Gà Con Muôn Màu Hay Sự Hành Hạ Súc Vật (Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh)

23/09/201112:00 SA(Xem: 41746)
Gà Con Muôn Màu Hay Sự Hành Hạ Súc Vật (Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh)

GÀ CON MUÔN MÀU HAY SỰ HÀNH HẠ SÚC VẬT
Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh

gaconmuomauTừ trước nay, chuyện thú vật như chó, mèo, thỏ, bị nhuộm màu để bán cũng không còn lạ gì với ai. Nay, gà con và vịt con mới nở cũng bị đem nhuộm màu để bán cho trẻ em chơi.

 ***

Lòng tham và sự tàn ác của con người không biết đâu mà nói.

Mùa lễ Phục Sinh tại nhiều quốc gia gà con và vịt con mới nở ra thường bịđem nhuộm màu để bán cho trẻ em như một món đồ chơi không hơn không kém.

Chuyện sản xuất gà con technicolor đã có từ nhiều năm qua. Tại Ấn Độ, Alaska, Maroc, Malaysia, Yemen, Hoa Kỳ (Alaska), Miến Điện, Lào, Trung Quốc…

Con buôn tiêm vào trứng những màu hóa học hay màu thực phẩm như: hồng, xanh lá cây, xanh da trời, tím, đỏ, vàng da cam vv… Khi nở ra, lông sẽ cómàu tương ứng. Con vật thấy rất dễ thương như những món đồ chơi.

Có nơi như tại Ấn Độ họ pha dung dịch phẩm màu hóa học trong một chậu nước và hốt gà con hay vịt con mới nở vàthả hết vào đó, trộn đều, gàbịướt lem nhem kêu chíp chíp rần lên, vô cùng dã mantội nghiệp.

Multicolored chiken for Easter. BBC

http://news.bbc.co.uk/2/hi/3615191.stm

Màu nhuộm sẽ phai đi sau hai ba tuần theo đà phát triển của con vật.

Tại Washington DC và một số tiểu bang khác đã có luật cấm bán gà vịt nhuộm màu với lý do chính là sợ trẻ em bị lây nhiểm vi khuẩn Salmonella có thểhiện diện trong phân gà.

mục đích nhân đạosức khỏe, chúng ta không nên mua những loại gàcon muôn màu.

Đây là một sự hành hạ súc vật.

“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồinghiệp báo, mà còn vì ý thức rằng mọi sinh loài đều có quyền sống bình đẳng và môi trường sống là dành cho tất cả mọi loài trên trái đất này chứ không phải dành riêng cho con người (David J. Kalupahana, 2008, tr.137-42). Thái độ của Phật giáo đối với các loài sống như vậy đã hình thành nên một quan điểm đạo đức hành xử đối với các loài không thuộc con người: con người cần từ bỏ quan điểm xem mình là sinh loài định đoạt tất cả những loài khác; cần phải xem mình và các sinh loài khác như là những "láng giếng" của nhau’’ (Peter Harvey, tr. 185).(Đạo đức Phật giáovấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Nguồn Tập San Pháp Luân 68) & ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Thích Nguyên Hiệp
Video Colored chiken in China

http://www.youtube.com/watch?v=kjLrFJlaUrw&feature=related

Video Multi colored chicken

http://www.youtube.com/watch?v=OeBbxGTuVdM

Video How they color chicks in India

http://www.youtube.com/watch?v=Mj16rdnh95I&NR=1

Montreal, Sept 23, 2011

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/02/2017(Xem: 24231)
23/12/2016(Xem: 9232)
13/12/2016(Xem: 14739)
15/11/2016(Xem: 22390)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.