Thư Viện Hoa Sen

Hãy Bớt Xa Xỉ

03/11/201312:00 SA(Xem: 29945)
Hãy Bớt Xa Xỉ

Hãy bớt xa xỉ
Lâm Hạnh Nhiên

hay-bot-xa-xi1- Thiết Nhân Đạo Quang (Tetsugen Doko) là một trong những bậc thượng thủ của thiền phái Hoàng Bá (Obaku school), một biến thể của dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản. Tuy không là một thiền sư lỗi lạc, nhưng lại được Phật tử Nhật Bản kính ngưỡng. Ngài sinh vao năm thứ 7 thời Quảng Vĩnh (Kan`ei, 1630) tại thái ấp Higo và đã xuất gia theo Tịnh Độ Chơn tông lúc mới 13 tuổi. Khi nghe tin ngài Ẩn Nguyên Long Kỳ (Yinyuan Longqi) là thiền sư thuộc dòng Lâm Tế tránh nạn nhà Thanh từ Trung Hoa sang, xây dựng chùa Vạn Phúc(manpuku-ji) trên núi Hoàng Bá thuộc hạt Phú Sĩ (Uji) gần Kyoto để truyền bá giáo pháp trên đất Nhật. Ngài Thiết Nhãn Đạo Quang đã tìm đến cầu pháp rồi ở lại tu thiền tại đó.Hành trạng của Thiết Nhãn Đạo Quang gắn liền với công trình ấn loát bộ Đại tạng kinh đầu tiên trên đất Nhật. Công trình được thực hiện trong những năm cuối đời của ngài, hoàn tất năm 1678. Ngài thị tịch vào năm thứ hai đời Thiên Hòa (Tenna, 1682). Hiện nay tại chùa Vạn Phúc còn lưu trữ khoảng 60.000 bản khắc gỗ mang nội dung Đại tạng kinh theo ấn bản đời Minh bên Trung Hoa, là sản phẩm do Thiết Nhãn Đạo Quang thực hiện nhờ vào sự đóng góp của Phật tử Nhật Bản trên gần khắp cả nước. Tập giai thoại Thiền có tựa là Collection of Sand and Stones đã được Đỗ Đình Đồng dịch ra tiếng Việt dưới tên Góp Nhặt Cát Đá ấn hành tại Siagon trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước có kể lại chuyện Thiết Nhãn Đạo Quang in kinh. Đại ý như sau: Thiết Nhãn quyết định in bộ kinh mà vào thời đó chỉ có thể thỉnh được từ Trung Hoa. Bộ kinh đã được in lần đầu bảy ngàn bản để phát hành trên đất Nhật, dựa trên bản khắc gỗ, một công trình hết sức lớn lao. Thiết Nhãn đã đi khắp nước để quyên góp. Có những thí chủ đả đóng góp cả trăm đồng tiền vàng, nhưng hầu hết ngài chỉ nhận được từng đồng xu. Với mọi thí chủ, ngài đều dành cho họ một sự cảm tạ như nhau. Sau mười năm, khi Thiết Nhãn gom góp được đủ tiền để bắt đầu công việc ấn loát thì con sông Phú Sĩ tràn bờ gây nên nạn đói khủng khiếp. Thiết Nhãn dùng tất cả số tiền đã quyên góp được cho việc in kinh để cứu giúp những người đói khổ. Sau đó, ngài lại bắt đầu việc quyên góp. Vài năm sau lại có một trận dịch bệnh lan ra khắp xứ. Thiện Nhãn cũng dùng hết số tiền đã quyên để cứu giúp nhân dân bị bệnh dịch. Lần thứ ba ngài lại bắt đầu qyên góp, và sau 20 năm, lời nguyện in kinh của ngài mới thành tựu. Người Nhật vẫn truyền cho con cháu của họ rằng Thiết Nhãn Đạo Nguyên đã ấn hành được 3 bộ kinh, hai bộ kinh đầu có giá trị hơn bộ kinh cuối cùng.

