Nữ Tuyên Úy Cứu Hỏa Đầu Tiên

27/07/20153:46 SA(Xem: 8463)
Nữ Tuyên Úy Cứu Hỏa Đầu Tiên

NỮ TUYÊN UÝ CỨU HỎA ĐẦU TIÊN
Nguyên Giác

Jacquetta
Nữ Tuyên Úy Phật Giáo Cứu Hỏa Jacquetta
(ảnh: The Westmoreland Gazette)

Phật giáo đang lặng lẽ ngấm vào mạch sống xã hội Anh quốc. Sau đây là bản dịch từ báo Anh quốc The Westmoreland Gazette (http://www.thewestmorlandgazette.co.uk/) -- bản tin gốc ngày 23-7-2015, có tựa đề “Jacquetta becomes world's first female Buddhist fire chaplain” (Jacquetta trở thành nữ tuyên úy Phật giáo đầu tiên cho lính cứu hỏa).

*

Một nữ giáo viên Phật tử từ Kendal đã làm nên một dấu mốc lịch sử khi trở thành nữ tuyên úy về Phật giáo cho lính cứu hỏa.

Bà Jacquetta Gomes, có cha là một lính cứu hỏa ở London, đã đón nhận những lời chúc mừng từ khắp thế giới, trong đó có một nông dân nuôi bò yak ở Bhutan, và một nhà sưMông Cổ đang làm việc cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hội Nữ Phật Tử Quốc Tế (The International Association of Buddhist Women) đã đưa ra lời xác nhận rằng bà Jacquetta là nữ tuyên úy Phật giáo đầu tiên cho ngành cứu hỏa, và người ta tin rằng bà là người thứ tư giữ cương vị tuyên úy Phật giáo cho ngành cứu hỏa; người tuyên úy Phật giáo đầu tiên cho ngành cứu hỏa là Đại sư Alan Urasaki, ở Hawaii, Hoa Kỳ.

Bà Jacquetta, 61 tuổi, có chồng tên là Titus cũng là một giáo thọ trong Tăng Thân Kendal (trong truyền thống Theravada). Bà nói: “Thật tuyệt vời, người ta từ khắp thế giới gửi lời chúc mừng. Tôi là phụ nữ đầu tiên, nên người ta quan tâm nhiều như thế. Y hệt như là bạn vượt khỏi một trần kính hay là vượt một cánh cửa kính, đó là điều làm người ta quan tâm.”

Trong cương vị mới ở ty cứu hỏa và cứu hộ Staffordshire Fire and Rescue Service, bà Jacquetta cùng 2 nhà sư Phật giáo khác. Hai vị này cũng dạy ở trung tâm Kendal's Fellside Centre - Đại sư Pidiville Piyatissa và Đại sư Galpottayaye Pemananda.

Hồi năm ngoái, bà cũng giữ chức tuyên úy tạm thời ở ty cứu hỏa East Sussex Fire and Rescue Service.

Tuyên úy ngành cứu hỏa nghĩa là “phục vụ nhưng không thuộc ngành cứu hỏa,” và bất kỳ lúc nào cũng có thể được kêu cho các trường hợp cấp cứu hay để giúp chăm sóc các lính cứu hỏa và nhân viên thường phục bằng cách lắng nghe và giữ bí mật những gì được nghe.

Jacquetta nói, “Truyền giáo cho bất kỳ tôn giáo nào cũng bị cấm. Tuyên úy ở đây là phục vụ cho mọi tín đồ mọi tôn giáo và cả người vô tôn giáo.”

Bà Jacquetta có bộ đồng phục Staffordshire đầy đủ, cả giày mũi thép, và đối với ty Sussex bà có chiếc áo khoác màu xanh da trời mang huy hiệu tuyên úy cứu hỏa.

Cha của bà Jacquetta là cụ John Newbery, đã từ trần hồi tháng 3-2015, đã hạnh phúc về cương vị tuyên úy ngành cứu hỏa của bà.

Trong cương vị lính cứu hỏa hàng đầu trong Lữ Đoàn Cứu Hỏa London, một thời gian ngắn trước Thế Chiến 2, cụ đã cố vấn cho Đại sứ Mỹ hãy bảo vệ các xà gỗ dưới mái tòa đại sứ nên sơn bằng chất asbestos để ngừa cháy.

Bà Jacquetta chia sẻ đam mê của cha trong việc giữ an toàn cho mọi người, và muốn có thêm phụ nữ trong ngành cứu hỏa.

Bà đã tích cực nối kết hợp tác giữa ty cứu hỏa Kendal Fire Station và nhiều nhóm tôn giáo khác nhau, và bản thân bà cũng tham dự nhóm điều hành của Faith and Fire, một chương trình hợp tác giữa Hội Các Trưởng Ty Cứu Hỏa (Chief Fire Officers' Association), các ty cứu hỏa và cứu hộ, và các nhóm tôn giáo để tạo ra sự tương kính.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8362)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.