Học Chánh Niệm Trong Tù

23/06/20142:45 CH(Xem: 9975)
Học Chánh Niệm Trong Tù
HỌC CHÁNH NIỆM TRONG TÙ
Phan Tấn Hải

blankSau đây là bản Việt dịch một bản tin của phóng viên Bryan Denson trên báo The Oregonian ngày 21-6-2014 tựa đề “Oregon prison workers: 'Mindfulness' training calms even the most tightly wound” (Quản giáo trại tù Oregon: Thiền chánh niệm làm bình an được ngay cả vết thương sâu kín nhất).
***
Các viên chức trại tù Oregon đã xanh mặt khi biết về tác hại kinh hoàng trên cảm xúc và thể xàc mà nhiệm vụ cai tù đem tới cho các nhân viên nơi tuyến đầu của họ.

Họ mới chọn kiểu mới, thuê một nhà tư vấn -- người này sẽ huấn luyện pháp Thiền Phật Giáo để giúp làm tốt sức khỏe cho họ về thể xác và cảm xúc. Nhà tư vấn này cũng là một người có tiền án về ma túy, từng ngồi 14 năm tù liên bang.

Các viên chức trại tù không tức khắc tiết lộ các chi tiết trên khi họ đưa chương trình của nhà tư vấn này tới các viên chức đang phụ trách giam giữ 14,700 tù nhân tiểu bang.

Họ viết cho các cai tù, “Mục tiêu tối hậuchuyển hóa văn hóa, từ kiểu văn hóa của bác bỏ, căng thẳng, mệt mỏi, khủng hoảng không chữa trị và gây ra các nan đề cảm xúc sang một nền văn hóa lành mạnh của tự quản, tự chăm sóc, truyền thông khôn ngoan về mặt cảm xúc và mặt xã hội, cách đối phó những mâu thuẫncăng thẳng lành mạnh, và sự an toànlành mạnh cho toàn bộ nhân viên trại giam.”

Có 60 nhân viên – trong đó nhiều người là quản giáo coi tù – đã ký tên tham dự chương trình thử nghiệm này.

Thượng sĩ Laura Hinkle, một trưởng nhóm quản tù vững vàng lúc đó đã có 9 năm làm việc trong Oregon State Penitentiary (Trại Giam Đại Hình Tiểu Bang Oregon) tại Salem, nhớ lại ngày đầu tiên tập thiền. Nhà tư vấn có mái tóc trắng, tên là Fleet Maull – nói về "mindfulness" (chánh niệm) và "emotional intelligence" (nhận diện cảm xúc) rồi yêu cầu nhóm quản giáo tập thở.

Ông nói, “Quý vị hãy nhắm mắt lại.”

Hinkle tròn mắt nhìn. Có phải cha nội này đang lên cơn phê? Sẽ không có cai tù nào muốn nhắm mắt khi đứng ở một tầng giam chung quanh đầy tù nhân. Cha nội này rõ ràng không biết gì về đời sống trong tù.

Sau đó, Hinkle bước tới về hướng Kelly Raths, người lúc đó là tuyên úy nhà tù.
Bà Hinkle nói, “Tôi xong rồi. Tôi không thể làm như thế.”
Bà Raths nói với bà Hinkle rằng hãy cởi mở, hãy trở lại ít nhất thêm một buổi thiền khác.
Về sau, Thượng sĩ Hinkle mới biết rằng Maull biết toàn bộ về đời sống trong tù.

Bộ Cải Huấn đã rơi tới một đáy cảm xúc năm 2013, buộc dẫn tới những thay đổi triệt để nhằm giảm căng thẳng cho các nhân viên cai tù. Hai cai tù đã tự tử năm 2011, và người khác tự tử năm 2012.

Một bản tin trên báo The Oregonian cho thấy những vết thương bên trong, chỉ ra rằng các nhân viên cai tù bị chứng PTSD (rối loạn căng thẳng hậu chấn thương) ở một tỷ lệ nhiều lần cao hơn dân số tính chung.

Raths nói, “Lúc đó đã có một cảm thức về nhu cầu, và tính khẩn cấp của nó.”

Bà và các viên chức khác mới tìm kiếm.

Các viên chức cai tù đã chọn Maull – một thầy dạy thiền kỳ cựu trong tổ chức Shambhala Buddhist Community, người sáng lập mạng lưới Prison Dharma Network (bây giờ gọi là Prison Mindfulness Institute, Viện Chánh Niệm Trại Tù), và là người tự giữ vai trò nhà huấn luyện và tư vấn trưởng.

Nhưng, làm thế nào thuyết phục khoảng 2,500 viên chức cai tù về các khaí niệm như “thể dục tâm trí” và “nhận biết cảm xúc”?

Raths nói, đối với các cai tù thì đều thấy không phù hợp với trực giác khi nghĩ tới chuyện lấy việc giảm căng thẳng như một phương thuốc chữa trị cho họ về chuyện sức khỏe suy, ăn mất ngon và những gian nan trong quan hệ của họ ở sở và tại nhà.

Bà nói, “Các thứ gan thận, cảm xúc của họ đều kiệt sức rồi. Ai cũng mệt rồi... Do vậy, bây giờ tôi yêu cầu quý vị bước vào một cách sống mới toàn diện. Và một cõi của sự .khỏe khắn mới cho quý vị ở đó? Khó vậy.”

Các viên chức cai tù có 12 năm hay nhiều hơn trong nghề thì kém tiếp nhận các phương pháp mới để đối phó với việc làm đầy căng thẳng của họ, và một cuộc nghiên cứu hồi tháng 11-2013 thực hiện bởi đại học Portland State University xác nhận rằng các cai tù thâm niên đó cũng có nhiều nan đề hơn.
Raths nói, “Với các cai tù mới vaò nghề cải huấn, dễ thuyết phục hơn.”

Có phân nửa trong số 60 cai tù trong chương trình đầu tiên đã bỏ cuộc, và các viên chức vội vã tìm cai tù khác đưa vào thế chỗ. Một số người bỏ cuộc nghĩ rằng các khái niệm đó tức cười, và vài người cảm thấy như bị rơi vaò bẫy lừa gạt khi họ học -- vào nhiều buổi sau -- rằng Maull từng là một tù đại hình.
Trong chương trình dài cả năm đó, Hinkle phải tới 6 hay 7 buổi thiền tập mới tin vào chương trình này. Điều làm bà được thuyết phục là một bài tập do Maull dạy, đó là cách ông gọi là “quán sát thân thể.”
Đó là một kỹ thuật xưa cũ. Bạn nằm ngửa và nhắm mắt lại. Bạn thở vào và ra, chậm rãi cảm nhận sức nặng của gót chân của bạn, dần lên bắp chân của bạn, đùi, mông, lưng dưới, đường vòng xương sống, cổ và gáy. Nếu bạn làm đúng, bạn có thể gần như cảm thấy bạn bay bổng lên.

Maull nói với họ khi nào họ cảm nhận tới gáý, hãy nghĩ về những gì họ cảm nhận giây phút đó.

Hinkle nói, “Tôi đã ngủ như một em bé sơ sinh.”

Một phần lớn trong chương trình tập trung về các cai tù tập chia sẻ cảm xúc của họ với bạn đồng nghiệp.

Michelle Dodson, một phát ngôn nhân nhà tù đạị hình nơi có an ninh tối đa cũng là nơi Hinkle làm việc, nói như thế là trái nghịch với những người truyền thống đã dạy rằng đừng có biểu lộ những yếu kém trong bức tường nhà tù.

Hinkle nói rằng bà học để hướng về các bạn đồng nghiệp và nói, “ ‘Này nhé, tớ đang có một ngày đầy căng thẳng. Hãy dòm chừng tôi nhé.’ Như thế rất là giúp nhiều hơn, đặc biệt nơi tôi làm việc.”
Bà cũng học cách duyệt xét lại ngày làm việc trên đường lái xe về nhà và để lại những chuyện tiêu cực nơi cửa.

Bà nói, “Cách này. Tôi sẽ không về nhà và vùi dập vợ tôi với đủ thứ căng thẳng.” (LND: Hinkle là phụ nữ, khi nói chữ ‘vợ tôi’ không rõ có nghĩa về đồng tính, hay chỉ lập lại câu nói của Thiền sư Maull.)

Có lẽ, thử nghiệm lớn nhất cho việc đối trị căng thẳng là một ngày hồi tháng 12-2013, khi bà bước vào một góc nhà tù để dàn hòa một trận đánh nhau (của tù nhân). Rồi bà được khiêng ra khỏi nhà tù với một chân bị gãy và nghỉ dưỡng thương trong hơn 2 tháng.

Bà nói, “Khi tôi thấy mình lo lắng khi trở về sở làm, tôi chỉ trở về các bài tập thiền chánh niệm mà Fleet Maull đã dạy chúng tôi, và chỉ thư giãn, nghĩ là, ‘OK, tôi sẽ đỡ hơn khi tôi đỡ hơn.”

Trong một cuộc phỏng vấn, Maull giải thích rằng cách dạy của ông kết hợp với sự phức tạp của khoa tâm thần học chủ lưu với nguyên tắc căn bản của “từ bi với chính mình.” Khi chúng ta OK với chính mình, chúng ta sẽ làm khá hơn trong đời. Khi chúng ta sợ hãĩ, chúng ta sẽ thất bại.

Ông nói, “Căng thẳng là tự nhiên. Căng thẳng thường trực mới là vấn đề.”

Chương trình kết thúc năm nay, và không rõ là có sẽ được tiếp tục trở lại.

Trong một buổi tập thiền đầu năm nay, Maull lắc một cái chuông nhỏ để kêu goị giữ trật tự đối với một nhóm cai tù, một số trong đó mặc đồng phục màu xám. Họ ngồi trong các ghế nhựa, bàn chân đặt trên tấm thảm nâu trong phòng, hai tay để thoải mái trên hai đùi, cổ thoải mái tựa, mi mắt lim dim như con thằn lằn phơi ngoàì nắng.

Maull nói với họ bằng giọng lặng lẽ để hít vào lồng ngực và thở ra chậm qua mũi. Họ cùng thở sâu và đều, hình ảnh của sự bình lặng.

Ông nói, “Hãy ghi nhận nó thay đổi trạng thái tâm của bạn.”

Lúc đó, ông mới thuyết giảng cho những người đã tin ông.

blankHọ chia ra các nhóm nhỏ khi mới vào chương trình huấn luyện, từng nhóm khoảng 8 người gặp nhau 2 lần mỗi tháng để tập những gì họ được dạy trong ba buổi trọn ngày. Nhóm của Hinkle kết thân hơn, tới nổi họ hứa với nhau sẽ gặp nhau tiếp cả khi ngân sách chương trình cạn đi. Họ đã tự lập riêng mạng lưới hỗ trợ cho họ.

Một hôm, khi đứng quan sát trong phòng thăm tù đại hình, Hinkle nhìn vào cả một rừng khuôn mặt, và theo dõi một tù nhân, khuôn mặt người này đỏ lên, chùi tay vào đuôi mắt. Bấy giờ bà nghe giọng tù nhân kia lớn và linh động hơn. Lúc đó, bà tới gần tù nhân kia, ông nàỳ đang khóc.

Gia đình người tù này mang tới tin buồn. Hinkle đưa người tù này sang phòng khác.

Bà nói, “Tôi biết, một cách hiển nhiên, ông nhận tin buồn rồi. Hãy làm ơn giùm, hãy ngồi xuống nhé,” bà nói với giọng bình lặng. “Hãy thở vàì hơi thở sâu cho tôi.”

(Bản Anh văn ở đây: http://www.oregonlive.com/politics/index.ssf/2014/06/oregon_prison_workers_mindfuln.html )


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8367)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.