2. Căn cứ vào lịch sử Nhật Bản,ta thấy Thiết Nhãn Đạo Quang sống trong thời Giang Hộ (Edo), thời kỳ nước Nhật được cai trị bởi chế độ Mạc Phủ dưới quyền của dòng họ Đức Xuyên (Tokugawa), kéo dài từ 1603 tới 1868. Bấy giờ nước Nhật đã tiếp xúc với phương Tây và Thiên Chúa giáo La mã cũng được truyền vào Nhật Bản, khi các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến Nagasaki năm 1549. Sự táo tợn của giáo sĩ Dòng Tên trong nỗ lực cải đạo người Nhật ở cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã gây nên cuộc náo loạn của các giáo dân Thiên Chúa giáo Nhật Bản năm 1637 dẫn tới việc tiêu diệt người Nhật theo đạo Thiên Chúa và năm 1638 dưới triều đại của tướng quân Đức Xuyên Gia Quang (Tokugawa). Sự kiện đó là một trong những nguyên nhân hình thành chính sách bế quan tỏa cảng của người Nhật. Cuối năm 1638, Đức Xuyên Gia Quang cấm đóng tàu để dân Nhật không thể rời nước; năm 1639 ông ra lệnh cấm người phương Tây đến Nhật Bản, trừ người Hà Lan và người Trung Quốc. Năm 1651, Đức Xuyên Gia Quang qua đời, con trai ông, con của một vị thứ phi, là Đức Quang Gia Cương (Tokugawa letsuna) còn nhỏ tuổi, được triều thần phò tá lên nắm quyền binh.Chính sách cấm đạo và sự ngờ vực người phương Tây vẫn tiếp tục được thi hành. Trong bối cảnh đó, Thầy Thiết Nhãn Đạo Quang là Ẩn Nguyên Long Kỳ đã từ Trung Hoa đến Nhật Bản vào năm 1654. Ẩn Nguyên Long Kỳ được mời trụ trì một số tu viện ở Kyusu và Osaka. Sau đó vào năm 1661, ngài thuyết phục được Đức Quang Gia Cương đồng ý để ngài xây dựng Vạn Phúc tự trên núi Hoàng Bátrở thành người sáng lập phái Hoàng Bá thuộc dòng Lâm Tế ở Nhật. Tại đó ngài đã tiếp và thu nhận Thiết Nhãn Đạo Quang làm đệ tử.

3- Thời bấy giờ, in ấn còn là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, vật liệu và nhân công; đặc biệt nhân công phải là người biết chữ. Việc có một bộ Đại tạng kinh được lưu truyền rộng rãi trên cả nước củng đang là một nhu cầu bức thiết để làm chỗ dựa cho việc trao truyền giáo pháp của Đức Phật, giúp người Nhật duy trì niềm tin chân chánh, bớt bị mê hoặc bởi tư tưởng độc thần đang được các giáo sĩ phương Tây nỗ lực rao giảng. Công trình của Thiết Nhãn Đạo Quang quả thực là một công trình đồ sộ và cũng không kém phần gấp gáp. Tuy vậy, không trông chò vào việc giúp đỡ của chính quyền Mạc Phủ lúc ấy còn phải đối phó với nhiều vấn đề lớn lao trước viễn cảnh đất nước có thể bị các cường quốc phương Tây xâm nhập. Thiết Nhãn Đạo Quang đã chủ động đi khắp nước Nhật để quyên góp từng đồng xu một. Hiển nhiên nếu khônguy tín, ngài đã không thể huy động được tiền bạc của bá tánh. Vậy mà khi đã có đủ tiền trong tay sau mười năm lặn lội vận động khắp nước Nhật, trước tình cảnh nhân dân đói khổ vì nạn lụt lội mà chính quyền Mạc Phủ không đủ sức giải quyết. Ngài đã không ngần nhại tung tiền ra cứu giúp dân đói. Hiển nhiên ngài đã đặt lòng từ của người con Phật lên trên tất cả, đã khẳng định rằng: Phục vụ chúng sanhcúng dường chư Phật , ngài tiếp tục công việc quyên góp. Một lần nữa tình trạng dịch bệnh khốn khổ của người dân lại không cho phép ngài thực hiện ngay ước nguyện của mình, Ngài lại đem riền ra cứu giúp nạn nhân dịch bệnh. Bằng hành động ấy, ngài vững tin rằng tâm nguyện của ngài vẫn có thể thực hiện được, một khi ngài đã sử dụng của cải quyên góp đúng chánh pháp, mặc dù không hoàn toàn khế hợp với mục đích ban đầu. Quả thật cuộc quyên góp lần thứ ba của ngài đã cho phép ngài hoàn thành tâm nguyện; ngài đã in xong bộ Đại tạng kinh mà còn ở hai lần cứu giúp nhân dân khốn khổ đói kém và dịch bệnh. Và người dân Nhật kính ngưỡng ngài vì ngài đã thương tưởng đến những nỗi khổ đau của đồng loại nhiều hơn việc đau đáu thực hiện công nghiệp của riêng mình.

