trong mình. Cứ y nơi mình mà chuyển. Kiếp này
chẳng may không thuận thì mình cứ thuận để mà
giải quyết cái quả không tốt về sau.
Thương yêu và tôn trọng Cuộc sống
danh vọng tiền tài, ít ai suôn sẻ. Lúc thăng lúc trầm. Có người khi trầm, một kẻ bỏ đi,
gia đình tan rã. Có kẻ khi thăng, một người
ham vui quên mất đường về,
gia đình rã tan. Mẹ mong dù thăng dù trầm con vẫn cười vui bên chồng, đỡ đần khuya sớm. Cái tình luôn cần cái nghĩa. Cái nghĩa là cái giữ tình, là đức
vun trồng cho phúc nở hoa. Người vợ khi cần có thể
hóa thân thành bạn, có thể
hóa thân thành mẹ. Mẹ chẳng bao giờ bỏ con. Mẹ vẫn thương con dù con thế nào. Là chỗ tựa nương những phút yếu lòng... Hai chữ “tôn trọng” Sư Hưng đã nói, mẹ chợt
nhận ra. Dù đúng dù sai, khuynh hướng ở đời là thiếu
tôn trọng khi không
vừa ý. Chỉ muốn
chà đạp,
vứt bỏ. Đó là cái nhân
phá hoại quan hệ tình cảm rất nhiều. Nhưng xét cho cùng,
vừa ý hay không
duyên nghiệp cũng chính tự mình, không phải kiếp này thì từ
kiếp trước. Hiểu nhân hiểu quả để mà giữ lòng. Trải rộng
yêu thương để còn
chuyển hóa.
Một công ty mỹ phẩm
nổi tiếng,
yêu cầu dân thành phố gởi những lá thư ngắn nói về người
phụ nữ đẹp nhất mà họ đã biết, kèm theo bức
chân dung của người
phụ nữ.
Trong vài tuần, công ty nhận được hàng ngàn lá thư, trong đó có một lá thư gây sự chú ý. Họ trình lên giám đốc. Cậu bé viết: “Người
phụ nữ đó ở cách nhà cháu một dãy phố. Cháu đến thăm bà mỗi ngày. Bà làm cháu thấy cháu là đứa quan trọng nhất trên đời. Bà chơi với cháu và lắng nghe những gì cháu nói. Bà hiểu cháu rất rõ. Và khi cháu ra về, bà luôn nói to lên rằng bà rất
hãnh diện về cháu. Bà đúng là người
phụ nữ đẹp nhất trên đời. Cháu
hy vọng sau này sẽ có người vợ như thế”.
Bị
hấp dẫn bởi lá thư, vị giám đốc muốn xem ngay
chân dung người
phụ nữ. Một người
phụ nữ cười rất tươi nhưng răng đã không còn. Những nếp nhăn hằn sâu dường như
lu mờ phần nào dưới vẻ đẹp của đôi mắt trong xanh. Ông nói: “Rất tiếc là ta không thể dùng
chân dung của vị này để
quảng cáo. Vì bà
chứng tỏ cho
mọi người thấy: Để
trở thành người
phụ nữ đẹp, chẳng cần đến những mỹ phẩm của công ty chúng ta”.
Tác giả câu chuyện trên,
cuối cùng đã
kết luận: “Các bạn ạ! Sắc đẹp nào rồi cũng tàn phai theo năm tháng. Mong là
chúng ta biết
trau chuốt vẻ đẹp
linh hồn để còn tô điểm cho đời.
Hy vọng các bạn không trang điểm phần
tâm linh bằng
các loại mỹ phẩm mà bằng công việc
bác ái, nụ cười cho
tha nhân, tấm lòng rộng mở đối với người nghèo. Mong các bạn biết
trân trọng vẻ đẹp
thiêng liêng nơi mỗi
tâm hồn. Nó sẽ
tồn tại vĩnh viễn nơi
chúng ta, không sợ hư nát, không sợ một loại hóa chất nào hủy hoại”.
Câu chuyện đơn giản nhưng nó nói lên
sức mạnh của sự
tôn trọng và lòng
yêu thương tha nhân cần thiết thế nào. Trang trải
tình thương cho kẻ
bất hạnh, cân bằng
yêu thương riêng tư... là những thứ mình không thể thiếu nếu muốn
hạnh phúc.
