Hàng Ngàn Tăng Ni Hệ Phái Khất Sĩ Trì Bình Khất Thực

01/03/201412:00 SA(Xem: 13833)
Hàng Ngàn Tăng Ni Hệ Phái Khất Sĩ Trì Bình Khất Thực

Hàng ngàn Tăng Ni hệ phái Khất Sĩ
trì bình khất thực
Ngộ Dũng

tnd_4916_564092066_300Sáng 28/02/2014, trong khuôn khổ các hoạt động tưởng niệm 60 năm ngày tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, hơn 1500 Tăng Ni cùa hệ phái Khất Sĩ đã trì bình khất thực xung quanh pháp viện Minh Đăng Quang.

Trì bình khất thựctruyền thống của Tăng đoàn Phật giáo từ thời đức Phật còn tại thế. Ngày nay, tại các nước theo Phật giáo Nam truyền vẫn còn duy trì truyền thống này. Riêng tại Việt Nam, truyền thống khất thực đã không còn được duy trì như trước đây.

Nhân lễ tưởng niệm 60 năm ngày tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, hệ phái Khất Sĩ tổ chức lễ trì bình khất thực tái hiện lại truyền thống của đức Phật thuở trước. Với hơn 1500 Tăng Ni của 6 giáo đoàn Tăng và 1 giáo đoàn Ni trang nghiêm thiền hành khất thực đã để lại trong lòng hàng ngàn Phật tử tham dự một hình ảnh đẹp về Tăng đoàn.

Xin giới thiệu chùm ảnh về buổi lễ này:

tnd_4410_258404116

tnd_5200_843256497tnd_5193_755919629tnd_5126_328342930tnd_5091_167936613tnd_5013_299885420tnd_5002_572957119tnd_4967_723181396tnd_4916_564092066tnd_4893_747967559tnd_4880_738455550tnd_4855_903909988tnd_4847_742071472tnd_4652_836569313tnd_4625_456046545

 

Kết thúc đại lễ tưởng niệm

60 năm tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng

 

Tuần lễ tưởng niệm đã nói lên sự trưởng thành trong nhận thức, khoa học trong tổ chức, đoàn kết hài hòa giữa các tông phái và các tầng lớp trong xã hội; đem lại thiện cảm không ít đối với những ai có mặt.

Ngày 1/3 là ngày kết thúc đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.

Mở đầu là ngày Hội thảo khoa học với chủ đề: "Hệ phái Khất sĩ - quá trình hình thành, hội nhập và phát triển" Với sự hợp tác đồng tổ chức của Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Nghiên cứu Phật học Vạn Hạnh và Hệ phái Khất sĩ.

Hai ngày kế tiếptiếp đón Hệ Phái Phật giáo Nam Tông Khmer-Kinh, Phật giáo Hoa Tông; chư tôn giáo phẩm HĐCM,HĐTS, các ban ngành, Viện trung ương các tỉnh thành quận huyện thuộc BTS.GHPGVN TP HCM. Các cơ quan chức năng, các tôn giáo bạn.

Hai ngày còn lại là sinh hoạt nội bộ của hệ phái Khất sĩ; trong đó, lặp lại hành hoạt khất thực truyền thống dành cho ni giới diễn ra quanh vòng đai bên ngoài Pháp viện Minh Đăng Quang,Tọa đàm Chơn lý; chư Tăng ni, Phật tử hệ phái chính thức cử hành lễ Tưởng niệm Tổ sưcầu an, cầu siêu.

Từ lâu, 70 năm hình thành và có mặt trên đất nước, hòa chung giòng sinh mệnh Phật giáo Việt Nam, hệ phái Khất sĩ có mặt như một sắc thái đặc thù và cũng là bóng dáng thầm lặng; kể từ 1981, HT Giác Toàn, đại diện hệ phái tham gia mọi sinh hoạt của Giáo hội, tuy mang danh là một trong 9 hệ phái hình thành một giáo hội PGVN, thật ra, cá nhân HT Giác Toàn đã năng động, mềm mại, uyển chuyển trong mọi công việc và cũng là cái gạch nối giữa các tông chi, hệ phái để bánh xe nội bộ dịch chuyển khá hơn. 33 năm linh hoạt trong mọi công tác Phật sự, HT Giác Toàn đã tạo được niềm tin với chư tôn đức trong giáo hội, đã nâng tầm vóc và uy tín Hệ phái Khất sĩ lên một chừng mực nhất định trong tổng thể các Tông môn.

Không ai nghĩ rằng hệ phái Khất sĩ có thể tạo một bước ngoặt ngoạn mục như những ngày qua mà tầm vóc và khả năng tổ chức chu tất như thế chỉ có của một chính phủ, một GHPGVN hoặc những tôn giáo lớn chứ không thể là một hệ phái.

 blank

Tuy mang danh hệ phái nhưng thật ra, dưới tay HT Giác Toàn chỉ vài Tăng ni trong số 30 Tiến sĩ thuộc hệ phái có đủ năng lực hỗ trợ. Chương trình 5 ngày sắp xếp rất hợp lý và diễn ra thật nhịp nhàng từ khâu thượng tầng đến hạ tầng - hội thảo đến các Tông phái tham bái tưởng niệm, cúng dường trai tăng đến cung ứng món ăn tự chọn cho quần chúng với số lượng không dưới 10 ngàn người mỗi ngày.

Ngoài sự cảm phục, chưa ai than phiền về một hoạt động tổng thể như thế, nói cho đúng hơn: "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".

