Nepal bỏ nghi lễ thảm sát gia súc để tế thần

31/07/20153:55 SA(Xem: 9555)
Nepal bỏ nghi lễ thảm sát gia súc để tế thần

NEPAL BỎ NGHI LỄ THẢM SÁT GIA SÚC ĐỂ TẾ THẦN
Minh Quang dịch

Một chiến thắng dành cho các nhà bảo vệ động vật khi chính quyền Nepal quyết định bỏ nghi thức thảm sát gia súc để tế thần, một trong những lễ hội bị chỉ trích nhiều nhất thế giới, AFP cho hay hôm 28-7.

Nepal te than 1
Cảnh thảm sát động vật sẽ không còn xuất hiện ở Nepal - Ảnh: Reuters
Lễ hội tổ chức 5 năm một lần, thu hút hàng trăm ngàn tín đồ Hindu từ Nepal và Ấn Độ kéo đến vùng đất ở miền nam Nepal thực hiện nghi lễ giết hại hàng ngàn gia súc với niềm tin rằng điều này sẽ xoa dịu cơn tức giận của nữ thần Hindu quyền lực, Gadhimai.
“Chúng tôi đã quyết định chấm dứt nghi thức tế thần này”, theo Motilal Prasad, thư ký của Gadhimai Temple Trust, nhà tổ chức của lễ hội tế thần.

“Chúng tôi nhận thấy con vật cũng như con người. Chúng cũng có các cơ quancảm giác đau đớn như chúng ta", Prasad nói với AFP.

Lễ hội tế thần có truyền thống lâu đời ở Nepal, mỗi tín đồ đến tham dự mang theo một con trâu hoặc dê. Sau khi tiến hành nghi lễ, các tín đồ cầm dao chặt đầu con vật, được nói là "tế máu" cho thần Gadhimai để cầu hạnh phúcsức khỏe cho mình và gia đình.

“Không dễ chút nào khi từ bỏ nghi lễ đã tồn tại 400 năm nay. Chúng tôi phải mất 4 năm để thuyết phục người dân từ bỏ nghi lễ rằng họ không cần thiết phải giết hại động vật để làm vui lòng thần thánh”, Prasad nói tiếp.

Lễ hội tế thần của Nepal được xem là lễ hội thảm sát động vật lớn nhất thế giới và cũng bị chỉ trích nhiều nhất vì độ "tàn nhẫn". Lễ hội tổ chức vào tháng 11. Trong lễ hội tháng 11-2014 ở làng Bariyapur, gần biên giới với Ấn Độ, có khoảng 2,5 triệu tín đồ tham gia và giết hại 200.000 con thú, theo AFP.

Nepal te than 2
Tín đồ Hindu ở Nepal sát hại động vật - Ảnh: AFP
Các nhà bảo vệ động vật vui mừng trước quyết định này của Nepal sau nhiều năm cùng với chính phủ và chính quyền địa phương thuyết phục người dân thay đổi suy nghĩ.
"Đó là một nỗ lực mất nhiều thời gian... chúng tôi đã rất kiên trìcuối cùng đã thành công", ông Manoj Gautam, Chủ tịch Mạng lưới vì động vật Nepal cho biết.

"Chúng tôi nhận thấy con người là nạn nhân của sự mê tín; vì vậy xây dựng nhận thức cho dân chúng rất quan trọng. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thấy một lễ hội không đổ máu vào năm 2019", Gautam nói với AFP.
Lễ hội xuất hiện đầu tiên ở làng Bariyapur từ nhiều thế kỷ trước. Theo truyền thuyết của người Nepal, nữ thần Gadhimai từng xuất hiện trước một tù nhân trong giấc mơ của ông ta và yêu cầu ông lập cho bà một ngôi đền. Khi tỉnh dậy, ông thấy xiềng xích trói mình đã bị phá bung. Ông rời khỏi nhà tù và về nhà xây đền thờ. Sau đó, ông giết 1 con vật để tế thần tạ ơn. Người dân thấy vậy làm theo cho đến ngày hôm nay.

Người dân Nepal vừa trải qua 2 trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử nước này, hơn 8.800 người thiệt mạng. Nhiều người nói đó là sự "giận dữ của thần linh".

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2015(Xem: 26261)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.