Tỉnh giác với những nhân duyên trong đời Khi mới yêu, mọi thứ nồng say.
Cảm xúc dâng tràn khiến cho
tâm hồn hưng phấn. Nhưng rồi
thời gian qua đi, những thứ
ban đầu không còn.
Cảm xúc hưng phấn lắng dịu nhường chỗ cho sự yên ả,
trách nhiệm, bổn phận...
Cuộc sống không phải khi nào cũng xuôi.
Một phút bất đồng trong khi
mệt mỏi không khéo cũng thành có chuyện.
Một chút riêng tư có khi không khéo cũng khiến chia xa.
Mà duyên của mình và chồng đâu phải chỉ là
với nhau. Trôi lăn vạn đời,
nhân duyên theo đó rất nhiều.
Gia đình đổ vỡ chỉ vì không tỉnh khi gặp duyên mới. Cái
duyên tưởng mới mà thật là cũ, ngủ ngầm
đâu đó. Đủ
duyên sinh khởi,
cảm xúc hưng phấn
ban đầu tưởng đã ngủ yên, giờ bỗng trỗi dậy, mà quên đường về…
Hạnh phúc gia đình không thể có kẻ thứ ba.
Mọi cảm xúc rồi sẽ qua đi…Chỉ những gì mang
giá trị đạo đức mới còn tồn lại. Nhưng
sai lầm một khi đã phạm, có khi không
trở lại được.
Hối tiếc muộn rồi.
Gia đình tan vỡ. Con cái khổ đau. Cái nhân phụ bạc đã gieo, thì dù tương lai có khéo, có tài, mình cũng phải nhận cái quả phụ bạc. Muốn được
thủy chung, xin đừng gieo nhân
hai lòng. Không gieo cái nhân
hai lòng thì không bao giờ bị quả
phụ phàng khổ đau.
Không có sự việc nào không bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt.
Cảnh giác được với những điều nhỏ nhặt thì việc lớn mới không xảy ra. Một ánh mắt đầm ấm, môt vài câu nói dí dỏm…
nếu không tỉnh, sẽ là đầu mối của sự thay lòng. Người ta chết vì
coi thường những điều nhỏ nhặt, vì cho rằng “Chỉ vui một chút mà thôi”. Có hiểu đâu, một chút lỏng lơi
sầu khổ vạn đời. Chuyện nhỏ sinh ra chuyện lớn. Chuyện lớn sinh ra chuyện lớn nữa... Cứ thế mà vương, như tằm làm kén, tự nhả tự
trói buộc mình.
Gieo duyên với Tam bảoLần đầu tiên, con gởi tiền
cúng dường Tam bảo.
Đó là điều khiến mẹ rất vui. Gieo duyên với
Tam bảo để còn nhận sự
gia trì của
Tam bảo.
Trong đời, có những oan khiên mà không
Tam bảo gia trì, mình không gỡ nổi. Không phải để mong một sự
ban phước xóa họa, mà để nhận được những gì mình
cần phải hiểu và làm để có cuộc sống an vui.
Cuộc đời thêm lắm khổ đau chỉ vì không đủ
trí tuệ định tĩnh soi thấu
vấn đề để biết mà lùi hay tiến, mà nhặt hay khoan ...
Có
trí tuệ và định tĩnh, cũng có nghĩa là mình đang giúp thăng hoa phần “con” trong mình. Cái phần mà với
đa số hiện nay, là thứ gần như
quyết định hạnh phúc gia đình. Thật ra, không hẳn như vậy. Chỉ vì hiện nay, nó được đề cao khai thác
quá mức cần thiết mà
thành nhân tố
quyết định. Tệ nạn,
tội ác hiện nay cũng đều bắt nguồn từ “dục” mà ra.
Cần phải thăng hóa để còn làm người...
Có
niềm tin với
Tam bảo, gieo duyên với
Tam bảo, là
bước đầu giúp ta cân bằng và thăng hóa phần con của mình và người.
Thuyền sen qua chốn bụi hồng mới không
trắc trở long đong…
Thuyền nan một chiếc cỏn con
Đưa ta qua bến qua bờ yêu thương
Hỏi em em muốn gì không
Ư à, em muốn thuyền con ngược dòng
Đưa em khỏi chốn bụi hồng
Cùng ai lên cõi sen hồng thương yêu.Nguyệt San Giác Ngộ số 187