Thư Viện Hoa Sen

Đức Đạt Lạt Lai Lạt Ma Viếng Thăm Nhật Bản

12/11/201610:14 SA(Xem: 8646)
Đức Đạt Lạt Lai Lạt Ma Viếng Thăm Nhật Bản

ĐỨC ĐẠT LẠT LAI LẠT MA VIẾNG THĂM NHẬT BẢN
La Sơn Phúc Cường

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với báo chí tại sân bay Narita, Nhật BảnNgày 09 tháng 11 năm 2011, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Nhật Bản trong chuyến viếng thăm lần thứ 23 tới đất nước này.

Cung đón ngài tại sân bay Narita có đại diện của Lungtok, ngài Hirao Kouich, Hiệu trưởng trường Trung học Seifu, đại diện Đại sứ Ấn Độ và các nhà tổ chức chính sự kiện này. Chia sẻ ngắn gọn với giới truyền thông tại sân bay, ngài cho rằng mối quan tâm của ngài là gặp gỡ giới trẻ bởi vì họ sẽ đảm nhận trọng trách tạo ra một thế giới an bình, hạnh phúc hơn. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị tinh thần và chỉ rõ rằng sự phát triển vật chất thôi sẽ không mang lại sự an lạc nội tâm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 500 thính chúng tại chùa Higashi Honganji, Kyoto, Nhật BảnNgài tới ngôi chùa Higashi Honganji và được đích thân ngài trụ trì Otani Choujyun cung đón. Ngài đã bày tỏ rất vinh dự được viếng thăm ngôi chùa lịch sử này. Khi viếng thăm nhiều nước không theo truyền thống Phật giáo, ngài đã rất cẩn trọng trong việc chia sẻ Phật pháp. Tuy nhiên ở một nước theo truyền thống Phật giáo như Nhật Bản, ngài luôn khuyên thính chúng hãy là người Phật tử của thế kỷ 21. Là Phật tử của thế kỷ 21 cần phải có sự tu họcchính kiến về những lời Phật dạy, phải hiểu được ý nghĩa của Tam bảo, chỉ có thuần túy đức tin mà không có hiểu biết thì không đầy đủ.

Sau khi trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh, ngài luận giảng rằng, Dharani “Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha” cho ta thấu hiểu về tính không và năm thứ lớp thực hành trên con đường đạo. Ngài cũng chia sẻ rằng nội dung chính của Kinh Bát Nhã là giúp thấu hiểu tính không và trong truyền thống Tạng truyền cần phải tu học khoảng 20 đến 30 năm về vấn đề này.

Thính chúng đặt câu hỏiMột nhà hoạt động hòa bình đặt câu hỏi bằng cách nào bà có thể áp dụng tri kiến về tính không trong công việc của mình. Ngài cho rằng bà nên giành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tư duy về tính không. Điều này rất quan trọng. Ngài tri ân công việc mà bà đang làm nhưng nhấn mạnh rằng hòa bình đích thực phải được xuất phát từ trong nội tâm. “Hòa bình không phải chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh hay bạo lực, hòa bình có ý nghĩa sâu sắc hơn như vậy. Nuôi dưỡng một tâm từ bi mới thực sự đem lại sự an bình đích thực. Chỉ có phát triển niềm an bình đích thực thì mới có thể tạo ra những cá nhân an bình, những cộng đồng an bình và nền hòa bình cho toàn thể xã hội loài người. Chúng ta đang nói về một thế giới phi quân sự hóa, nhưng trước hết cần phải xóa bỏ được sự hận thù trong nội tâm. Mặc dù trong đời này của mình, có thể tôi không được chứng kiến nền hòa bình trên khắp thế giới nhưng tôi tin tưởng rằng nếu chúng ta nỗ lực ngay từ bây giờ thì thế giới sẽ trở nên an bình hơn trong những năm tới của thế kỷ 21.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ tại chùa Higashi Honganji, Kyoto, Nhật BảnMột câu hỏi được đưa lên là bằng cách nào có thể đưa từ bi tâm vào trong việc kinh doanh. Ngài cho rằng tất cả các hành động phụ thuộc vào động cơ phía sau. Ngày nay, hệ thống giáo dục hướng quá nhiều tới các mục tiêu vật chất, chúng ta cần một hệ thống quan điểm toàn diện hơn. Ngày nay mặc dù sự tiến bộ trong khoa học, công nghệ mạnh mẽ nhưng có rất nhiều vấn nạn diễn ra, đặc biệt bởi lý do chúng ta thiếu các nguyên tắc đạo đức. Chúng ta cần nuôi dưỡng từ bi tâm và sự tôn trọng lớn hơn cho các chúng sinh khác. Khi hành động bị thúc đẩy bởi sân hận thì sẽ dẫn tới kết quả gây tổn hại. Hành động được thúc đẩy bởi động cơ từ bi sẽ mang lại kết quả lợi lạc.

Cuối buổi gặp gỡ, ngài cũng trụ trì ngôi chùa cùng đưa ra một lời khuyên chung cho thính chúng: “Mục đích đời sống của chúng tahạnh phúc. Đức Phật đã dạy về con đường tận trừ khổ đau và đạt tới niềm an lạc.

Để có thể có được niềm an lạc, chúng ta phải biết nhận ra được lòng tốt của người khác, lòng tốt của cha mẹ chúng ta, của anh chị em, vợ chồng, huynh đệ, thầy cô giáo, tất cả hữu tình chúng sinh và thậm chí cả môi trường tự nhiên. Nhận ra lòng tốt của người khác sẽ giúp chúng ta khai phát được từ bi tâm tới mọi người. Dựa trên giáo pháp của đức Phật, tất cả chúng ta có mặt nơi đây ngày hôm nay để hứa nguyện làm những điều tốt đẹp nhất tạo ra một xã hội tốt đẹp nhất để lợi ích mọi người trong xã hội và trên khắp toàn thế giới.”

La Sơn Phúc Cường trích dịch từ www.Dalailama.com/news

 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: