Thư Viện Hoa Sen

Cho Sự Không Sợ Hãi

09/11/201312:00 SA(Xem: 26960)
Cho Sự Không Sợ Hãi

CHO SỰ KHÔNG SỢ HÃI
Nguyên Trâm

cho-su-khong-so-hai-300x357“Cho sự không sợ hãi” là một tâm thái hiểu biết và thương quý cuộc sống; chẳng những hết thảy mọi người đều có thể thực hiện mà còn cần cần quan tâm nỗ lực thực hiện trong đời sống hàng ngày, vì lợi ích của bản thânlợi lạc cho tha nhân. Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà), tức là một món quà tặng lợi lạc thầm lặng mà mỗi người có thể trao tặng cho cuộc đời, được thể hiện qua lối sống đạo đức hiền thiện, không làm điều xấu ác. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, Đức Phật khuyên dạy mọi người nên trao tặng cho nhau “món quà an tịnh” (santamupahàram), ngụ ỳ một nếp sống hiểu mình thương người bằng cách nỗ lực làm mọi điều tốt lành, tránh làm điều xấu ác gây lo âu tổnhại cho người khác. Sống trong một xã hội đang diễn biến phức tạp đi đôi với các hiện tượng tiêu cực xấu ác không ngừng phát sinh gây nên nhiều tâm lý lo lắng bất an cho đời sống con người như hiện nay thì việc mỗi cá nhân biết kiềm chế bản thân, tự khép mình vào một lối sống đạo đức căn bản như việc thực hành năm giới cấm của đạo Phật – không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu – chính là sự thể hiện tâm thái hiểu biết và thương quý cuộc sống, rất đáng được mọi người quan tâm phát huy. Đức Phật đánh giá cao một tâm thái cao quý như vậy và gọi đó là “cho sự không sợ hãi” (vô úy thí), tức thể hiện một lối sống đạo đức trong sáng và hiền thiện tạo niềm tin yêu an ổn cho cuộc sống, khiến cho người khác thoát khỏi mọi lo âu sợ hãi.

Bố thí (dàna) là một trong cá hạnh tu tập thể hiện tâm thái cao quý của người con Phật. Nó là dấu hiệu tuôn chảy của tâm từ bi hay lòng bi mẫn đối với cuộc đời. Bố thí có nghĩa là quà tặng, đem cho ai cái gì, mang bình yên cho người khác, hay giúp cho người khác được hạnh phúc lợi lạc. Bố thí được xem là hạnh tu của người con Phật bởi đó là việc làm hiền thiện xuất phát từ sự hiểu biết, tình thương, lòng nhân ái, sự cảm thông, tâm từ bi, mong muốn cho người khác vượt qua mọi khó khăn gian nan vất vả. Nó cũng được xem là tâm thái cao quý bởi bố thínghĩa cử ban phát cao thượng, hành vi của tâm từ bi, vô ngã vị tha, quan tâm nhiều đến người khác, mong muốn cho mọi người thoát khỏi khổ đau, đạt được hạnh phúc an lạc. Cuộc đời có lắm gian nan khổ đau nên luôn luôn cần đến nhiều tấm lòng sẻ chia và cứu giúp. Người con Phật được khuyên nuôi dưỡng đức từ bi đối với cuộc đờithể hiện đức từ bi bằng các hành vi bố thí.