Sau khi ba ngày dành cho khách quý, hai ngày cuối đã hâm nóng nội bộ mà suốt thời gian dài, nhất là sáu 1975, các giáo đoàn chưa có dịp ngồi lại với nhau, nhìn mặt nhau để kiểm điểm mọi sinh hoạt chung trong hệ phái. Truyền thống khất thực, một hình thái cao quý của hạnh đi xin, xin vật thực và xin học hỏi đã ngưng trệ để rồi, nhiều người ngoài hệ phái đã lạm dụng, tiếp nối những bước chân giải thoát biến thành những tệ nạn lạm dụng trong xã hội, tuy vậy, chưa hẳn kẻ lạm dụng đó đã làm nhơ uế hệ phái truyền thống, ngược lại, quần chúng hiểu biết càng tôn kính hạnh quý báu của hệ phái một thời phủ vàng miền Tây Nam bộ. Trong những ngày này, chư ni được dịp, một lần nữa, đầu trần chân đất trì bình khất thực tượng trưng giữa quần chúng tín đồ phát tâm cúng dường đang có mặt, và cuộc tọa đàm chưa từng có giúp chư ni và quần chúng Phật tử có cái nhìn thông thoáng hơn, giải tỏa những mắc mứu đang tồn đọng về kiến thức Chơn lý.

Trước 1975, chư Tăng trong hệ phái Khất sĩ chỉ chuyên tu, không quan tâm đến kiến thức, nhưng, sau 1981, để bắt kịp trào lưu tiến hóa của xã hội, đồng thời đóng góp mọi Phật sự, hệ phái đã có 30 Tiến sĩ, vài trăm Thạc sĩ đang cùng chư Tăng Bắc tông xây dựng PGVN. Với số lượng 500 ngôi Tịnh xá, ba ngàn Tăng ni cũng nói lên sự phát triển của hệ phái hiện nay, nhưng chưa đủ nói lên sự trưởng thành của một hệ phái nếu khôngtuần lễ Tưởng niệm Tôn sư 60 năm vắng bóng. Chỉ 10 năm thành lậpgiáo hóa hệ phái Khất sĩ của Tôn sư thế mà 60 năm còn lại, đàn đệ tử chân tu đã làm rạng rỡ Tôn sư qua các bài phát biểu tưởng niệm của các hệ phái, các cấp chính quyền và các tôn giáo bạn dành cho hệ phái.

Tuy hệ phái không phát triển vũ bão, nhưng chất keo sơn trong tinh thần tu học đã tạo sự đoàn kết nội bộ trong các giáo đoàn và vẫn giữ được sự chân chính, thân giáo trong từng Tăng sĩ. Tuy các cao đệ của Tôn sư từng là trưởng đoàn đã quy vãng, những thế hệ kế thừa trưởng thành vẫn giữ được giềng mối thanh quy của một hệ phái. Dĩ nhiên cũng còn những bất cập trong nội bộ, những ưu tư của Tăng ni trong hệ phái tìm cách vươn lên trong thời đại @, còn những mắc mứu trong giáo lý của hệ phái mà chưa nắm hết để đối diện với quần chúng cần tìm hiểu. Ngoài hình thức pháp phục và nét sống riêng, chư Tăng hệ phái chưa nắm bắt được một pháp môn tu tập ngoài pháp niệm Phật của Tịnh độ, nói khác hơn, hệ phái chưa có một pháp hành chuyên biệt đặc thù.

Tuần lễ tưởng niệm đã nói lên sự trưởng thành trong nhận thức, khoa học trong tổ chức, đoàn kết hài hòa giữa các tông phái và các tầng lớp trong xã hội; đem lại thiện cảm không ít đối với những ai có mặt, nói một cách dễ hiểu, HT Giác Toàn khá chịu chi và rộng tay trong mọi khâu suốt 5 ngày đại lễ, ngài có cái nhìn tổng quát trong tổ chức và linh động giải quyết từng khâu chập choạng trước ngày khai lễ. Nhờ tính năng động, uyển chuyển, khiêm hạ, bình dị mà sự thành công không thể không có.

Cuộc Hội thảo trong ngày đầu của chương trình đại lễ tưởng niệm đã xác định vị thế của Hệ phái Khất sĩ trong xã hội Tôn giáo, đưa hệ phái từ chiếc bóng mờ trở thành ánh sao lung linh trên nền trời PGVN mà tương lai,hàng trăm, có thể hàng ngàn Tăng ni trẻ sẽ gánh vác phần lớn Phật sự trong giáo hội, làm tươi trẻ bộ mặt phật giáo Việt Nam hiện nay; đó là tiềm lực của hệ phái Khất sĩ Việt Nam, dung nạp cả hai truyền thống Nam tôngBắc tông, một tông phái mang tính Việt chất phi Nam phi Bắc.

Hy vọng hội thảo lần đầu tiên sẽ là tiền đề cho các cuộc hội thảo về sau sâu rộng hơn; lễ tưởng niệm đầu tiên sẽ là bản lề cho các giáo đoànkinh nghiệm, mạnh dạn bắt tay vào việc chung của hệ phái hầu BTC nhẹ gánh hơn. Và 5 ngày qua cũng sẽ giúp cho chư Tăng ni linh hoạt, năng động hơn, sáng tạo hơn trong việc phát triển hệ phái mà không đánh mất phẩm hạnh cao quý đã có; đó là cách xác định giá trị và sự hiện hữu của một hệ phái trong lòng dân tộc.

MINH MẪN

1/3/2014

 

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8362)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.