Tập San Phật Việt Số 2: Công Tác Hoằng PhápPhiên Dịch Kinh Điển

29/12/20217:15 CH(Xem: 2397)
Tập San Phật Việt Số 2: Công Tác Hoằng Pháp Và Phiên Dịch Kinh Điển
TẬP SAN PHẬT VIỆT SỐ 2:
CÔNG TÁC HOẰNG PHÁPPHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN

Tập San Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam
Số 2, PL 2565
Phát hành tại Hoa Kỳ, 2021.
ISBN: 978-1-0880-1110-2
© Phật Việt Tùng Thư.

__________________________

Phật Việt Số 2PDF icon (4)Phật Việt Số 2

Lời Dẫn

 

Ngày nay chúng ta còn được thừa hưởng lợi lạc vô biên của giáo pháp vi diệu từ Phật Đà và chư lịch đại Tổ Sư là nhờ những nỗ lực truyền trì chánh pháp phi thường của quý Ngài qua bao thời đại.

Do đó, hoằng dương chánh pháp là sứ mệnh thiêng liêng cao cả mà cũng là nhu cầu trọng đại mà mỗi người con Phật, xuất giatại gia, dù ở thời đại nào, quốc độ nào cũng không thể lơ là.

Chánh pháp do Đức Thế Tôn truyền dạy và lịch đại Tổ Sư truyền bá không những có công năng chữa lành bệnh khổ cho muôn loài chúng sinh, mà còn là phương thức hữu hiệu để góp phần làm thăng hoa cuộc sống của con ngườikiến tạo xã hội hòa bình thịnh trị.

Bởi vậy, Mâu Tử, một trí thức Trung Hoa tị nạn tại Giao Châu, đã viết về Đạo Phật trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ hai sau tây lịch, qua bản dịch Việt ngữ của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, như sau:

“Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng sửa thân. Noi theo mà làm thì đầy cả trời đất, bỏ mà không dùng thì mất mà không dời.” 

Sứ mệnh hoằng pháp có thể thực hiện qua nhiều phương thức, nhưng công tác quan trọng nhất là lưu truyền Kinh, Luật và Luận trong Tam Tạng Thánh Điển, mà cụ thể đối với tình hình Phật Giáo Việt Nam hiện nay là hoàn thành việc phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếng Việt để là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, học hỏihành trì.

Bởi thế, đặc san Phật Việt số 2 kỳ này xoay quanh chủ đề “công tác hoằng phápphiên dịch Tam Tạng Kinh Điển.”

Để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loạiPhật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Kýchư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.

Công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được chư tôn túc Giáo Phẩm lãnh đạo GHPGVNTN đặt lên hàng đầu qua việc Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng vào năm 1973, với 18 vị Thượng TọaĐại Đức làu thông Tam Tạng và các cổ ngữ đảm trách. Nhưng hiện nay chỉ còn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang trong tình trạng bất hoạt, và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.

Thừa tiếp tâm nguyện của chư tôn túc Giáo Phẩm trong Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, đã được sự tán thành của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ Phật Tử trong Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất được tổ chức qua Zoom vào cuối tháng 11 năm 2021, đã thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời để tiếp tục công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Nội dung đặc san Phật Việt số 2 gồm trên 30 bài viết và tài liệu xoay quanh vấn đề hoằng phápphiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Đây có thể nói là một tuyển tập các tài liệu và bài viết của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ Phật Giáo liên quan đến công cuộc hoằng pháp trong ngoài nước và công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Có những bài rất xưa và hiếm thấy như bài Dịch KinhĐại Học” của Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu từ thời Viện Đại Học Vạn Hạnh còn hoạt động trước năm 1975. Hoặc bài Tường Thuật Lễ Hoàn Thành Công Tác Phiên Dịch Trường Bộ Kinh được trích lại từ Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh. Hay bài “Lời Tựa và Giới Thiệu Từ Điển Bách Khoa” do Hòa Thượng Thích Trí Thủ chủ trương và Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát chủ biên từ những năm đầu thập niên 1980.

Còn nữa, đặc san Phật Việt số 2 cũng có nhiều bài viết giá trị của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Phước An, Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Đức Thắng, Hòa Thượng Thích Thái Hòa, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Hòa Thượng Thích Trường Sanh, Thượng Tọa Thích Tâm Hòa; cùng quý Ni Sư Thích Nữ Tịnh Quang, Sư Cô Thích Nữ Huệ Trân, Sư Cô Thích Nữ Khánh Năng. Và các bài viết của những học giảtri thức Phật Giáo như Cư Sĩ Pháp Hiền, Đạo Sinh, Vĩnh Hảo, Huỳnh Kim Quang, Bạch Xuân Phẻ, Tâm Quảng Nhuận, Nhuận Pháp, v.v…

Nói chung, đặc san Phật Việt số 2 là một tập hợp tài liệu giá trị về công tác hoằng phápphiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Dĩ nhiên, công tác hoằng truyền chánh pháp là tối quan trọng và bao quát khắp mọi sinh hoạt của cộng đồng Tăng, Ni và Phật Tử các giới. Cũng vậy, công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam là tối cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Phật Giáo Việt Nam.

Vì vậy, đặc san Phật Việt số 2 chỉ là một nỗ lực sơ khởi và rất khiêm tốn nhằm ghi lại một số thành quảtài liệu liên quan đến hai sứ mệnh trọng đại này. Chắc chắn sẽ phải cần đến những nỗ lực tương tự trong tương lai lâu dài về sau.