Đạo Phật nói đến ba loại bố thí gồm tài thí (àmisa-dàna), pháp thí (dhamma-dàna) và vô úy thí (abhada-dàna). Về ý nghĩa cơ bản, tài thí là hiến tặng vật thực, cung cấp phương tiện lao động hay tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho người khác. Pháp thíchỉ bảo cho người khác hiểu rõ về đạo lý nhân quả thiện ác, khuyến khích người khác bỏ ác hướng thiện, tu nhân tích đức. Vô úy thí tức là tỏ rõ tấm lòng tư bi, tôn trọng người khác bằng cách thực thi nếp sống đạo đức hiền thiện, không làm điều xấu ác, không gây tổn hại, tránh cho người khác khỏi mọi lao âu sợ hãi. Tùy vào nhân duyên, điều kiệntâm nguyện của mỗi người mà việc bố thí có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, người có đủ điều kiện về tài lực thì dễ thực hiện hàng vi tài thí. Ngưới có nhân duyên hiểu sâu, hành sâu về đạo lý giác ngộ thì có thể chia sẻ với người khác về mặt pháp thí. Trong khi một người không có đủ hai điều kiện trên, chỉ có tâm nguyện sống nếp sống đạo đức hướng thiện, tránh làm điều xấu ác, không gây tổn hại cho bản thân và người khác, thì được gọi là vô úy thí, tức đem cho người khác sự không sợ hãi. Nhìn chung, mọi người đều có khả năng thực hành hạnh bố thí và điều đó là hết sức cần thiếtlợi lạc cho đời sống cộng đồng.

Có thể nhận ra rằng ba hình thức bố thí được đề xuất bởi đạo Phật chính là sự trợ duyên thiết thựctốt đẹp nhất mà hết thảy mọi người, nhất là người con Phật, cần nỗ lực thực hiện vì nó mang ý nghĩa lợi lạc to lớn cho cuộc đời. Nó giúp cải thiện điều kiện và môi trường sống của chúng sinh, khiến cho chúng sinh được vui sống trong hạnh phúc yên ổn (vô úy thí); giúp soi sáng đạo lý giải thoát cho chúng sinh, khiến cho chúng sinh vững tin bước đi trên con đường giác ngộ an lạc (pháp thí). Ba hình thức bố thí hay chia sẻ nói trên vừa là dấu hiệu tỏ rõ tinh thần từ bi của người con Phật đối với cuộc đời nói chung, vừa phản ánh thái độ sáng suốt của đạo Phật đối với thực tại “cộng sinh” của hiện hữu. “Làm điều tốt cho mình tức là hộ trì người khác. Làm điều tốt cho người khác tức là hộ trì cho mình”. Đạo Phật quan niệm cuộc sống là một hợp thể của các yếu tố nhân duyên vận hànhtồn tại hỗ tương, trong đó bất kỳ hành vi nào của con người, dù thiện hay ác, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởngtác động lên toàn thể hiện hữu. Chính vì vậyđạo Phật rất chú trọng đến cơ sở đạo đức trong mọi hành vi của cá nhân, khuyến khích mọi người tích lũy điều thiện, xem đó là nền tảng căn bản cho sự vận hành tốt đẹp và hài hòa của xã hộithế giới. Bố thí – dù dưới hình thức nào, hoặc tài thí, pháp thí, vô úy thí – chính là hành vi đạo đức hiền thiện, có ý nghĩa tác dụng tích cực đến cuộc sống tiến bộ hiền thiện chung của xã hội. Người con Phật được khuyên thực hành hạnh bố thí bởi bố thíhành vi đạo đức hướng thượng, một hành tu cao đẹp, đưa đến lợi mình, lợi người, lợi lạc cho cuộc đời.

Bạn mong muốn được đóng góp một điều gì đó tốt đẹp cho người khác và cho xã hội nhưng bạn cảm thấy mình không có đủ điều kiện để thực hiện việc hỗ trợ hay chia sẽ? Bạn cho rằng mình không thoải mái về mặt tài chính, không có đủ đức độ để hướng thiện cho người khác và vì vậy bạn không thể thực hành hạnh bố thí? Hãy lắng nghe và suy ngẫm những lời dạy hết sức căn bản sau đây của Đức Phật và bạn sẽ nhận ra rằng, ngoài tài thípháp thí, chính nếp sống đạo đức hiền thiện – không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không uống rượu – của mỗi cá nhân cũng là một cách bố thí (vô úy thí), có tác dụng hỗ trợ tích cực, giúp ích rất lớn cho cuộc đờimọi người cần quan tâm thực hiện, vì lợi lạc của bản thânlợi ích cho người khác:

“Này các Tỷ-kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem c ho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu me, rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem c ho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường”.

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo)


Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 10158)
13/08/2013(Xem: 24872)
07/11/2013(Xem: 28597)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: