Chuyến Hoằng Pháp Đầu Tiên Của Tăng Đoàn Tu Viện Namgyal, Dharamsala Tại Việt Nam

13/03/201212:00 SA(Xem: 48537)
Chuyến Hoằng Pháp Đầu Tiên Của Tăng Đoàn Tu Viện Namgyal, Dharamsala Tại Việt Nam

CHUYẾN HOẰNG PHÁP ĐẦU TIÊN
CỦA TĂNG ĐOÀN TU VIỆN NAMGYAL, DHARAMSALA, ẤN ĐỘ 
TẠI VIỆT NAM


Lần đầu tiên Phật tử Việt Nam được hân hạnh đón tiếp Ngài Lạt Ma Thamthog Tulku Rinpoche, tu viện trưởng và tăng đoàn Tu viện Namgyal - Dharamsala Ấn Độ đến Việt Nam.

Được biết phái đoàn đến Việt Nam hoằng pháp từ ngày 7 tháng 3 năm 2012 đến hết ngày 22 tháng 3 năm 2012 theo lời thỉnh mời của Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo TP. Đà Nẵng, trước là tham dự lễ hội Quan Âm Ngũ Hành Sơn năm 2012, sau là thăm viếng hữu nghị ban trị sự Phật Giáo bốn thành phố lớn tại Việt Nam Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và Sài Gỏn cùng là thuyết pháp về Kim Cang Thừa và chủ trì lễ truyền quán đỉnh Quán Thế Âm.

Mở đầu chương trình hoằng pháp kéo dài 15 ngày tại Việt Nam, Ngài Lạt Ma Thamthog Tulku Rinpoche đã thuyết pháp về “Lịch sử và sự phát triển Kim Cang Thừa” tại chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng vào buổi sáng ngày 9 tháng 3 năm 2012, qua buổi chiều ngài và tăng đoàn tham dự lễ khai mạcLễ hội Quán Thế Âm” tại Ngũ Hành Sơn.

Qua ngày hôm sau Ngài tiếp tục thuyết pháp về “Đại bi Quán Thế Âmhình tượng Tara trong Kim Cang Thừa” vào buổi sáng và buổi chiều thực hiện Lễ Gia Trì Đàn Tràng Quán Thế Âm, đến buổi tối chủ trì Lễ an vị – tôn trí Tôn tượngKinh Tạng vào Bảo tháp và Hộp gỗ quý tại chùa Quán Thế Âm.

Ngày cuối của ba ngày tại Đà Nẵng của ngài và tăng đoàn là chủ trì Lễ truyền Quán đảnh Quán Thế Âm vào buổi chiều ngày11-3-2012.

Ngày 12-3-2012 ngài và tăng đoàn vào Huế thăm hữu nghị ban trị sự tỉnh hội Phật Giáo Thừa Thiên - Huế tại chùa Từ Đàm. Qua ngày hôm sau ngài thuyết giảng về “Giáo dục Phật giáo trong Kim Cang Thừa” tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Huế và sau đó là tham quan chùa Linh Mụ và cung thành Huế.

Ngày 14-3-2012 đoàn sẽ bay vào Sài Gòn và ở đây đến ngày 17-3-2012. Trong thời gian này ngài và tăng đoàn sẽ thuyết pháp và truyền lễ quán đảnh Phật Dược Sư tại Viên Thông Tự, thăm chùa Phổ QuangBan Trị Sự thành hội Phật Giáo, thăm Học Viện Phật Giáo Việt NamHòa Thượng Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung Ương GHPGVN, kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung Ương tại Tịnh Xá Trung Tâm.

Từ ngày 18 đến 22 -3-2012 ngài và tăng đoàn sẽ hoằng pháp tại Hà Nội với mở đầu là tham dự lễ khai pháp tại chùa Vạn Niên , qua ngày hôm sau thăm xã giao và dùng cơm trưa với Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Hà Nội. Đến chiều nói chuyện với doanh nhân Việt Nam do Vietnam CEO Club tổ chức tại hội trường tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Kết thúc chuyến hoằng pháp tại Việt Nam là thăm vịnh Hạ Long và làm lễ phóng sinh trên biển ngoài vịnh để cầu nguyện cho quốc thái dân an.

 

Tịnh Thủy

 

Xem thêm:

THEO DẤU TĂNG ĐOÀN TU VIỆN NAMGYAL (DHARAMSALA ẤN ĐỘ) HOẰNG PHÁP TẠI VIỆT NAM

 

 

VÀI NÉT VỀ NGÀI LẠT MA THAMTHOG TULKU RINPOCHE
Đương kim Trụ Trì Tu Viện Namgyal - Dharamsala

thamthogrinpoche2

Đức Lạt Ma Thamthog Rinpoche sinh năm 1951 tại Lithang ở miền Đông Tây Tạng. Vào 6 tuổi ngài đã được công nhậnxác nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Kyabje Rinpoche , hóa thân của Trijyan Thamthog XII, người sáng lập ba viện đại học tu viện lớn nhất vùng Lithang. Từ khi còn nhỏ, ông tu học tại Tu viện Sera Je ở Tây Tạng và vượt thoát khỏi Tây Tạng năm 1959 qua Ấn Độ, sau đó ông tiếp tục học tại trường đại học của tu viện Sera Je ở miền Nam Ấn Độ. Năm 1982, ông được ban danh hiệu cao nhất của Phật giáo Tây Tạng "Geshe lharampa".


Năm 1987, theo lời mời của Sư Phụ của mình, Gheshe Tenzin Gonpo, ông qua định cư tại tại TP. Milan, Ý Đại Lợi, thay thế sư phụ sau khi sư phụ viên tịch vào năm 1992 để lãnh đạo tinh thần Pel Ling Ghe.
Trong năm 2000 và 2004 cùng với đệ tử và nhiều bạn bè Ý, ngài trở lại Lithang, Tây Tạng thực hiện một số dự án từ thiện, bao gồm cả xây dựng lại bệnh viện và các trường học và ký túc xá tại Lithang.


Tháng 8 năm 2009, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 bổ nhiệm ngài đảm nhiệm chức vụ Tu Viện Trưởng Tu Viện Namgyal tại Dharamsala, Ấn Độ. Hiện nay tu viện Namgyal là nơi cư trú của hàng trăm tu sĩ từ tất cả các trường đại học học của Phật giáo để đào sâu kiến ​​thức và thực hành pháp Tantra Kalachakra cùng là các nghi lễ phức tạp trong truyền thống Phật Giáo Kim Cang Thừa Tây Tạng.

(Nguồn: http://www.gpling.org/thamthog-rinpoche.html)


VÀI NÉT VỀ TU VIỆN NAMGYAL, DHARAMSALA


dharamsala-00smTu Viện Namgyal mà người dân ở Dharamsala thường gọi là "Chùa của Đức Đạt Lai Lạt Ma", tọa lạc trên một ngọn đồi gần thị trấn Dharamsala, cách New Delhi 514 km đường bộ, nằm nép mình giữa những con đường quanh co và những triền đồi dốc thẳng. Dharamsala thuộc tiểu bang Hamachal Pradesh ở miền cực Bắc Ấn Độ với nhiều đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, được chính phủ Ấn Độ ấn định làm nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người Tây Tạng lưu vong vào năm 1959 sau khi quốc gia Tây Tạng bị chính quyền Trung Cộng tấn chiếm. Ngày nay Dharamsala được thế giới biết đến như là một “Tiểu Lhasa” thủ đô của Tây Tạng lưu vong

Tu Viện Namgyal được thành lập vào năm 1960 bắt đầu với 55 nhà sư từ tu viện gốc Namgyal ở Tây Tạng di cư đến. Cho đến nay, hơn 50 năm sau tu viện đã trở nên nổi tiếng là nơi đào tạo tăng tài cho Phật giáo Tây Tạng và cũng là nơi bảo tồnduy trì các truyền thống văn hóa nghệ thuật Tây Tạng.

Chương trình giảng dạy và sự khắc nghiệt của cuộc sống tu viện đã được duy trì tỉ mỉ trong suốt học trình. Các nhà sư mới đến phải vượt qua một loạt các kỳ thi tuyển sinh đầy thách thức, và nếu chấp nhận, thực hiện những năm truyền thống của nghiên cứu triết học.

Dưới đây là một số hình ảnh chụp tại bên trong tu viện và ngoài tu viện trong dịp Hòa Thượng Thích Giác Toàn dẫn một phái đoàn chư tăng ni và Phật Tử Việt Nam gần 500 người đến đây tu học một tuần vào tháng 7 năm 2011:


namgyal_-_dharamsala-06
Hình mặt trước tu viện Namgyal và tòa nhà phía xa lợp mái mầu xanh là văn phòng và nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma
namgyal_-_dharamsala-05namgyal_-_dharamsala-04
HT. Thích Giác Toàn đại diện chư tăngPhật tử Việt Nam đang tác bạch với Đức Đạt Lai Lạt Ma
namgyal_-_dharamsala-03namgyal_-_dharamsala-02namgyal_-_dharamsala-01
Toàn cảnh buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma với đoàn Phật tử Việt Nam trong chánh điện chùa Namgyal
(Bài viết: Tịnh Thủy - Hình: Phùng Kim Yến)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/02/2018(Xem: 11803)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.