Mong lắm thay!
Ban Biên Tập Phật Việt

MỤC LỤC
LỜI DẪN | Ban Biên Tập Phật Việt 
THÔNG BẠCH THỈNH CỬ HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP | VTT, GHPGVNTN | Thích Tuệ Sỹ 
TÂM THƯ CỦA HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP | Thích Tuệ Sỹ 
THÔNG BẠCH v/v Thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm thời | Thích Tuệ Sỹ 
ĐẠI HỘI HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP LẦN THỨ I  BBT THƯ VIỆN PHẬT VIỆT | Nhuận Pháp Ghi nhanh
PHÁP HỘI LINH SƠN, TỎA HƯƠNG HOẰNG PHÁPThích Nữ Huệ Trân 
TỪ VIỆC DỊCHĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT  TỚI PHỤC HƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC |  Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
DỊCH KINHĐẠI HỌC | Thích Minh Châu (1918-2012) 
TƯỜNG THUẬT LỄ HOÀN THÀNH CÔNG TÁC  PHIÊN DỊCH TRƯỜNG BỘ KINH | Tư Tưởng 
GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA “Introduction to the Selectionsfrom Mahāyāna Buddhism” | Peter Harvey & Thích Tuệ Sỹ | Dịch Việt: Huongtichbooks NHIỀU TÁC GIẢ
LỜI TỰA VÀ GIỚI THIỆU TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA  PHẬT GIÁO VIỆT NAM | Chủ trương:Thích Trí Thủ (1909-1984) | Chủ biên: Trí Siêu Lê Mạnh Thát 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẠI TẠNG KINH HÁN VĂN |Thích Thiện Siêu (1921-2001) 
DIỄN VĂN KHAI MẠC KHÓA I THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG (1971-1974) | Thích Thanh Từ.
TỔ KHÁNH ANH VỚI CÔNG VIỆC TRƯỚC TÁC,  PHIÊN DỊCH | Thích Như Điển 
CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC |  Thích Thái Hòa 
ĐỨC PHẬT TRONG CHÚNG TA |Đạo Sinh 
PHẬT GIÁOGIÁO DỤC PHẬT HỌC NHƯ THẾ NÀO? |  Pháp Hiền Cư Sĩ 
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, GIÁO DỤC PHẬT GIÁOTRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY | Thích Nguyên Siêu 
TƯ TƯ  ỞNG THIỀN HỌC TRONG KINH KIM CANG | Thích Nữ Khánh Năng 
ĐỨC PHẬTPHÁP GIÁO HÓA CỦA NGÀI | Thích Đức Thắng 
MỘT VÀI CẢM NHẬN NHÂN ĐỌC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỦA GIÁO SƯ LÊ MẠNH THÁT |  Thích Phước An 
TẠI SAO GIỚI TRẺ ÍT ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT? |  Tâm Thường Đ ịnh Bạch Xuân Phẻ
HOẰNG PHÁP,TRƯ ỚC SỰ THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI MỚI   | Thích Nữ Tịnh Quang 
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TẠI HẢI NGOẠI | Thích Trường Sanh 
CON ĐƯỜNG HOẰNG PHÁP TẠI HẢI NGOẠI |  Thích Tâm Hòa 
NGHĨ VỀ CÔNG CUỘC HOẰNG PHÁP TẠI HẢI NGOẠI | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang 
TỰA PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG: DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from the Buddha |Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT – TUỆ SỸ
PHỎNG VẤN TỲ KHEO BODHI:“NGƯỜI THÔNG DỊCH CHO PHẬT” Interview with Bhikkhu Bodhi: Translator for the Buddha | Inquiring Mind| Tâm Quảng Nhuận dịch Việt 
BẠN ĐỌC CÁI GÌ, BẠN LÀ CÁI ĐÓ |   You Are What You Read GABRIEL LEFFERTS | Tricycle |   Tâm Quảng Nhuận dịch Việt 
BÀI PHÁT BIỂU CỦA HT THÍCH NHƯ ĐIỂN TRONG BUỔI LỄNHẬN HUÂN CHƯƠNG HẠNG NHẤT TẠI TÒA THỊ SẢNH HANNOVER (08.12.2021)
LỜI CHÀO MỪNG của Ông Thị Trưởng thành phố Hannover Belit Onay tại sảnh đường Mosaik của Tòa Thị Chính thành phố Hannover ngày 8/12/2021 | Phạm Công Hoàng dịch. 
TAN HỢP GIỮA ĐỜI | Tâm Quang Vĩnh Hảo 
PHẦN PHỤ  BẢN CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM Trí Siêu | Tuệ Sỹ 
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU | NHIỀU TÁC GIẢ SỬ HỌC CỦA SỬ GIA LÊ MẠNH THÁT |  Thích Nguyên Siêu 
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TRÌNH DỊCH THUẬT KINH, LUẬT, LUẬN, TRIẾT HỌC, THI CA CỦA TT TUỆ SỸ Thích Nguyên Siêu | 2007 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8122)
08/10/2022(Xem: 2849)
04/03/2024(Xem: 45741)
01/12/2014(Xem: 10569)
08/01/2015(Xem: 10420)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.