Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương: Từ Luận Án Tới Hoằng Pháp

26/03/201412:00 SA(Xem: 15615)
Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương: Từ Luận Án Tới Hoằng Pháp

SƯ CÔ THÍCH NỮ NGUYÊN HƯƠNG
TỪ LUẬN ÁN TỚI HOẰNG PHÁP

WESTMINSTER, Calif. (VB) -- Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương đang hình thành một đạo tràng Phật Giáo tại vùng Hoa Thịnh Đốn, theo lời Sư Cô cho biết trong khi từ thủ đô về vùng Nam California để tham dự tang lễ Ni Trưởng Karuna Dharma, một vị ni người bản xứ Mỹ trắng trong nhóm học trò đầu tiên của Hòa Thượng Thích Thiên Ân và cũng chính Ni Trưởng đã là người sáng lập Thiền Viện International Buddhist Meditation Center tại Los Angeles.

Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương cho biết rằng Sư Cô vào Hoa Kỳ là từ bảo lãnh của Ni Trưởng Karanua Dharma để giúp hoằng pháp, và đã đặt chân vào Mỹ đúng ngày Phật Đản tháng 4-2010.

Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương cũng cho biết, người Hoa Kỳ gọi Ni TrưởngSư Bà Tiến Sĩ (Ven. Dr. Karuna Dharma) nhưng các tăng ni Việt Nam vẫn quen gọi là Sư Bà Thích Ân Từ, để nhớ rằng Ni Trưởng là một trong những phụ nữ Mỹ đầu tiên thọ giới Tỳ Kheo Ni tại Mỹ (năm 1976), sau nhiều năm học Phật, khởi sự từ năm 1969 dưới hướng dẫn của HT Thích Thiên Ân.

Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương cho biết, nguyên gốc người Huế, đi du học Ấn Độ từ năm 1998, hoàn tất học vị Tiến Sĩ năm 2002, và đặt chân vào Hoa Kỳ năm 2010. Lý do chọn vùng Hoa Thịnh Đốn làm nơi mở đạo tràng vì muốn ở nơi vùng tam biên của DC, Virginia và Maryland, nơi cộng đồng Việt Nam vững mạnh.

Sư Cô cũng vừa xuất bản cuối năm 2013 một cuốn sách Anh ngữ tựa đề "The Evolution of Buddhist Meditation: A Historical Study," nội dung là luận án tiến sĩ đệ trình tại Đại học Magadh University tại thành phố Bodh-gaya, Ấn Độ.

Nội dung luận án này là ghi lại các diên tiến từ Thiền Định thời sơ kỳ Phật Giáo -- theo trình bày của Kinh Phật Tạng Pali (tiếng Nam Phạn, nguyên khởi là truyền khẩu trứớc Tây lịch nhiều thế kỷ) và bộ luận Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga của ngài Buddhaghosa xuất hiện vào khoảng năm 430 tại Tích Lan) -- dẫn tới pháp môn Thiền mô tả trong Kinh Tạng Sanskrit (tiếng Bắc Phạn) và rồi Thiền Tông Trung Hoa (xuất hiện từ thế kỷ thứ 6) và Thiền Tông Nhật Bản từ sơ kỳ là thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 18.

Trong Lời Chứng Nhận, vị giaó sư bảo trợ luận án của Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương là Tiến Sĩ Shiv Bahadur Singh, Khoa Trưởng Khoa Học Châu Á và Cổ Ấn Độ, viết rằng đề tài này do Sư Cô chọn là độc đáo, và nghiên cứu đã rất mực kỹ lưỡng, hoàn mãn.

Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương cho phóng viên Việt Báo biết rằng, các Phật Tử có thể liên lạc với Sư Cô qua email và điện thoại:

lien223vn@gmail.com

Tel: 213-820-9165

Cư Sĩ Nguyên Giác nói rằng, khi gặp Sư Cô trong Pháp Hội Đại Từ Bi tuần trước ở Tổ Đình Minh Đăng Quang, Santa Ana, ông rất mực hoan hỷ khi khi nhìn thấy luận án Tiến Sĩ của Sư Cô đã in thành cuốn sách 250 trang, và nói rằng công trình nghiên cứu này sẽ làm lợi ích cho những người muốn tìm hiểu về những chặng đường của Thiền -- từ Tạng Pali sang Tạng Sanskrit, rồi tới Thiền Trung Hoa và Thiền Nhật Bản. Ông nói thêm, khi Sư Cô giúp cho Phật Tử thấy được pháp hỷ, thiền duyệt, đó sẽ là phương tiện hoằng pháp hay nhất, vì Thiền Phật Giáo là những kinh nghiệm không dùng lời diễn tả hết được và đang được các nhà khoa học thế giới sử dụng để chưã rất nhiều bệnh thế gian.

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, đang cư ngụ ở giáp biên thủ đô, cũng bày tỏ hoan hỷ về đạo tràng vùng Hoa Thịnh Đốn, và đã gửi lời chúc mọi điều tốt lành tới Sư Cô. (HẾT BẢN TIN)

PHOTO:
sc_nguyen_huong_dsc06620-content
Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hương tại Tổ Đình Minh Đăng Quang hôm 16-3-2014.(Photo NG)
sc_nguyen_huong_dsc06621-content
Cuốn sách "The Evolution of Buddhist Meditation: A Historical Study."

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.