4- Sau khi khẳng định chính sách mở cửa, tiến hành các hoạt động hội nhập vào nền thương mại thế giới, đất nước VN đã có những tiến bộ ngoạn mục về phương diện kinh tế, đến nỗi đã có những quan sát viên độc lập dự đoán không bao lâu nữa Vn sẽ cất cánh để trở thành một chú rồng non trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng dễ thấy là đi đôi với sự tăng trưởng về kinh tế, tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu. Bên cạnh những khu trung tâm phát triển vượt bậc với hàng loạt nhà cao tầng, vẫn còn những nơi học trò đi học phải đu dây hay bơi qua sông. Bên cạnh những đại gia có thể mua máy ba riêng hay du thuyền riêng, vẫn có những làng mà cả dân làng không ai có được thu nhập một ngày có giá trị tới 1 đôla Mỹ. Bên cạnh những cuộc thi hoa hậu “hoành tráng”, vẫn có những nhóm trẻ em sống lây lất trên những bãi rác khổng lồ và những cụ già dầm mình dưới nước biển lạnh giá cào nghêu kiếm sống qua ngày. Trong bối cảnh đó, chúng ta đang chứng kiến quá nhiều công trình tôn giáo quy mô, tốn kém, hầu như không đem lại lợi ích thực tế nào cho người dân.

Tất nhiên không ai dám cho rằng xây chùa dựng tháp, tô tượng, đúc chuông là những việc xa xỉ. Nhưng mọi việc còn tùy vào hoàn cảnh thực tế của xã hội trong lúc những công trình như thế được thực hiện và cũng cần phải xem việc thực hiện những công trình như thế gồm mục đích gì. Trong gần chục năm qua chúng ta luôn luôn được nói đến những ngôi chùa mới xây dựng to nhất, rộng nhất, quy mô nhất, có nhiều tượng Phật nhất…đến những pho tượng cao nhất, dài nhất, những lầu chuông vĩ đại nhất. Không những thế, trong vòng năm năm trở lại đây, cả một phong trào th đua để được công nhận kỷ lục, ghi nhận những chiếc chuông gia trì to nhất, những chiếc mõ lớn nhất, những chiếc trống dài nhất…và đã có những pho tượng Phật nằm dài hơn phá kỷ lục những pho tượng Phật dài nhất trước đó. Có vô số nhà thư pháp gạch vẽ nguệch ngoạc những lời dạy của Đức Phật trên đủ loại chất liệu với thời gian thật nhanh để được ghi nhận là kỷ lục. Gần đây hơn đã xuất hiện công trình khắc kinh Pháp Hoa lên đá với hàng chục phiến đá cẩm thạch được nhập từ nước ngoài về làm chất liệu. Có thể nói tất cả các công trình đó đều tiêu tốn nhiều thời gian, vật liệu và nhân công, những thứ đều có thể quy được thành tiền, có khi phải quy thành ngoại tệ vì có những vật liệu phải nhập từ nước ngoài. Chúng ta thấy ngay, nếu ai đó tinh thần của Thiền sư Thiết Nhãn Đạo QuangNhật Bản thời Giang Hộ thì đã có khá nhiều tiền giúp đỡ cho học sinh đi học bớt phải đu dây, hay bơi qua sông, bớt đi số trẻ em phải vất vưởng trên những bãi rác hôi thối, bớt đi những người già phải lang thang bán vé số dọc đường.

6- Hàng ngày, khi thỉnh chuông, chúng ta đều đọc bài kệ, Văn chung thinh, phiền não khinh. Trí tuệ trưởng bồ đề sanh, Ly địa ngục xuất hỏa khanh. Nghe tiếng chuông, ta thấy phiền não giảm. Tuy nhiên, nếu phải thi đua cho có được một chiếc chuông gia trì lớn nhất để được ghi vào sách kỷ lục. thì khi nghe tiếng chuông lòng phiền não trong ta có giảm chăng, nếu chiếc chuông của ta chưa được ghi vào sách kỷ lục; hoặc vừa có chiếc chuông của chùa nào đó lớn hơn chuông chùa ta đã được xác lập là đã phá kỷ lục của chiếc chuông chùa ta? Rõ ràng, việc xác lập những kỷ lục Phật giáo chẳng những đã gây nên những cái nhìn thiếu thiện cảm trong dân gian mà còn tạo phiền não cho chính những người trong cuộc Và quả thật, đã có điều tiếng trong việc xác lập kỷ lục rồi, chứ có phải không đâu?

