Thầy Matthieu Ricard nói về robot

25/01/20164:41 CH(Xem: 9095)
Thầy Matthieu Ricard nói về robot

THẦY MATTHIEU RICARD NÓI VỀ ROBOT
Văn Công Hưng dịch

Thời đại của robot đang đến! Điều này có thể làm một số người quan ngại, nhưng tu sĩ Phật giáo Matthieu Ricard lại không lo lắng về tương lai của nhân loại, bởi vì máy móc thiếu nhân tính cơ bản.

"Chúng không biết ơn. Chúng không cảm thấy hận thù. Chúng chỉ làm những gì chúng được lập trình, ngay cả khi chúng đang khá vô cùng thông minh", thầy Ricard nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hôm thứ Năm tuần trước (21-1).

thay mathieuThầy Matthieu Ricard trả lời báo chí - bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ

"Chúng có thể giúp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, làm tất cả mọi thứ, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng sẽ thay thế cái cốt lõi của của nhân loại, theo đó, đối với tôi, là lòng tốt", thầy nói thêm.

Một phân tích các dự án được công bố đầu tuần này cho thấy robot và trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến việc mất 5,1 triệu việc làm trên toàn thế giới vào năm 2020. Mối quan tâm robot có thể thay thế nhân công giá rẻ đã tồn tại từ nhiều năm nay.

Thầy Ricard gợi ý nên nhìn sự việc ở mặt tích cực của nó. Không có gì sai với máy móc và công nghệ - giá trị là ở cách chúng ta sử dụng chúng.

"Vấn đề nhân tạo cần phải được giải quyết bằng giải pháp nhân tạo", Ricard nói.

Văn Công Hưng (Theo Huffington Post & Giác Ngộ)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.