THÔNG BẠCH Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa THỜI LUÂN QUỐC ĐỘ (Land of Kalachakra), New York

24/06/20154:58 CH(Xem: 8704)
THÔNG BẠCH Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa THỜI LUÂN QUỐC ĐỘ (Land of Kalachakra), New York

THÔNG BẠCH
Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa
THỜI LUÂN QUỐC ĐỘ (Land of Kalachakra), New York

Một phái đoàn gồm 7 vị Lạt MaTây Tạng thuộc tu viện Namgyal Monastery, là tu viện cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên sẽ đến “Little Saigon” miền Nam Cali để hoằng pháp trong 3 tuần, hầu chia sẻ giáo pháp của Đức Phật để lợi lạc chúng sanh và xin trợ giúp để hoàn tất công trình xây chùa.

 

Thời gian từ 25/7 đến 16/8 năm 2015

Namgyal tại Ithaca 5 Namgyal tại Ithaca 6

Thầy Tenzin Choesang và Chư Tăng tu viện Namgyal

  Namgyal tại Ithaca 4Namgyal tại Ithaca 3Namgyal tại Ithaca 2Namgyal tại Ithaca 1 




Công trình được  xây cất từ năm 2006 đến nay đã hơn 9 năm vẫn chưa hoàn tấtthiếu hụt ngân quỹ

 

Kính gởi quý đồng hương và quý Phật tử thân mến,

Viện Phật Học Namgyal tại Ithaca, New York được thành lập vào năm 1992, là chi nhánh duy nhất của tu viện Namgyal (tu viện chính của Đức Dalai Lama) nằm bên ngoài quốc gia Ấn Độ.  Viện Phật Học Namgyal tại New York là một tổ chức phi lợi nhuận, được hoạt độngphối hợp với tu viện Namgyal chính tại Dharamsala-Ấn Độ, đặt dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tu viện Namgyal ở New York đang có công trình xây cất một ngôi chùa được Đức Dalai Lama đặt tên là Thời Luân Quốc Độ (Land of Kalachakra-biểu tượng kêu gọi hòa bình cho thế giới), đã được khởi công xây dựng từ năm 2006 theo hình đồ Mạn-Đà-La Thời Luân Kim Cang (Kalachakra Mandala). Hiện nay, các dự án chính như chánh điện, tăng xá dành cho các bậc Sư Thầy, và điện thất của His Holiness Dalai Lama đã được xây xong. Hiện nay công trình xây dựng còn lại là việc xây cất 20 phòng tịnh cư dành cho quý Phật tử đến tu học đang bị đình hoãn vì thiếu ngân quỹ, cho đến nay đã hơn 9 năm mà vẫn chưa hoàn tất được.

Phái đoàn sẽ thông báo lịch thuyết phápchương trình kiến tạo Kalachakra Mandala trong thời gian gần kề. Và phái đoànchương trình ban lễ tại tư gia, tân gia, các cơ sở thương mại, cầu an, cầu siêu, hộ niệm cho người sắp qua đời, giải trừ các chướng nghiệp, xin quý vị liên lạc các số phone sau đây để thỉnh chư Tăng:

Trâm Kim Thạnh: (714) 376-7897

Bích Kiều: (510) 541-1943 

Quý Phật tử hoan hỷ phát bồ đề tâm tạo công đức, cúng dường đến chùa Thời Luân, tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, với ước nguyện góp phần vào việc xây dựng hòa bình thế giới trong dự án của chuyến Phật sự này, 

 Xin ghi chi phiếu hoặc money order đề trả:

 NAMGYAL MONASTERY
Memo: Retreat rooms
Và gởi về:
c/o 140 Sunset Blvd.
Hayward, CA 94541
Tu viện Namgyal thành kính tri ân và cảm niệm công đức

_()_ Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát  _()_

 

Tâm thư hổ trợ của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Letter Of Support)

 

Namgyal tại Ithaca 7Đạt Lai Lạt Ma

Kính gởi quý vị,

Tu viện Namgyal đã được thành lập tại Lhasa, Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 16 bởi Đức Dalai Lama đời thứ nhì, Gendun Gyatso, với chủ yếu là để giúp Ngài trong việc thực hiện các hoạt động tôn giáo.  Kể từ đó, tu viện này được xemtu viện nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Ngay sau khi bị chuyển sang cuộc sống lưu vong vào năm 1959, Tu viện Namgyal đã được tái lập tại Dharmasala, Ấn ĐộBên cạnh vai trò truyền thống giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lãnh vực hoạt động tôn giáo, một chương trình nghiên cứu kinh điển Phật giáo triết học, bổ sung các thực hành Mật tông tại Tu Viện, cũng đã được giới thiệu.  Bằng cách này, tu viện sẽ tiếp tục bảo trì và tạo nên một nhận thức sâu sắc hơn về Phật giáo Tây Tạng.

Viện Phật Học Namgyal tại Ithaca, New York được thành lập vào năm 1992 và là chi nhánh duy nhất của tu viện Namgyal nằm bên ngoài quốc gia Ấn ĐộVới mục đích cung cấp giáo lý Phật giáo Tây Tạng đích thực trong tinh thần bất-tông-phái (non-sectarian) của tu viện nhằm đẩy mạnh sự đối thoại giữa các học giả phương Tây, các hàng Tăng lữ các Pháp Sư Tây Tạng.  Viện Phật Học cũng nhằm để hoạt động như một trung tâm văn hóa Tây Tạng, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp hổ trợ văn hoá cho cộng đồng Tây Tạng tại địa phương của thành phố Ithaca, cũng như phục vụ cho các tha nhân khác tại Hoa Kỳ.

Vị trí hiện tại của Tu viện không thể thực hiện được các hoạt động trên.  Vì vậy, mới đây Tu viện đã mua được một mảnh đấtlên kế hoạch để xây cất một tu viện mới.  Để việc Phật sự được thành tựu, một chương trình vận động gây quỹ đang được mở ra để giúp cho việc xây dựng tu viện sẽ được bắt đầu tiến hành vào mùa xuân này. 

Xin chân thành đa tạtri ân sâu sắc những tấm lòng hảo tâm bảo trợ, đóng góp, cúng dường của quý vị đến Tu Viện để công trình xây dựng đạt được thành tựu một cách viên mãn.

Ngày 2 tháng 2 năm 2006

Ký tên

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.