7- Chúng ta vẫn tự hào về việc Phật giáo đồng hành cùng dân tộc suốt ngàn năm qua. Và chúng ta cũng nhận thấy sau thời Lý Trần, chưa bao giờ Phật giáo VN có được vị thế khả quan trên cả nước như bây giờ. Tuy nhiên, Phật giáo là một tôn giáo từ hòa. Tư tưởng Phật giáo thấm nhuần nơi nào thì nơi đó có cuộc sống an vui đầy đạo hạnh. Chúng ta có thể lấy đất Huế làm một thí dụ. Khi định đô ở Phú Xuân vào đầu thế kỷ XVII, các vị chúa nhà Nguyễn đã xây dựng xã hội trên nền tảng tư tưởng nhà Phật, đối lập với xã hội Trịnh Lê vẫn tiếp tục chìm đắm trong những giáo điều Tử viết. Vài trăm năm sau khách đến Huế vẫn còn chứng kiến cảnh vào ngỳ rằm và ngày mồng một mỗi tháng, người dân lũ lượt đi chùa và ngoài chợ không bán thịt cá; ngày thường dn6 chúng đối xử với nhau từ hòa, trong chợ, ngoài đường ít có cảnh cãi cọ chửi bới; trẻ em cũng như người lớn ít khi thốt ra những lời thô lỗ; tục tằn. Khi có đám tang, mọi người đề ra trước cửa nhà chắp tay tiễn biệt người quá cố….Hiện nay hàng ngày chúng ta đều phải đau lòng tiếp cận những thông tin xấu về cách đối xử giữa người với người, về việc con người đối xử thậm tệ với thiên nhiên, về việc con người đau nhau kiếm chác…đến nỗi đã có hàng ngàn lời cảnh báo về việc xuống cấp đạo đứcmọi nơi. Vậy thì tư tưởng Phật giáo ở đâu. Tuy Phật giáo Vn vẫn đồng hành vớ dân tộc và đang có vị thế khả quan, lại không thấm vào tim óc người dân để họ bớt đi tham, sân, si trong lúc hành xử hàng ngày? Phải chăng chúng ta đang quá quan tâm về vật chất, đến nỗi quên phần tinh thần? Phải chăng ta quá chuộng hư danh, để đánh mất phần cốt lõi của việc hành trì lời Phật dạy, rắng mọi sự đều vô thường và mọi pháp đều vô ngã, chỉ có sự an ổn, hạnh phúc của cuộc sống mới thể hiện được kết quả của việc trao truyền giáo pháp.

8- Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội cũng là dịp để vinh danh những vị vua đã biết xây dựng xã hội trên tư tưởng nhà Phật. Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành trạng của những đấng nhân quân đầy uy đức ấy. Tuy nhiên có lẽ chúng ta đã không chú ý rằng chính trong sự xương thịnh của Phật giáo VN triều Lý, và chính trong sự xương thịnh của Phật giáo VN triều Trần cũng có những mẩm diệt vong để mở đường cho quân Minh vào nước ta, Đành rằng trước sự xương thịnh luôn có những thế lực cạnh tranh tìm cách phân hóa, ngăn trở rồi tiêu diệt để thay thế. Nhưng trước hết, sự xương thịnh chỉ có thể bị suy tàn khi chính trong lòng sự xương thịnh ấy chứa sẵn những mầm diệt vong ấy mà cảnh giác, không nên quá say xưa vói sự thịnh đạt mà quên rằng mọi sự vốn vô thường. Nhân dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta cũng nên xem lại cách điều hành Phật sự của chúng ta trong thờ gian qua, đừng chỉ dựa vào những thành công mang tính phù phiếm mà quên đi những vấn đề cốt lõi, là sao cho Phật giáo VN phải góp được phần vào việc chấn hưng đạo đức để xây dựng thành công một xã hội từ hòa dựa trên những lời dạy thiết tha của Đức Bổn sư.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 114 | LÂM HẠNH NHIÊN

 


Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 9002)
08/10/2022(Xem: 3950)
04/01/2025(Xem: 49621)
01/12/2014(Xem: 11742)
08/01/2015(Xem: 11367)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: